Bộ trưởng Bộ Tài chính: Sửa các quy định để cơ chế tài chính cho KHCN đảm bảo chủ động
Đã có 32 đại biểu Quốc hội tham gia chất vấn với 20 đại biểu tham gia đặt câu hỏi và 12 đại biểu tranh luận về lĩnh vực KHCN. Ảnh: Quochoi.vn |
Hình thành mức khung, mức trần chi ngân sách cho KHCN
Theo đó, đại biểu Nguyễn Tuấn Anh (đoàn Bình Phước) đề nghị Bộ trưởng đánh giá hiệu quả và nêu rõ các số liệu liên quan đến chi đầu tư phát triển và tổng chi ngân sách nhà nước trong lĩnh vực KHCN từ năm 2017 cho đến nay.
Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ KHCN Huỳnh Thành Đạt nhìn nhận, đây là vấn đề thực tế tại Việt Nam. Bộ trưởng cho rằng, Bộ KHCN đã có giải pháp để trong thời gian tới giúp cho số nhiệm vụ, ngân sách chi cho các nhiệm vụ KHCN đảm bảo được hiệu quả. Tuy nhiên, hiện không xác định được con số chính xác về chi đầu tư phát triển cho KHCN tại các địa phương. Vì vậy, Bộ trưởng nhận định cần thiết sửa đổi các quy định hiện hành để có cơ sở hoạch định chính sách phát triển trong lĩnh vực này.
Trong khi thực hiện tái cơ cấu các nhiệm vụ KHCN cấp quốc gia giai đoạn 2021-2023 thì Bộ KHCN đã phê duyệt 19 chương trình KHCN với các sản phẩm khoa học và các chỉ tiêu đánh giá rất cụ thể.
"Các nội dung này là cơ sở để hình thành các khung số lượng cũng như mức trần của NSNN bố trí cho các nhiệm vụ khoa học trong các chương trình này. Đó là một giải pháp mà theo chúng tôi đó là căn cơ để đảm bảo khung cũng như trần", Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt nói.
Về kinh phí cho các nhiệm vụ KHCN, Bộ trưởng lấy ví dụ năm 2023 tổng chi thường xuyên cho KHCN 12.000 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương là 8.800 tỷ đồng, địa phương là khoảng 3.200 tỷ đồng. Trong 8.800 tỷ đồng ngân sách trung ương, chi hỗ trợ cho lương và hoạt động bộ máy khoảng 900 tỷ đồng, như vậy, tỷ lệ cho các nhiệm vụ KHCN chiếm 89%.
Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ KHCN cũng thông tin, Bộ đang phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu sửa đổi Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BKHCN-BTC về cơ chế khoán chi thực hiện nhiệm vụ KHCN có sử dụng NSNN, qua đó có thể đơn giản hóa các thủ tục mua sắm, thanh toán để giảm bớt hồ sơ, thủ tục thanh toán mà các nhà khoa học và các nhà lãnh đạo, quản lý cũng thường xuyên bảo là hồ sơ thanh toán nhiều hơn hồ sơ khoa học.
“Nếu như chúng ta thực hiện được khoán chi một cách đúng nghĩa đến sản phẩm cuối cùng thì chắc chắn hồ sơ sẽ giảm xuống phân nửa hoặc chỉ còn lại 1/3”, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt nhấn mạnh.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trả lời trước Quốc hội. Ảnh: Quochoi.vn |
Sẽ sửa đổi cơ chế khoán chi nhiệm vụ KHCN
Trả lời thêm về vấn đề này tại phiên chất vấn, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, năm 2023, tổng chi ngân sách cho KHCN chiếm 0,82%, chi đầu tư là 0,23%, chi thường xuyên là 0,58%. Năm 2022, tỷ lệ chi ngân sách là 1,01%.
Về quyết toán chi ngân sách, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 95/2014/NĐ-CP của Chính phủ về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động KHCN, Bộ Tài chính và Bộ KHCN đã ban hành Thông tư 27 về khoán chi, theo hướng thiết kế căn cứ vào hiệu quả, kết quả đầu ra để chi ngân sách. Thông tư này giao quyền chủ động cho đơn vị chủ trì và chủ nhiệm đề tài được điều chỉnh các mục chi, nội dung chi, định mức kinh phí được giao khoán. Với kinh phí không giao khoán thì thực hiện theo đề xuất của tổ chức chủ trì và cơ quan thẩm quyền phê duyệt.
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, việc kiểm soát chi chuyển từ khoản chi theo hóa đơn chứng từ hồ sơ sang chi theo bảng kê công việc. Điều đó cho thấy cơ chế mở trong thực hiện khoán chi trong KHCN, tuy nhiên hiện nay vẫn còn những tồn tại trong quá trình tuyển chọn, giao đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu, nên kinh phí giao muộn. Bên cạnh đó, việc thực hiện giao khoán lại thực hiện theo hướng hồ sơ chứng từ, gây khó khăn trong quá trình thực hiện nghiên cứu khoa học.
Thời gian tới, theo Bộ trưởng, Bộ KHCN sẽ chủ trì, Bộ Tài chính sẽ phối hợp cùng các bộ, ngành khác để sửa Nghị định 95, Thông tư 27 để phù hợp hơn, trên cơ sở lấy ý kiến của nhà khoa học, nhân dân để sửa các quy định của pháp luật để đảm bảo thông thoáng, chủ động, căn cứ vào kết quả đầu ra của công việc để thực hiện hiệu quả.
Về cơ chế quản lý KHCN, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho rằng cần thiết kế hoàn thiện lại để phù hợp hơn, cụ thể là đối với nhà nước, nên đặt hàng và thanh toán theo sản phẩm đặt hàng, việc đặt hàng có thể thực hiện đấu thầu, có thể chỉ định thầu, qua đó lập dự toán, căn cứ từ đó chọn những tổ chức nghiên cứu đảm bảo được sản phẩm đầu ra, giúp việc thanh toán được thuận lợi hơn. Cùng với đó, cần quy định việc chuyển giao, ứng dụng đề tài nghiên cứu vào thực tiễn để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.
Giải trình thêm về chi cho đầu tư KHCN và đổi mới sáng tạo, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cũng cho hay, trách niệm của Trung ương đã chi theo đúng quy định của các nghị quyết của Quốc hội và Luật Đầu tư công; việc bố trí có trọng tâm, trọng điểm. Tuy nhiên, từ năm 2017 đến năm 2023, tỷ lệ chi giảm dần, chỉ đạt 1,1-1,18%, riêng năm 2023 là 0,83%, trong khi đó Nghị quyết của Trung ương và Bộ Chính trị quy định đảm bảo từ 2% trở lên trong tổng chi ngân sách cho KHCN, đổi mới sáng tạo và tăng dần lên theo các năm.
"Điều này cho thấy, các bộ, ngành địa phương chưa thực sự quan tâm, chưa có đề án đảm bảo đúng nguyên tắc, tiêu chí bố trí vốn, có địa phương không bố trí vốn hoặc bố trí tỷ lệ rất thấp cho hoạt động này", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng thẳng thắn chỉ ra.
Giải trình về những vấn đề có liên quan tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cho biết, lĩnh vực KHCN là lĩnh vực khá thuận lợi, có hành lang pháp lý và các văn bản quy phạm pháp luật quy định khá đầy đủ. Thừa nhận về những tồn tại trong lĩnh vực này, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh đây là lĩnh vực mang tính liên ngành. Do vậy để giải quyết những tồn tại ấy cần phải đổi mới tư duy, cách thức quản lý… Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, ngân sách đầu tư cho nghiên cứu của lĩnh vực KHCN chưa hiệu quả, nếu so với thế giới có thể chúng ta đang ở mức thấp nhất. Do vậy, các cơ quan cần gia tăng áp lực đổi mới cho các doanh nghiệp trong thời gian tới theo hướng chuyển từ kinh tế dựa vào tài nguyên sang kinh tế dựa vào tri thức. Phát biểu kết thúc nhóm vấn đề thứ ba về lĩnh vực KHCN, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá, qua báo cáo và diễn biến phiên chất vấn cho thấy, ngành KHCN đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc; việc phát triển và phát huy vai trò then chốt của KHCN còn nhiều hạn chế như hệ thống văn bản quy phạm pháp luật còn thiếu đồng bộ, thị trường KHCN phát triển còn chậm; hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia đang trong giai đoạn hình thành, chưa đồng bộ, hiệu quả. Quỹ phát triển KHCN quốc gia, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia có mục tiêu thu hút thêm nguồn lực đầu tư từ xã hội, nhưng hiện nay vẫn hoàn toàn dựa vào NSNN. Tổng đầu tư xã hội cho KHCN và đổi mới sáng tạo còn thấp, đầu tư còn dàn trải, hiệu quả đầu tư chưa cao. Chủ tịch Quốc hội đề nghị qua phiên chất vấn, Chính phủ, Bộ trưởng Bộ KHCN, các Bộ trưởng có liên quan tiếp thu tối đa ý kiến góp ý của đại biểu Quốc hội, chỉ đạo quyết liệt, thực hiện các giải pháp đề ra nhằm khắc phục tồn tại, hạn chế. Trong đó có vấn đề về tăng đầu tư từ NSNN cho KHCN; xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp tăng cường đầu tư cho KHCN… |
Tin liên quan
Số liệu chính xác giúp quản lý hiệu quả tài sản công
16:42 | 22/11/2024 Tài chính
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
11:16 | 22/11/2024 Tài chính
Học viện Tài chính tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
19:43 | 19/11/2024 Tài chính
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
12:59 | 22/11/2024 Tài chính
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
12:52 | 22/11/2024 Tài chính
Ra mắt sản phẩm trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế
16:27 | 21/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế phấn đấu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên tăng thêm dự toán 2025
16:20 | 20/11/2024 Thuế - Kho bạc
Các công ty chứng khoán sẵn sàng cho “sân chơi Non-Prefunding”
13:15 | 20/11/2024 Tài chính
Quản lý chặt chẽ nợ công, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia năm 2025
08:39 | 20/11/2024 Tài chính
Sửa tên gọi dự thảo 1 luật sửa 7 luật thuộc lĩnh vực tài chính
16:24 | 19/11/2024 Tài chính
Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục xác định Việt Nam không thao túng tiền tệ
14:50 | 17/11/2024 Tài chính
Minh bạch thông tin giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp niêm yết
10:40 | 16/11/2024 Tài chính
Thúc đẩy kinh tế tư nhân nhờ nghiên cứu và hợp tác tài chính - kế toán
20:28 | 15/11/2024 Tài chính
TP Hồ Chí Minh triển khai các giải pháp thu thuế thương mại điện tử
20:21 | 15/11/2024 Tài chính
Cách nào ngăn đà bán ròng của khối ngoại?
10:45 | 15/11/2024 Tài chính
Thông qua dự toán ngân sách năm 2025: Chưa tăng lương khu vực công
23:15 | 13/11/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics