Bộ trưởng Tô Lâm lưu ý về sự chuyển hướng của tội phạm buôn lậu
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội dành cả ngày 8/11 để thảo luận về các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2022.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp. Ảnh: Quochoi.vn |
Sự chuyển hướng rõ rệt của tội phạm buôn lậu
Báo cáo về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2022, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, năm 2022, tội phạm về trật tự xã hội giảm 6,69% song còn diễn biến phức tạp, nhất là giết người do mâu thuẫn, thù tức cá nhân, tội phạm liên quan đến “tín dụng đen”, tội phạm xâm hại trẻ em, mua bán người, xâm phạm sở hữu, chống người thi hành công vụ… Đã điều tra, khám phá đạt tỷ lệ 86,94%, trong đó án rất nghiêm trọng đạt 95,12%, án đặc biệt nghiêm trọng đạt 96,27%, vượt chỉ tiêu Quốc hội giao.
Theo Bộ trưởng Tô Lâm, tội phạm tham nhũng, kinh tế, buôn lậu diễn biến rất phức tạp. Nổi lên là sai phạm trong các lĩnh vực chứng khoán, phát hành trái phiếu doanh nghiệp, đấu thầu, đấu giá, mua sắm công, y tế, giáo dục, đất đai, tài chính, ngân hàng, tài nguyên, khoáng sản, phòng, chống dịch bệnh...
Bộ trưởng Bộ Công an cũng nhấn mạnh đến những sai phạm trong hoạt động đấu thầu, đấu giá, mua sắm công, tập trung vào khâu thẩm định giá, thẩm định thầu… Tội phạm, vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực kinh tế trọng điểm với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, gây thiệt hại ngày càng lớn như quản lý ngân sách nhà nước, đầu tư công, cổ phần hóa, y tế, giáo dục, đất đai.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Tô Lâm khẳng định, Chính phủ đã tập trung điều tra các vụ án, vụ việc kinh tế, tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo. Số vụ phạm tội về trật tự quản lý kinh tế phát hiện giảm 36,68%, số vụ phạm tội về tham nhũng và chức vụ phát hiện tăng 40,97%.
Đặc biệt, Bộ trưởng Tô Lâm lưu ý về sự chuyển hướng rõ rệt của tội phạm buôn lậu từ phương thức truyền thống qua đường mòn, lối mở sang lợi dụng pháp nhân thông qua cửa khẩu chính ngạch để hoạt động; tội phạm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu xăng dầu diễn ra phức tạp ở nhiều địa phương.
Chính phủ cũng đã tập trung chỉ đạo triển khai Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 và các phương án tăng cường đấu tranh với tội phạm về ma túy trên các tuyến trọng điểm… Nhưng theo Bộ trưởng, tình hình tội phạm và tệ nạn về ma túy có dấu hiệu phức tạp trở lại sau dịch Covid-19; phát hiện nhiều đường dây ma túy từ nước ngoài vào Việt Nam qua tuyến đường bộ (chủ yếu từ hướng Lào, Campuchia), đường hàng không, chuyển phát nhanh (từ một số nước châu Âu).
Đề nghị sửa đổi các quy định liên quan đến chứng khoán và quản lý doanh nghiệp
Thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết, về tổng thể, vi phạm pháp luật và tội phạm về trật tự xã hội giảm nhưng gia tăng một số loại tội phạm diễn biến phức tạp, tính chất nghiêm trọng như các tội phạm về ma túy, cướp, cướp giật.
Về công tác phòng, chống tham nhũng, Ủy ban Tư pháp nhận xét, năm 2022, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, công tác phòng, chống tham nhũng tiếp tục được đẩy mạnh và có bước tiến mạnh, đột phá với quyết tâm chính trị cao hơn, hành động mạnh mẽ, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”; tham nhũng tiếp tục được kiềm chế, có chiều hướng thuyên giảm.
Tuy nhiên Ủy ban Tư pháp cũng chỉ ra một số hạn chế, như một số quy định còn chưa đồng bộ, thống nhất; cơ chế, chính sách về quản lý kinh tế - xã hội trên một số lĩnh vực còn thiếu chặt chẽ, chưa đáp ứng yêu cầu quản lý; một số quy định còn sơ hở, chồng chéo, dễ bị lợi dụng, dễ làm nảy sinh tham nhũng nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung, nhất là trên các lĩnh vực: quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản; đấu thầu; đầu tư, mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công; quản lý doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước tại doanh nghiệp…
Tham gia thảo luận tại hội trường về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác phòng, chống tham nhũng, các đại biểu Quốc hội đều đánh giá cao những kết quả đạt được, nhưng nhận định vẫn còn những tồn tại mà chúng ta cần phải nhìn thẳng vào sự thật để mỗi tổ chức, cá nhân trách nhiệm hơn với nhân dân.
Đại biểu Trần Thị Thanh Lam (đoàn Bến Tre) nêu thực trạng, hành vi không đóng, trốn đóng, đóng không đầy đủ bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp tiếp tục diễn biến phức tạp, kéo dài trong nhiều năm và chưa có giải pháp mạnh mẽ để xử lý. Vị này cho rằng, nếu không kiên quyết xử lý thì không những mất đi tính nghiêm minh trong tuân thủ pháp luật mà cái mất lớn hơn là niềm tin của người lao động đối với chính sách pháp luật của Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội.
Về tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy, ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội cũng đặt ra lo ngại khi tình hình có dấu hiệu phức tạp trở lại sau đại dịch, nhiều đường dây buôn bán, vận chuyển ma túy trái phép xuất hiện. Hơn nữa, theo đại biểu Hồ Thị Kim Ngân (đoàn Bắc Kạn), ma túy hiện diện khắp nơi, nhiều dạng khác nhau bằng các thủ đoạn tinh vi, các đối tượng thuận tiện trong giao dịch mua bán, nên cần có những đánh giá cụ thể, đưa ra giải pháp quyết liệt, triệt để, đảm bảo phù hợp với tình hình, nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Ngoài ra, đại biểu Phạm Đình Thanh (đoàn Kon Tum) cũng đề nghị rà soát, sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, để thực hiện hiệu quả hơn công tác đấu tranh phòng chống tội phạm ở khu vực biên giới, cửa khẩu.
Liên quan đến tội phạm và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tế, đại biểu Mai Thị Phương Hoa (đoàn Nam Định) cho biết trong thời gian qua, có những hành vi, vụ việc vi phạm trên thị trường chứng khoán, gây thiệt hại kinh tế cho các nhà đầu tư, làm ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường vốn. Nguyên nhân là do quy định của pháp luật còn có bất cập, sơ hở; sự tinh vi, liều lĩnh, bất chấp thủ đoạn của kẻ phạm tôi, sự buông lỏng quản lý của một số cơ quan có thẩm quyền. Vì thế, vị này đề nghị sửa đổi các quy định của pháp luật có liên quan đến thị trường chứng khoán và quản lý doanh nghiệp; xử lý nghiêm những cá nhân, pháp nhân thương mại trực tiếp có liên quan; tăng cường kiểm tra, giám sát doanh nghiệp…
Tin liên quan
Bóc thủ đoạn giấu ma túy, hàng cấm qua cửa khẩu quốc tế Cha Lo
06:54 | 22/12/2024 An ninh XNK
Quyết tâm bóc gỡ các đường dây mua bán, vận chuyển trái phép ma túy xuyên quốc gia
11:46 | 15/12/2024 An ninh XNK
Hợp tác chống buôn lậu, ma túy ở biên giới, cửa khẩu
14:00 | 13/12/2024 An ninh XNK
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổ chức trưng bày các thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân
16:31 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III ở mức hơn 21.000 đồng/lít
15:16 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
“Cán bộ có ô tô thuê nhà ở xã hội”
09:15 | 19/12/2024 Người quan sát
Hợp tác kết nối thị trường
07:48 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cafe Giảng
07:45 | 19/12/2024 Người quan sát
Tạp chí Hải quan đứng đầu về mức độ chuyển đổi số trong khối tạp chí Trung ương và địa phương
08:49 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Động lực từ xuất khẩu, đầu tư, công nghệ số... cho tăng trưởng kinh tế 2025
08:25 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
Liên tiếp phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm có dấu hiệu nhập lậu
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics