Bộ trưởng KH&ĐT: Sẽ xin chuyển tiếp gói hỗ trợ lãi suất sang giãn, hoãn thuế
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng giải trình, làm rõ ý kiến đại biểu Quốc hội nêu tại phiên thảo luận. Ảnh: Quochoi.vn |
Xem xét gói hỗ trợ tương tự Nghị quyết 43 nhưng tăng liều lượng
Tại phiên thảo luận về tình hình thực hiện những vấn đề về phát triển kinh tế - xã hội và Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (Nghị quyết 43) vào ngày 1/11, đại biểu Trần Anh Tuấn (đoàn TPHCM) cho biết, chính sách hỗ trợ lãi suất 2% từ chương trình phục hồi phát triển kinh tế, hiện nay giải ngân chỉ được gần 2000 tỷ đồng, còn 38,5 ngàn tỷ đồng còn lại. Vì thế, đại biểu đồng tình với đề xuất của Chính phủ là kết thúc chính sách này trong thời gian tới.
Về chính sách tài khoá, theo đại biểu Trần Anh Tuấn, chính sách tài khóa đã nới rộng hơn, thuế GTGT (VAT) đã giảm từ 10% xuống 8% cho một số mặt hàng. Tuy nhiên, trong thực tế, một số doanh nghiệp gặp lúng túng trong việc áp thuế, không biết sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nào được giảm. Nên để kích cầu nền kinh tế, đại biểu đề nghị giảm thuế VAT cho tất cả mặt hàng của nền kinh tế.
Tương tự, trước những khó khăn của nền kinh tế khiến xuất khẩu suy giảm, doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng, đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TPHCM) kiến nghị Quốc hội nên có 1 kỳ họp bất thường để xem xét có một gói hỗ trợ tương tự như Nghị quyết 43 nhưng tăng liều lượng về nội dung hơn.
Giải trình và làm rõ những băn khoăn của đại biểu Quốc hội về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng nhận định đây là một chủ trương và quyết sách hết sức đúng đắn, chính xác và kịp thời của Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ. Một số chính sách của Nghị quyết 43 đã hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp, người dân và người lao động.
Bên cạnh các hỗ trợ này thì còn dành hơn 50% nguồn lực của chương trình cho đầu tư hạ tầng các dự án trọng điểm, mang tính chiến lược của quốc gia. Cụ thể là đã dành 176.000 tỷ đồng trong tổng số 337.000 tỷ đồng của cả chương trình cho đầu tư hạ tầng.
Các đại biểu Quốc hội đã nhận định, nền kinh tế nước ta đã đứng vững, từng bước phục hồi. Ảnh: Quochoi.vn |
Lý giải về việc giải ngân chính sách hỗ trợ lãi suất 2% còn chậm, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT nêu 2 lý do. Thứ nhất, chủ yếu do nền kinh tế gặp khó khăn, nên nhiều doanh nghiệp có đủ điều kiện vay lại không muốn vay vì thiếu đơn hàng. Nhưng một số doanh nghiệp muốn vay lại không đủ điều kiện vay. Thứ hai là do thiết kế chương trình rất thận trọng, trong đó người cho vay và người đi vay rất ngại trong việc hiểu thế nào là doanh nghiệp "có khả năng phục hồi", nên chưa đạt được kỳ vọng của chương trình đề ra.
Vì thế, Chính phủ đã trình Quốc hội cho phép sẽ thực hiện tiếp chương trình này đến hết năm 2023, nếu không đạt được thì sẽ hủy dự toán.
“Đây là khoản ngân sách chưa phát hành, chưa huy động nên không ảnh hưởng đến bội chi. Thay vào chính sách hỗ trợ lãi suất 2% thì sẽ chuyển tiếp sang xin giãn, hoãn thuế VAT cũng như các thuế khác để hỗ trợ cho doanh nghiệp”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu.
Đưa năng suất lao động thành động lực quan trọng
Cũng tại phần giải trình, liên quan đến những ý kiến của đại biểu Quốc hội về năng suất lao động chưa cao, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, nguyên nhân do mô hình tăng trưởng của chúng ta chưa có nhiều thay đổi, dịch chuyển cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động giữa các ngành, lĩnh vực còn chậm, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Hơn nữa, riêng năm 2023, tăng trưởng kinh tế thấp hơn so với mục tiêu, sản xuất công nghiệp, xây dựng và bất động sản khó khăn, một bộ phận lao động chuyển sang khu vực dịch vụ, chủ yếu là các ngành nghề phi chính thức và có năng suất lao động thấp hơn. Ngoài ra, một bộ phận lao động dịch chuyển việc mới nên cũng cần phải có thời gian học tập và đào tạo lại để thích nghi.
Vì thế, Bộ trưởng cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng một đề án tăng năng suất lao động dựa trên khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo. Thủ tướng cũng giao Bộ KH&ĐT xây dựng một đề án về chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động để thúc đẩy tăng năng suất và nhằm đưa năng suất lao động trở thành một động lực quan trọng cho tăng trưởng nhanh, bền vững, tận dụng được các hiệu quả cơ hội của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Bộ đã trình Thủ tướng và hy vọng sắp tới sẽ được thông qua.
Ngoài các vấn đề trên, Bô trưởng Nguyễn Chí Dũng cho hay, Chính phủ đang bám sát các nghị quyết của Trung ương, của Quốc hội để chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ lớn như tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải thiện sức cạnh tranh nền kinh tế, xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ và đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm quan trọng quốc gia.
“Trong bối cảnh khó khăn này, chúng tôi cũng rất mong Quốc hội sẽ tiếp tục đồng hành, giám sát và ủng hộ cho các chính sách Chính phủ sẽ tham mưu và trình với Quốc hội hỗ trợ cho nền kinh tế sớm phục hồi và sớm lấy lại đà tăng trưởng, đạt được các mục tiêu của năm 2023 cũng như năm 2024 và mục tiêu của 5 năm”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Phát biểu kết luận 1,5 ngày thảo luận về các vấn đề kinh tế - xã hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, các đại biểu thống nhất nhận định, năm 2024 và thời gian còn lại của cả nhiệm kỳ do tác động bất lợi từ bên ngoài và do những yếu kém nội tại của nền kinh tế bộc lộ rõ nét hơn khi gặp các khó khăn nên các đại biểu Quốc hội đề nghị theo dõi sát tình hình trong nước và trên thế giới, quyết tâm phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra cho năm 2023, năm 2024 và cho cả nhiệm kỳ. Trong đó, cần phân tích cụ thể, có giải pháp ứng phó, tháo gỡ khó khăn, điểm nghẽn trước mắt cũng như kiên định các mục tiêu dài hạn. |
Tin liên quan
Sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Hải quan 2014 để đáp ứng yêu cầu đổi mới
09:45 | 15/01/2025 Hải quan
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics