Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Sẽ xây dựng cả chính sách hỗ trợ doanh nghiệp “yếu”
Tiếp sức hỗ trợ gia hạn, miễn giảm thuế để doanh nghiệp phục hồi sau dịch | |
Các chính sách hỗ trợ về thuế từng bước vực dậy doanh nghiệp sau dịch |
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Ảnh: TTXVN |
Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh giúp doanh nghiệp từng bước tháo gỡ khó khăn là một trong những nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội chất vấn tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng nay 12/11/2021.
Đại biểu Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai) nhận định, việc tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp thời gian qua thực hiện tốt, nhưng vẫn còn nhiều bất cập phải giải quyết. Đáng chú ý, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo, 9 tháng đầu năm 2021 có 90.291 doanh nghiệp rút lui khỏi thịt trường.
“Mặt khác, lãi suất các ngân hàng giảm nhưng vai trò hỗ trợ doanh nghiệp chưa rõ ràng, có tới 70% doanh nghiệp không tiếp cận được nguồn vốn vay. Vấn đề này, Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần làm rõ. Nếu không giữ chân được doanh nghiệp sẽ khó phục hồi nền kinh tế”, đại biểu tỉnh Đồng Nai nói.
Trả lời nội dung chất vấn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, khó khăn của các doanh nghiệp hiện nay chủ yếu là do tổng cầu và sản lượng doanh thu giảm; khó khăn về dòng tiền; chi phí đầu vào, chi phí vận chuyển, chi phí logistics; thiếu hụt nguyên liệu; chuỗi cung ứng gián đoạn, lưu thông hàng hóa…
Sau khi có Nghị quyết 105/NQ-CP về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19 và Nghị quyết số 128/NQ-CP quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, tinh thần của các doanh nghiệp khá tích cực. Các doanh nghiệp mở cửa, tái sản xuất trở lại, hiện khoảng 92 – 96% các doanh nghiệp phía Nam đã khôi phục để mở cửa hoạt động sản xuất; 70 – 75% lao động đã quay trở lại.
Tuy nhiên thời gian qua mới tập trung hỗ trợ cho các doanh nghiệp “khỏe”, đang có doanh thu, lợi nhuận để hưởng ưu đãi giảm thuế. Các doanh nghiệp “yếu”, không có doanh thu chưa được quan tâm hỗ trợ trực tiếp các chính sách về mặt tài khóa.
“Quan điểm là chính sách chung, các doanh nghiệp được hưởng, áp dụng như nhau. Do đó, thời gian tới Bộ sẽ tham mưu Chính phủ để xây dựng các chính sách hỗ trợ cả các doanh nghiệp “yếu”, nhằm tránh đổ vỡ các doanh nghiệp”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.
Ngay sau phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng đã đăng đàn làm rõ thêm một số vấn đề liên quan.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, đại dịch Covid-19 đã tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và người dân. Khi đại dịch Covid-19 xảy ra từ năm 2020, NHNN đã vào cuộc với trách nhiệm cao. Đến nay NHNN đã giảm lãi suất 3 lần với tỷ lệ giảm từ 1-2% mỗi đợt, đây là mức giảm sâu so với các nước trong khu vực. Ngoài ra, NHNN cũng đã kêu gọi các tổ chức tín dụng giảm lãi suất đối với các khoản vay cũ và vay mới cho doanh nghiệp và người dân và đã giảm tới 1,66% so với thời điểm trước dịch.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Ảnh: TTXVN |
Nguồn tiền của các đợt giảm này lên tới 30.000 tỷ đồng và NHNN đang tiếp tục giảm lãi suất từ nay đến cuối năm. Riêng hệ thống ngân hàng thương mại đã giảm hơn 2.000 tỷ đồng với khách hàng… Nhờ có nguồn tiền này các doanh nghiệp đã tiếp cận được nguồn vốn, giảm được chi phí đầu vào. Doanh nghiệp và người dân tiếp cận được nguồn vốn kinh doanh.
Thống đốc NHNN cho biết thêm, năm 2021 chỉ tiêu lạm phát của nước ta dưới 4%, có thể đạt được. Tuy nhiên bước sang năm 2022 có thể rủi ro lạm phát lớn nên cần cân nhắc trong điều hành nền kinh tế vĩ mô.
“Trước tình hình dịch bệnh, các doanh nghiệp, người dân đã từng bước giảm chi phí hoạt động, ngân hàng giảm lãi suất vốn vay nhưng phải đảm bảo an toàn tránh tác động lan truyền. NHNN đang tích cực phối hợp với các bộ, ngành để có các gói hỗ trợ dài hạn, ổn định kinh tế vĩ mô, phòng ngừa rủi ro cho nền kinh tế”, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh.
Chia sẻ thêm về vấn đề môi trường đầu tư kinh doanh, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Việt Nam đã có bước tiến quan trọng được cộng đồng trong nước, quốc tế đánh giá cao. Việt Nam đã có các Nghị quyết về cải cách thủ tục hành chính, môi trường đầu tư và nâng cao sức cạnh tranh nền kinh tế.
Năm nào cũng có Nghị quyết như vậy với đầy đủ hệ thống giải pháp và tổ chức triển khai thực hiện mang lại kết quả tích cực. Tuy nhiên còn có những vấn đề cần rà soát, điều chỉnh để có môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, an toàn hơn, hấp dẫn cho nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài, nhất là hệ thống pháp luật.
“Tiếp đến là các thủ tục hành chính, điều kiện đất đai, mặt bằng, hạ tầng, nhân lực, thái độ thân thiện của các địa phương với các nhà đầu tư. Nếu môi trường đầu tư không tốt, các nhà đầu tư sẽ đi địa phương khác hoặc là đi nước khác. Việt Nam cần tăng cường công tác này hơn trong thời gian tới”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.
Tin liên quan
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Điều hành chính sách tài khoá và tiền tệ rất hợp lý
20:18 | 11/11/2024 Tài chính
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
18:29 | 08/11/2024 Kinh tế
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Doanh nghiệp lớn phải tiên phong giải quyết những bài toán ở tầm quốc gia
07:51 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
20:13 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuân thủ FTA thế hệ mới, cần cách làm mới về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
20:08 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Minh bạch và giảm thiểu rủi ro nhờ ESG
08:25 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
20:24 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
20:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim
20:00 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện
19:50 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông qua Luật Dược sửa đổi: Quản chặt giá thuốc, cho phép bán thuốc online
19:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Press cup 2024: Sự kiện thể thao được mong đợi hàng năm của báo giới cả nước
15:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng RON95-III về sát 20.500 đồng/lít
15:16 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
GE Vernova Foundation hỗ trợ người dân Việt Nam bị ảnh hưởng bởi bão Yagi
15:14 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics