Bộ trưởng Bộ Tài chính: Tháo "nút thắt" đầu tư công cần một luật sửa nhiều luật
Tư duy nhiệm kỳ gây chậm trễ phân bổ vốn đầu tư công | |
Kiến nghị làm rõ trách nhiệm, kiểm điểm cán bộ gây chậm trễ giải ngân vốn đầu tư công | |
Giải ngân đầu tư công 4 tháng đạt 15,65% |
Các đại biểu Quốc hội tham gia thảo luận tại tổ. |
Theo đó, các đại biểu đánh giá cao những kết quả về phát triển kinh tế mà các bộ, ngành, địa phương đã đạt được trong năm 2022 và những tháng đầu năm 2023. Tuy nhiên, các đại biểu cũng chỉ rõ, diễn biến tình hình kinh tế - xã hội 4 tháng đầu năm nay tiếp tục bộc lộ những khó khăn, thách thức, gây áp lực lớn trong điều hành kinh tế vĩ mô và khả năng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng cả năm 2023.
Do đó, các đại biểu đề nghị, Chính phủ cần đặc biệt chú trọng tháo gỡ điểm nghẽn trong giải ngân vốn đầu tư công để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế…
Đại biểu Nguyễn Như So (đoàn Bắc Ninh) cho rằng, Chính phủ cần tập trung vào điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa, chính sách điều hành kinh tế vĩ mô khác một cách hợp lý. Các cơ quan cần tính toán đến áp lực lạm phát đang gia tăng để chủ động xem xét tiếp tục hạ lãi suất điều hành, hỗ trợ tăng trưởng; đồng thời kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh…
Trong khi đó, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (đoàn Lạng Sơn) đề nghị phải nhanh chóng đẩy mạnh lĩnh vực du lịch để bù đắp suy giảm về thương mại hàng hóa, hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, giảm thuế GTGT 2% để kích cầu tiêu dùng, kích thích sản xuất…
Đặc biệt, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng cần tập trung vào hỗ trợ sản xuất, xuất khẩu, với việc hỗ trợ tìm kiếm các thị trường, đối tác mới, bên cạnh đó đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, kho bãi... nhằm tiết giảm dịch vụ logistics qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Cũng về vấn đề này, đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TPHCM) cho rằng, Chính phủ đã đặt trọng tâm vào thúc đẩy 3 lĩnh vực gồm: đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Đây được xem là "cỗ xe tam mã" kéo tăng trưởng kinh tế đi lên, nhưng hiện xuất khẩu, tiêu dùng nội địa đang gặp khó, chỉ có đầu tư công còn cơ hội, nên phải lấy đầu tư công làm động lực chính.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu ý kiến. |
Phát biểu tại phiên họp tổ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc (đoàn Bình Định) cũng khẳng định, những vướng mắc mà các đại biểu Quốc hội nêu đều cần phải được tháo gỡ. Nhưng để làm được thì cần phải thực hiện một luật sửa nhiều luật, phải tập hợp những khó khăn, vướng mắc trên các lĩnh vực trên cơ sở căn cứ ý kiến của các địa phương, đại biểu Quốc hội và đoàn đại biểu Quốc hội để từ đó trình Chính phủ, trình Quốc hội sửa, tháo gỡ những nút thắt đang còn là rào cản cho phát triển hiện nay.
Liên quan tới đề xuất sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước (NSNN) để cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới các hạng mục trong các cơ sở, công trình đã có, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho rằng, không phải đến kỳ họp này mà tại kỳ họp trước của Quốc hội, Bộ Tài chính đã đề xuất để tháo gỡ vướng mắc cho các địa phương trong việc cải tạo, nâng cấp các cơ sở, công trình, không phải chờ dùng vốn của đầu tư công mà có thể chi từ nguồn chi thường xuyên.
Bộ đã nhận được sự đồng thuận của 63/63 tỉnh, thành và 20/21 bộ, ngành. Đến thời điểm trước Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV, Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm việc sử dụng kinh phí chi thường xuyên của NSNN để cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới các hạng mục trong các cơ sở, công trình đã có.
Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất, cho phép thí điểm sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên NSNN thực hiện các dự án có tổng mức kinh phí dưới 15 tỷ đồng để cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới các hạng mục trong các cơ sở, công trình đã có. Nếu được thực hiện, sẽ tháo gỡ hầu hết các vướng mắc hiện nay của các bộ, ngành, địa phương, bởi vì hiện nay, sửa chữa một cái hàng rào thì cũng chờ vốn đầu tư công là không thể thực hiện được.
Ngoài ra, Bộ trưởng cho biết, Bộ Tài chính đã lấy ý kiến và được sự đồng thuận của tất cả các bộ, ngành, địa phương, song Ủy ban Tài chính, Ngân sách đã bác đề nghị này và yêu cầu phải thực hiện theo Luật, nếu vướng mắc thì đề xuất sửa Luật Đầu tư công.
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, cần phải sửa Luật Đầu tư công, bởi hiện nay các bộ, ngành, địa phương đều vướng với quy định, có vốn mới được lập dự án và phải có dự án mới có vốn, nếu như vậy thì sẽ không thể làm được.
Ngoài ra, cũng tại phiên thảo luận, các đại biểu Quốc hội phản ánh băn khoăn của nhiều cử tri về việc điều chỉnh tăng giá điện. EVN trong các báo cáo đều khẳng định tình hình sản xuất, kinh doanh điện liên tục thua lỗ. Tuy nhiên, khoản lỗ hơn 26 nghìn tỷ đồng năm 2022 của EVN thì trong báo cáo chưa thấy làm rõ nguyên nhân và giải pháp cụ thể. Hơn nữa, các đại biểu Quốc hội cũng bày tỏ về sự lãng phí khi hàng trăm dự án năng lượng tái tạo đã được Nhà nước thỏa thuận quy hoạch, cấp phép xây dựng nhưng khi xây dựng xong lại không thể đấu nối, phát điện, trong khi nền kinh tế thiếu điện, phải nhập khẩu điện.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng, để giải quyết thì cần phải sửa một số quy định, đặc biệt ách tắc nhất là Luật Quy hoạch và Luật Đầu tư công.
Tin liên quan
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
20:43 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tăng tính chủ động, phân quyền mạnh hơn khi sửa đổi 7 luật về tài chính
08:57 | 01/11/2024 Tài chính
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
21:13 | 04/11/2024 Chứng khoán
Thu ngân sách nhà nước năm 2024 sắp cán đích dự toán
15:49 | 04/11/2024 Tài chính
Sửa đổi quy định để công chức thuế chủ động, trách nhiệm hơn
08:42 | 04/11/2024 Tài chính
Đề xuất nhiều giải pháp nhằm rút ngắn thời gian hoàn thuế
17:24 | 03/11/2024 Tài chính
Sàn thương mại điện tử Temu đã đăng ký thuế tại Việt Nam
09:57 | 03/11/2024 Thuế - Kho bạc
Hiệu quả từ xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực Kho bạc Nhà nước
07:31 | 03/11/2024 Tài chính
Cuối tháng 10/2024, còn hơn 2% vốn đầu tư công chưa được phân bổ
12:51 | 02/11/2024 Tài chính
Hoàn thiện pháp luật về thuế xuất nhập khẩu theo hướng miễn giảm đúng đối tượng
09:31 | 02/11/2024 Hải quan
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
17:41 | 01/11/2024 Chứng khoán
Kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo an toàn nợ công quốc gia năm 2024
07:52 | 01/11/2024 Tài chính
Còn áp lực lên mặt bằng giá, phấn đấu CPI bình quân không vượt quá 4%
21:37 | 30/10/2024 Tài chính
Chuyển quyền cho Chính phủ miễn, giảm, xử lý tiền phạt chậm nộp thuế là phù hợp
20:41 | 29/10/2024 Tài chính
Chính sách thuế bất động sản hướng đến quản lý chặt chẽ, chống lãng phí nguồn lực đất đai
20:29 | 29/10/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK