Facebook Twitter youtube Tiktok

Bỏ viên chức suốt đời: Thay đổi để hướng tới cung cấp dịch vụ công tốt hơn

Từ 1/7, viên chức sẽ ký hợp đồng xác định thời hạn, "xoá bỏ suy nghĩ cứ vào được nhà nước là ổn định hoàn toàn", theo đại diện Bộ Nội vụ.

Từ ngày (1/7), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức chính thức có hiệu lực. Một trong những điểm mới của luật là sẽ không giữ hợp đồng “không xác định thời hạn”, hay nói cách khác là không còn hình thức biên chế suốt đời với viên chức. Đây được xem là giải pháp hữu hiệu trong việc nâng cao hiệu quả làm việc của đội ngũ những người cung cấp những dịch vụ công thiết yếu cho xã hội; từng bước xoá bỏ tình trạng chây ì, làm việc kém hiệu quả.

Tuy vậy, quy định được đánh giá là tiến bộ ấy có xoá bỏ được tình trạng “sáng cắp ô đi tối cắp ô về” của một bộ phận người lao động trong các đơn vị sự nghiệp công lập nói riêng và cơ quan Nhà nước nói chung hay không? Phóng viên VOV có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Tư Long, Phó vụ trưởng Vụ công chức viên chức, Bộ Nội vụ về vấn đề này.

bo vien chuc suot doi: thay doi de huong toi cung cap dich vu cong tot hon hinh 1

Ông Nguyễn Tư Long, Phó vụ trưởng Vụ Công chức Viên chức, Bộ Nội vụ. Ảnh: Hoàng Thuỳ

Cần có khái niệm đúng về biên chế suốt đời

PV: Thưa ông, phải chăng quy định “xoá bỏ hợp đồng không thời hạn”, hay nói cách khác là bỏ biên chế vĩnh viễn là để giải quyết tình trạng một bộ phận viên chức làm việc kém hiệu quả như những năm vừa qua?

Ông Nguyễn Tư Long: Trước tiên, theo tôi chúng ta cần có khái niệm đúng về biên chế suốt đời. Thực ra biên chế suốt đời là cách gọi dân dã, thân thuộc từ trước đến nay. Thực tế trong trong hệ thống pháp luật của chúng ta từ trước đến nay cũng có những cơ chế để loại bỏ những người làm việc không hiệu quả, không đáp ứng được yêu cầu của công việc. Nghĩa là, nếu đánh giá 2 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ thì sẽ bị buộc thôi việc.

Tuy nhiên, công tác đánh giá của chúng ta từ xưa đến nay không hiệu quả và chưa đi vào thực chất. Chính vì vậy, việc loại bỏ những người làm việc không hiệu quả ra ngoài còn rất nhiều hạn chế. Từ đấy, chúng ta đã hình thành tư duy “đã biên chế vào hệ thống viên chức, công chức thì chỉ có vào mà không có ra, rồi sáng cắp ô đi tối cắp ô về”. Lần sửa đổi này, thực hiện chủ trương của Trung ương thì Chính phủ trình Quốc hội và đã thông qua Quy định, viên chức được tuyển dụng từ ngày 1/7/2020 trở đi sẽ ký hợp đồng xác định thời hạn. Như vậy, có nghĩa từ ngày 1/7 trở đi, những người được tuyển dụng mới phải ký hợp đồng xác định thời hạn, còn những người mà đã được tuyển dụng trước ngày 1/7 thì vẫn tiếp tục thực hiện như quy định pháp luật hiện hành.

PV: Thưa ông, có thể nói quy định xoá bỏ hợp đồng không xác định thời hạn hay nói cách khác là bỏ biên chế suốt đời từ 1/7 năm nay được dư luận hết sức ủng hộ. Nếu thực hiện tốt, quy định đó sẽ giúp ích như thế nào trong việc tuyển lựa, giữ lại nguồn nhân lực trong các đơn vị sự nghiệp công lập?

Ông Nguyễn Tư Long: Thực ra đây cũng chỉ là một giải pháp mà thôi. Căn cơ nhất vẫn là phải thực hiện chủ trương làm sao để các đơn vị sự nghiệp công lập ngày càng đứng vững được trên đôi chân của mình. Tức là chủ trương xã hội hóa và tự chủ hoàn toàn. Chỉ có tự chủ hoàn toàn và đề cao quyền cũng như trách nhiệm của người đứng đầu thì hệ thống đơn vị sự nghiệp công lập cũng như chất lượng cung cấp dịch vụ công cho xã hội mới ngày một tốt lên được.

PV: Rõ ràng, so với thông lệ quốc tế, bỏ biên chế suốt đời với viên chức là một chính sách tốt, nhưng thực thi chính sách đó ra sao cho triệt để lại là việc cần bàn. Ông có cho rằng: muốn thực hiện hiệu quả chính sách này, người đứng đầu cơ quan phải thực sự công tâm và gương mẫu?

Ông Nguyễn Tư Long: Tôi cho rằng đây cũng chỉ là một trong những chính sách, quan trọng nhất hiện tại chúng ta đang thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Thứ nhất là phải cơ cấu lại tổ chức bộ máy của các đơn vị sự nghiệp công lập. Thứ hai, từ cơ cấu tổ chức bộ máy, thực hiện nhiệm vụ, chức năng như thế nào và xây dựng các vị trí việc làm. Cùng với đó, để công tác quản lý đội ngũ viên chức tốt, đánh giá được chính xác thì phải xây dựng được hệ thống vị trí việc làm, hệ thống những tiêu chí đánh giá của từng đơn vị. Đây là điều rất quan trọng và là trách nhiệm của người đứng đầu

Giám sát sự công tâm của người đứng đầu

PV: Thưa ông, một trong những băn khoăn với người lao động trong cơ quan nhà nước hiện nay là khi thực hiện bỏ biên chế suốt đời, quyền lực trong tay người đứng đầu đơn vị rất lớn. Vậy Bộ Nội vụ cần phải ban hành tiêu chuẩn đánh giá cán bộ theo những tiêu chí cụ thể nào để họ chọn người làm được việc thay vì chọn những người chỉ “biết nghe lời, biết làm hài lòng cấp trên”?

Ông Nguyễn Tư Long: Trước tiên, để có lựa chọn thật tốt nhưng cũng phải bảo đảm quyền lợi ích của người lao động thì trong luật cũng đưa ra một quy định, tạm gọi là giới hạn quyền lực của người đứng đầu.

Theo đó, nếu người lao động mà là viên chức sau thời gian làm việc theo hợp đồng có thời hạn và được đánh giá là hoàn thành tốt công việc. Đồng thời, đơn vị đấy còn nhu cầu và đúng với vị trí việc làm, thì bắt buộc phải ký hợp đồng lao động với chính người đấy, chứ không được đơn phương cắt hợp đồng với người này và đi ký với người khác. Cái này trong luật quy định tương đối rõ.

Còn việc làm sao lựa chọn được những người chính xác nhất mà không phải là con ông cháu cha hay là chỉ biết nghe lời hài lòng cấp trên. Việc này, theo chúng tôi, pháp luật cũng chỉ quy định những nguyên tắc và những hạn chế cơ bản, còn thực thi chính sách mới là cái quan trọng. Và thực thi chính sách thì nằm ở sự công tâm và trách nhiệm gương mẫu của người đứng đầu. Tuy nhiên, cũng sẽ có những cơ chế để giám sát các cơ quan nhà nước cũng như các tổ chức nhân dân, đoàn thể, giám sát việc thực hiện quyền của người đứng đầu.

PV: Thật là khó để giám sát sự công tâm của người đứng đầu khi mà quyền lực được trao cho người đó. Vậy, theo ông có cách nào để kiểm soát quyền lực của người đứng đầu nhằm tránh lạm quyền và dẫn tới ưu ái hay là trù dập người lao động hay không?

Ông Nguyễn Tư Long: Pháp luật của chúng ta tương đối đầy đủ về việc tránh, chống sự lạm quyền. Ban Chấp hành Trung ương Đảng đợt vừa rồi cũng đưa ra rất là nhiều Chỉ thị. Tuy nhiên, làm sao có thể chống được sự lạm quyền của người đứng đầu, tôi cho rằng, đầu tiên phải xem lại cái cách thể chế, những quy định nào liên quan đến quyền. Bao giờ quyền cũng đi đôi với giám sát thực hiện quyền lực đấy. Trước tiên, chúng ta cần phải phát huy chính các thế mạnh của những tổ chức bên trong nội tại, ví dụ như là tổ chức công đoàn. Đây là một tổ chức bảo vệ quyền lợi của người lao động. Chính vì vậy, tổ chức Công đoàn cũng phải đứng lên, đưa ra tiếng nói của người lao động. Nhưng hơn ai hết, chính người lao động phải bảo vệ quyền lợi của mình. Nếu có việc trù dập, hay có những hành vi lạm hay tham nhũng thì chính những người đấy là những người mà bảo vệ quyền lợi ích của mình không ai không ai hơn họ.

Người tài được trân trọng trong khu vực Nhà nước

PV: Biên chế là một cái gì đó rất hấp dẫn đối với khu vực công lập và khi chúng ta bỏ biên chế đi thì làm thế nào chúng ta có được chế độ đãi ngộ xứng đáng để những người có khả năng làm việc ở lại với cơ quan nhà nước mà không chuyển sang các lĩnh vực kinh tế khác thưa ông?

Ông Nguyễn Tư Long: Theo tôi, nếu chỉ nhìn một khía cạnh là tiền lương hoặc thu nhập hợp pháp thì không chỉ Việt Nam mà cả các nước trên thế giới đều rất khó để khu vực công có thể cạnh tranh với khu vực tư. Luôn luôn khu vực tư người ta có nguồn lực nhiều hơn.

Trả lời câu hỏi này, ở đây xuất phát từ hai phía. Thứ nhất, về phía nhà nước cũng phải tạo ra một cơ chế, cơ chế làm sao để người có tài năng thực sự được trân trọng.

Thứ hai là trao cho người ta một cơ hội, để người ta có điều kiện cống hiến, có một vị trí việc làm phù hợp hoặc chỉ là thay đổi cách thức làm việc để người ta thực sự có thể cống hiến.

Ở chiều ngược lại thì về phía người lao động, tạm gọi là người có tài năng cũng cần có tư duy là mình làm việc này tốt cho xã hội. Có nghĩa là công việc này mình làm tốt cho xã hội, phạm vi ảnh hưởng của nó rất là lớn. Theo tôi, trong trường hợp này phải xuất phát từ cả hai phía. Nếu chỉ nhìn về quyền lợi vật chất thì quả thực là khu vực công rất khó có thể cạnh tranh được với khu vực tư. Tuy nhiên, trong thời gian tới, hy vọng là với những chính sách đổi mới, cụ thể là đề án cải cách tiền lương thì thu nhập của đội ngũ công chức, viên chức - những người làm trong trong hệ thống nhà nước cũng được cải thiện.

PV: Từ trước tới nay, một trong những khó khăn trong tinh giản biên chế là rất khó để loại viên chức ra khỏi bộ máy vì vướng biên chế suốt đời. Vậy tới đây thì cần phải có những biện pháp nào để xử lý với những viên chức không làm được việc để thanh lọc bộ máy?

Ông Nguyễn Tư Long: Từ trước đến nay thì chúng ta vẫn có cơ chế, tức là đánh giá 2 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ thì buộc thôi việc. Tức là cái biên chế suốt đời, viên chức suốt đời của chúng ta là một cách nói nhưng làm như thế nào là cả một câu chuyện dài. Quan trọng nhất lúc này, chúng ta phải hoàn thiện những tiêu chí đánh giá đối với các viên chức hoạt động trong từng lĩnh vực.

PV: Thưa ông, trong quy định mới thì biên chế suốt đời vẫn được sử dụng với một số trường hợp cụ thể là giáo viên vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Vậy liệu các điều kiện đó có tạo ra kẽ hở để viên chức được tuyển dụng vào vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn sau khi được tuyển vào biên chế lại xin chuyển về những thành phố lớn để hưởng biên chế suốt đời hay không?

Ông Nguyễn Tư Long: Đây là một câu hỏi rất hay và khi xây dựng chính sách, chúng tôi cũng đã tính đến việc này. Đây là một chính sách thu hút đối với người lao động, đặc biệt là đội ngũ giáo viên, bác sỹ về công tác tại vùng sâu, vùng xa. Thế thì cũng phải tạo cho đội ngũ này một sự ổn định. Tuy nhiên, thực tế cũng có những trường hợp lợi dụng xin người đấy xong rồi quay ngược lại. Trong quy định mới, chúng tôi cũng quy định rất rõ, phải công tối thiểu bao nhiêu thời gian, thời gian bao lâu thì mới được xin quay trở lại trên điều động đi chỗ khác.

PV: Xin cảm ơn ông./.

Theo VOV

Tin liên quan

Bồi dưỡng đào tạo nghiệp vụ cho 2.644 lượt công chức, viên chức Hải quan

Bồi dưỡng đào tạo nghiệp vụ cho 2.644 lượt công chức, viên chức Hải quan

(HQ Online) - Từ đầu năm 2024, Tổng cục Hải quan đã triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của Ngành đạt hiệu quả tích cực. Theo đó, trong 6 tháng đầu năm, Trường Hải quan Việt Nam đã tổ chức đào tạo được 53 lớp với 2.644 lượt công chức, viên chức.
Cải cách tiền lương: Vẫn còn nhiều việc phải làm

Cải cách tiền lương: Vẫn còn nhiều việc phải làm

(HQ Online) - Là một trong những chính sách lớn và quan trọng của Đảng và Nhà nước, cải cách tiền lương luôn được người lao động hết sức quan tâm và ủng hộ. Lần điều chỉnh tiền lương từ 1/7 tới đây không chỉ đơn thuần là tăng lương, tăng thu nhập mà còn mang tính cải cách toàn diện gắn với nâng cao chất lượng và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức đồng thời gắn với vị trí việc làm, gắn với tăng cường trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương trong công tác cán bộ.
Bộ Tài chính hướng dẫn xác định kinh phí thực hiện tinh giản biên chế

Bộ Tài chính hướng dẫn xác định kinh phí thực hiện tinh giản biên chế

(HQ Online) - Thông tư số 13/2024/TT-BTC hướng dẫn việc xác định nguồn kinh phí và việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế vừa được Bộ Tài chính ban hành.
Xuất khẩu sang EU sẽ có nhiều khởi sắc trong 2021

Xuất khẩu sang EU sẽ có nhiều khởi sắc trong 2021

(HQ Online) - Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đánh giá về kinh tế 2020 và nhận định về tăng trưởng kinh tế 2021.
Doanh nghiệp Việt Nam luôn có lợi thế “sân nhà” trong cuộc cạnh tranh từ FTA

Doanh nghiệp Việt Nam luôn có lợi thế “sân nhà” trong cuộc cạnh tranh từ FTA

(HQ Online) - Năm 2020, việc thực thi các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã mang lại nhiều kết quả rất tích cực, dù nền kinh tế trong nước đứng trước nhiều thách thức. Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, bà Nguyễn Thị Thu Trang (ảnh), Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, các cơ quan nhà nước vẫn còn nhiều việc để triển khai thực thi hiệu quả FTA, còn các doanh nghiệp cũng phải tự nỗ lực để cải thiện năng lực cạnh tranh một cách chắc chắn để không thua trên “sân nhà”.
Yếu tố nào tác động đến tăng trưởng kinh tế giai đoạn năm 2021-2025?

Yếu tố nào tác động đến tăng trưởng kinh tế giai đoạn năm 2021-2025?

(HQ Online) - Dự thảo báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 trình Đại hội XIII của Đảng đã đưa ra mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 5 năm khoảng 6,5-7%. Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, PGS.TS. Phạm Thế Anh, Trưởng bộ môn Kinh tế vĩ mô, trường Đại học Kinh tế quốc dân, kinh tế trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho rằng, kết quả như trên sẽ đạt được nếu Việt Nam có những đột phá chiến lược, vượt trội hơn nhiều quốc gia khác.
Gói hỗ trợ 4.000 tỷ đồng là tin vui lớn của doanh nghiệp

Gói hỗ trợ 4.000 tỷ đồng là tin vui lớn của doanh nghiệp

(HQ Online) - TPHCM dự kiến triển khai gói tín dụng 4.000 tỷ đồng với lãi suất 0% hỗ trợ cho doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực đang bị tác động bởi dịch Covid-19. Báo Hải quan đã có cuộc trao đổi với ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM (HUBA) xung quanh gói hỗ trợ này.
Năm 2021, doanh nghiệp dệt may phải thúc đẩy chuỗi sản xuất

Năm 2021, doanh nghiệp dệt may phải thúc đẩy chuỗi sản xuất

(HQ Online) - Nhận định về năm 2021, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho rằng, sức mua thị trường năm 2021 vẫn sẽ dậm chân tại chỗ, không có sự tăng trưởng đột phá nếu tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp dệt may dễ dàng khai thác lợi ích của các hiệp định đã có và thúc đẩy chuỗi sản xuất trong khu vực.
Mở đường cho "cây trăm tỷ" thạch đen xuất khẩu  sang Trung Quốc

Mở đường cho "cây trăm tỷ" thạch đen xuất khẩu sang Trung Quốc

(HQ Online) - Ngày 8/12, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) và Tổng cục Hải quan Trung Quốc ký Nghị định thư về XK thạch đen của Việt Nam sang Trung Quốc tại cuộc họp trực tuyến giữa hai bên. Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) đánh giá, với việc mở cửa được thị trường Trung Quốc, XK "cây trăm tỷ" của Việt Nam sẽ tốt hơn, mang lại thu nhập cao hơn cho người dân.
Người phát ngôn Bộ Công an: Cần phân biệt pháo hoa và pháo hoa nổ để tránh vi phạm

Người phát ngôn Bộ Công an: Cần phân biệt pháo hoa và pháo hoa nổ để tránh vi phạm

(HQ Online) - Liên quan đến Nghị định 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 11/1/2021, đang được người dân trong cả nước quan tâm, tìm hiểu. Thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng Bộ Công an, Người phát ngôn Bộ Công an vừa có buổi trao đổi với báo chí về vấn đề này.
Ngân hàng cung cấp thông tin  cho cơ quan Thuế:  Hiểu đúng, hiểu đủ  để tránh hoang mang

Ngân hàng cung cấp thông tin cho cơ quan Thuế: Hiểu đúng, hiểu đủ để tránh hoang mang

(HQ Online) - Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý Thuế đưa ra yêu cầu các ngân hàng thương mại phải cung cấp thông tin về tài khoản thanh toán của người nộp thuế theo đề nghị của cơ quan Thuế. Điều này dấy lên những lo ngại về việc bảo mật thông tin khách hàng. Tuy nhiên, khi trao đổi với Phóng viên Báo Hải quan, theo chuyên gia tài chính – ngân hàng TS. Nguyễn Trí Hiếu (ảnh), pháp luật đã có quy định rất rõ ràng, những ai vi phạm đều sẽ bị xử lý.
Nên công khai những người sử dụng bằng giả

Nên công khai những người sử dụng bằng giả

(HQ Online) - Xung quanh việc cấp và sử dụng bằng giả xảy ra tại trường Đại học Đông Đô, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Lê Viết Khuyến, Trưởng ban Hỗ trợ chất lượng giáo dục, Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng.
Ngành Hải quan tập trung cao điểm ngăn hàng lậu dịp tết Tân Sửu 2021

Ngành Hải quan tập trung cao điểm ngăn hàng lậu dịp tết Tân Sửu 2021

(HQ Online) - Trước nguy cơ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, đặc biệt là dịp cao điểm trước, trong và sau tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 tăng cao, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) Nguyễn Hùng Anh đã trả lời phỏng vấn Báo Hải quan về các biện pháp của lực lượng Hải quan sẽ triển khai trong thời gian tới.
Hải quan chủ động sát cánh cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn

Hải quan chủ động sát cánh cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn

(HQ Online) - Trước thềm hội nghị đối thoại của Bộ Tài chính với DN về chính sách và thủ tục hành chính thuế, hải quan năm 2020, diễn ra ngày 24/11 tại Hà Nội và 27/11 tại TP Hồ Chí Minh, Báo Hải quan có cuộc trao đổi với ông Kim Long Biên, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Tổng cục Hải quan các nội dung liên quan hội nghị này.
Mức độ hài lòng của DN, sự tín nhiệm của người dân đối với ngành Hải quan  đã tăng lên nhiều lần

Mức độ hài lòng của DN, sự tín nhiệm của người dân đối với ngành Hải quan đã tăng lên nhiều lần

(HQ Online) - Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhấn mạnh, trong bối cảnh kinh tế đang chịu nhiều ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, mối quan hệ đối tác giữa Hải quan với doanh nghiệp ngày càng được cải thiện, giúp doanh nghiệp thuận lợi trong thương mại, gia tăng uy tín của Việt Nam trong hội nhập quốc tế.
Doanh nghiệp trong nước cũng có hoạt động chuyển giá

Doanh nghiệp trong nước cũng có hoạt động chuyển giá

(HQ Online) - Các quy định về quản lý thuế doanh nghiệp có giao dịch liên kết tại Việt Nam đã đảm bảo đủ cơ sở pháp lý, phù hợp với thông lệ quốc tế, không có sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. Đó là khẳng định của ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế khi nói về những nội dung của Nghị định 132/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 5/11/2020.
Xem thêm
cty-toan-phat-tu-1892024
peugeot-viet-nam
banner-hd-bank-hd-dai-han-den-31122024
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250

Tin mới

Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ

Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ

Nhờ kết quả tăng trưởng tích cực của quý 3/2024, cũng như những điểm sáng trong 10 tháng năm 2024, nhiều tổ chức quốc tế đã nâng dự báo tăng trưởng GDP cả năm 2024 ước đạt từ 6,8 - 7%, cao hơn nhiều so với các dự báo trước đó.
Chuyến “xuất ngoại” không hẹn ngày về

Chuyến “xuất ngoại” không hẹn ngày về

Với hành vi vận chuyển 70kg ma tuý, chuyến “xuất ngoại” của 5 vị khách người Lào đã không hẹn ngày trở về.
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội

Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội

Nhiều luật và bộ luật mới ban hành đã có các giải pháp mang tính đột phá, gỡ bỏ nhiều vướng mắc về cơ chế, thuế và lãi suất để hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội, đáp ứng nhu cầu của người có thu nhập thấp.
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại

Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại

Quốc hội thảo luận về dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Hải quan kiểm soát chặt các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép

Hải quan kiểm soát chặt các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép

Tổng cục Hải quan yêu cầu các cục hải quan tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi khai sai tên hàng, chủng loại, mã số mặt hàng thép NK.
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024

Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024

(HQ Online) - Nhằm siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thi hành công vụ, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan yêu cầu toàn Ngành tổ chức triển khai và thực hiện nghiêm túc các quy định liên quan đến kỷ luật, kỷ cương hành chính; tuân thủ quy định về thực thi chuyên môn, nghiệp vụ; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, sử dụng hiệu quả trang thiết bị và tài sản công; đồng thời nâng cao tinh thần hợp tác giữa các đơn vị trong và ngoài ngành.
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp

(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp

Năm 2024, đánh dấu chặng đường 10 năm ngành Hải quan triển khai Chương trình phát triển quan hệ đối tác Hải quan-Doanh nghiệp ở 3 cấp Tổng cục, cấp cục hải quan và cấp chi cục hải quan.
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024) có các tin chính sau:
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%

(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%

Số thu ngân sách tại 10 cục hải quan tỉnh, thành phố chiếm số thu lớn của toàn ngành Hải quan đạt 297.230 tỷ đồng, tăng 11,86% so với cùng kỳ năm 2023.
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10

(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10

Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong kỳ 1 tháng 10 (1-15/10/2024) đạt gần 32 tỷ USD.
Phiên bản di động