Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Chủ động xây dựng kịch bản điều hành linh hoạt chính sách tài khóa
Ấn tượng thu ngân sách nửa đầu năm 2021 | |
Kiểm soát lạm phát, phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khóa - tiền tệ | |
Ngành Tài chính triển khai hiệu quả các giải pháp chính sách tài khoá |
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc giải trình làm rõ một số ý kiến đại biểu Quốc hội nêu |
Trong phiên thảo luận tại hội trường Quốc hội chiều nay 27/7/2021, một số ý kiến đại biểu Quốc hội bày tỏ thắc mắc về vấn đề chi cho lĩnh vực khoa học công nghệ hay tình hình thu chi ngân sách nhằm đảm bảo vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế.
Giải trình làm rõ ý kiến đại biểu Quốc hội nêu, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nêu rõ, hiện nay chi thường xuyên cho khoa học công nghệ chiếm khoảng 1-1,5% GDP, bố trí chi thường xuyên đúng Nghị quyết của Quốc hội.
“Về giải ngân chi thường xuyên, lượng tồn giải ngân không nhiều do kế hoạch các địa phương và bộ, ngành giao chậm và quá trình chi tiêu sử dụng không đảm bảo được tiến độ của dự án”, lãnh đạo Bộ Tài chính nói.
Về vấn đề chế độ chi tiêu, người đứng đầu ngành Tài chính cho biết, đã có Thông tư 27/2015/TTLT-BKHCN-BTC quy định khoán chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước. Các đại biểu, nhà khoa học nếu nhận thấy Thông tư này có những điểm bất hợp lý thì phản ánh, Bộ Tài chính sẽ chủ động cùng Bộ Khoa học và Công nghệ và UBND các tỉnh sửa Thông tư.
Đáng chú ý, về ưu đãi, hiện nay, cơ chế của Luật thuế và Nghị định của Chính phủ đã có ưu đãi lớn đối với khoa học công nghệ. Ví dụ, thuế xuất nhập khẩu miễn 5 năm với lĩnh vực khoa học công nghệ, công nghệ cao.
Bên cạnh đó là tiền sử dụng đất, với địa bàn đặc biệt khó khăn áp dụng giảm cả đời dự án, những địa bàn khó khăn giảm 15 năm, những địa bàn khác được giảm 11 năm.
Thuế thu nhập doanh nghiệp cũng áp dụng được giảm 4 năm kể từ khi nhà máy đi vào sản xuất và giảm 50% của 9 năm tiếp theo.
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nhận định các chính sách đã tương đối đầy đủ.
“Cá nhân tôi không nghĩ tiền thiếu đến mức chúng ta không có sáng tạo, không có phát minh. Thế hệ trước cha ông ta không có cơ sở vật chất, không có điều kiện khoa học công nghệ dồi dào nhưng vẫn sản xuất được bom ba càng, thuốc chống sốt rét, lúa năng suất cao… Ở đây đòi hỏi chúng ta phải có một khát vọng sáng tạo, cơ chế sáng tạo, có điều kiện đi tắt đón đầu, tạo ra những con người sáng tạo”, người đứng đầu ngành Tài chính nhấn mạnh.
Bên cạnh câu chuyện chi cho khoa học công nghệ, về vấn đề tình hình thu chi ngân sách, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, hiện nay Việt Nam đứng trước đại dịch Covid-19, ảnh hưởng tới mọi vấn đề của đời sống xã hội, đặc biệt ảnh hưởng đến kinh doanh, nguồn thu và đương nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn chi.
“Chúng tôi sẽ chủ động xây dựng kịch bản để tham mưu cho Chính phủ điều hành linh hoạt chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, các công cụ quản lý kinh tế khác, đảm bảo chủ động cho vấn đề vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế", "tư lệnh" ngành Tài chính khẳng định.
Giai đoạn tới hết sức khó khăn. Trước các thách thức lớn, Bộ Tài chính sẽ tập trung tham mưu cho Chính phủ làm sao đảm bảo được nguồn thu ngân sách; tập trung thu vào các khoản thu tiềm năng như nền tảng số và những lĩnh vực như tài nguyên, khoáng sản, đất đai…. Đây là những khoản thu lâu nay không thu được.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng đề cập tới vấn đề áp dụng hóa đơn điện tử để quản lý chặt chẽ vấn đề hoàn thuế cũng như vấn đề chuyển giá; áp dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý dữ liệu… cùng với một số giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình đảm bảo nguồn thu để đảm bảo chi.
Tin liên quan
KBNN đảm bảo thu - chi ngân sách kịp thời, điều hành ngân quỹ tập trung
20:30 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2024
08:00 | 19/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng tiếp Giám đốc WB Mariam Sherman
16:13 | 13/12/2024 Tài chính
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổ chức trưng bày các thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân
16:31 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III ở mức hơn 21.000 đồng/lít
15:16 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
“Cán bộ có ô tô thuê nhà ở xã hội”
09:15 | 19/12/2024 Người quan sát
Hợp tác kết nối thị trường
07:48 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cafe Giảng
07:45 | 19/12/2024 Người quan sát
Tạp chí Hải quan đứng đầu về mức độ chuyển đổi số trong khối tạp chí Trung ương và địa phương
08:49 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Động lực từ xuất khẩu, đầu tư, công nghệ số... cho tăng trưởng kinh tế 2025
08:25 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 4 tháng 12/2024
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics