Bộ Tài chính tiếp tục có những đột phá mạnh mẽ trong cải cách hành chính
Ông Đinh Mai Long, Phó Chánh văn phòng Bộ Tài chính |
Tại Hội nghị công bố Chỉ số cải cách hành chính năm 2021 (PAR Index 2021), Bộ Tài chính vinh dự xếp thứ 2 trong số các bộ, ngành. Xin cho biết đánh giá của ông về thành công này của Bộ Tài chính?
- Kết quả PAR Index 2021 là sự ghi nhận những nỗ lực và kết quả đạt được trong thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) của Bộ Tài chính.
Để đạt được kết quả này, năm 2021, Bộ Tài chính đã tập trung hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực tài chính - NSNN, từng bước áp dụng các chuẩn mực quốc tế phù hợp với trình độ phát triển và hội nhập của nền kinh tế. Đồng thời, quan tâm và chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến văn bản, chính sách chế độ mới và hỗ trợ, tư vấn pháp luật cho DN, người dân. Trước tác động của dịch Covid-19, Bộ Tài chính đã chủ động trình các cấp có thẩm quyền ban hành và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật nhằm hỗ trợ người dân, DN như miễn, giảm, gia hạn thời hạn nộp thuế và các khoản thu NSNN, hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp từ NSNN cho các đối tượng chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, tăng cường nguồn lực cho y tế phòng, chống dịch bệnh.
Cùng với đó, Bộ Tài chính đã chủ động trong cắt giảm thủ tục hành chính (TTHC), điều kiện kinh doanh và xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số, nền tài chính số. Công tác cải cách TTHC tiếp tục được triển khai mạnh mẽ theo hướng kiểm soát chặt việc ban hành TTHC mới, lựa chọn các giải pháp tối ưu cho việc ban hành TTHC, đảm bảo công khai, minh bạch và phù hợp với mục tiêu quản lý, giảm bớt các bước trung gian không cần thiết, ứng dụng tối đa công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC, tạo thuận lợi và cắt giảm chi phí tuân thủ TTHC, triển khai vận hành hiệu quả Cổng Dịch vụ công của Bộ Tài chính và Bộ phận Một cửa, đảm bảo giải quyết TTHC kịp thời, nhanh chóng cho người dân, DN.
Tổ chức bộ máy của ngành Tài chính từng bước được hoàn thiện theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Công tác rà soát để tiếp tục hoàn chỉnh tổ chức bộ máy được tiến hành thường xuyên, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của một Bộ đa ngành, đa lĩnh vực. Cùng với việc tinh gọn bộ máy, cải cách và hiện đại hóa Ngành, công tác quản lý biên chế và tinh gọn đội ngũ công chức của Ngành cũng được rà soát và tổ chức thực hiện đồng bộ.
Kết quả PAR Index 2021 đã thể hiện những nỗ lực trong triển khai thực hiện công tác CCHC của Bộ Tài chính với các giải pháp điều hành cụ thể, thiết thực, qua đó đã tác động tích cực đến đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, ổn định kinh tế vĩ mô nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Công tác CCHC, đặc biệt là cắt giảm TTHC, ứng dụng công nghệ thông tin đã được Bộ Tài chính triển khai như thế nào, thưa ông?
- Cải cách TTHC lĩnh vực tài chính luôn được Bộ Tài chính xác định là một trong những giải pháp trọng tâm của công tác CCHC. Năm 2021, Bộ Tài chính đã tiếp tục kiểm soát chặt chẽ việc ban hành các quy định TTHC liên quan đến người dân, DN, bảo đảm TTHC mới ban hành đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, trọng tâm là các TTHC thuộc các lĩnh vực có tác động trực tiếp tới người dân, DN như: Thuế, Hải quan, Kho bạc, Chứng khoán, Bảo hiểm… Đồng thời, thường xuyên rà soát, đánh giá TTHC trong quá trình thực hiện; đề xuất, kiến nghị loại bỏ các thủ tục không còn phù hợp với mục tiêu quản lý, cắt giảm các thành phần hồ sơ không cần thiết, chuẩn hóa, đơn giản hóa quy trình nghiệp vụ của các đơn vị giải quyết TTHC nhằm tạo thuận lợi tối đa cho người dân, DN. Kết quả năm 2021, Bộ Tài chính đã kịp thời ban hành 9 quyết định, công bố cắt giảm 83 TTHC và đơn giản hóa 19 TTHC trong các lĩnh vực: Thuế, Hải quan, Chứng khoán, Bảo hiểm, Quản lý công sản. Vận hành Bộ phận Một cửa tại cơ quan Bộ Tài chính đảm bảo hiệu quả với 100% hồ sơ tiếp nhận tại đây được trả kết quả đúng hoặc trước thời hạn.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng quan tâm và triển khai nhiều giải pháp để cải cách TTHC lĩnh vực tài chính ngày càng thực chất, hiệu quả, mang lại những lợi ích thiết thực nhất cho người dân, DN. Theo đó, Bộ Tài chính xác định đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC, tăng cường cung cấp dịch vụ công trực tuyến là ưu tiên hàng đầu trong quá trình xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số để tạo điều kiện thuận lợi, cắt giảm chi phí hơn nữa cho người dân, DN nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Những lĩnh vực trọng tâm như Thuế, Hải quan, Kho bạc,… đều được triển khai điện tử hóa theo hướng toàn diện. Các dịch vụ công tiếp tục được hoàn thiện, nâng cấp và được người dân, DN, tổ chức sử dụng rộng rãi, thường xuyên với số lượng hồ sơ, tần suất lớn như: thủ tục khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế điện tử, thủ tục thông quan tự động, kiểm soát chi và thanh toán trực tuyến…
Thời gian qua, ngành Tài chính luôn phấn đấu đi đầu trong quá trình chuyển đổi số quốc gia. Điều đó khẳng định sự quyết tâm của ngành Tài chính trong việc tạo ra những thay đổi căn bản khi chuyển từ phương thức quản lý dịch vụ công dựa trên giấy tờ, giao tiếp trực tiếp sang phương thức quản lý hiện đại. Hiệu quả mang lại không chỉ là tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại cho người dân và DN mà còn cho thấy rõ tính công khai, minh bạch, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút các nhà đầu tư. Những kết quả đó của Bộ Tài chính cũng đã được cộng đồng DN, xã hội đánh giá cao, khẳng định hướng đi đúng đắn của Bộ Tài chính trong chuyển đổi số và quyết tâm xây dựng Bộ Tài chính số vào năm 2030.
Với những kết quả lớn đã đạt được, Bộ Tài chính có đặt ra mục tiêu cao hơn trong thứ hạng CCHC thời gian tới không, thưa ông?
- Mặc dù trong quá trình triển khai CCHC thời gian qua, ngành Tài chính đã phải đối diện với không ít những thách thức, khó khăn, nhưng đến nay, về cơ bản, ngành Tài chính đã thực hiện thành công chương trình, kế hoạch CCHC với những kết quả được ghi nhận, trở thành một trong những cơ quan đi đầu về cải cách TTHC, góp phần quan trọng nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
Thời gian tới, tình hình chung của cả nước tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, hậu quả của đại dịch Covid-19 có khả năng gây ra suy thoái và khủng hoảng kinh tế kéo dài. Cùng với đó, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ tác động sâu rộng, yêu cầu và đòi hỏi của người dân, DN đối với cơ quan nhà nước ngày càng cao, trong khi đó dư địa cắt giảm TTHC hay sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế cũng thu hẹp lại, tạo ra nhiều thách thức đối với toàn ngành Tài chính trong CCHC, đặc biệt là việc đặt ra mục tiêu cao hơn về thứ hạng Chỉ số CCHC.
Tuy nhiên, tinh thần của CCHC là phải luôn luôn đổi mới, cần tiếp tục có những đột phá mạnh mẽ hơn nữa. Với sự quyết tâm của toàn Ngành, mục tiêu trong thời gian tới của chúng tôi không phải là một thứ hạng cao hơn về Chỉ số CCHC mà là cải cách toàn diện, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả trên cơ sở nền tảng đã có, lấy sự hài lòng của người dân, DN, tổ chức để làm thước đo đánh giá chất lượng hoạt động của các cơ quan, đơn vị trong ngành Tài chính.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 95 phát hành ngày 26/11/2024
18:32 | 25/11/2024 Thông báo
Cơ sở pháp lý để nâng cao chất lượng thẩm định giá
15:47 | 25/11/2024 Tài chính
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 4 tháng 11/2024 (từ ngày 18/11 đến 24/11/2024)
09:18 | 25/11/2024 Multimedia
Bổ nhiệm ông Lưu Đức Huy làm Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế phí và lệ phí
20:41 | 25/11/2024 Tài chính
Cải cách lớn về cơ chế quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp
10:22 | 25/11/2024 Tài chính
Vắng bóng các thương vụ "khủng", thị trường IPO ảm đạm nhất trong 9 năm qua
09:17 | 24/11/2024 Tài chính
Thúc đẩy công khai ngân sách cấp huyện
08:13 | 24/11/2024 Tài chính
Nâng hiệu quả quản lý vốn, nhưng hoạt động doanh nghiệp phải theo kinh tế thị trường
16:14 | 23/11/2024 Tài chính
Trình dự án Luật thay thế "Luật 69", nâng cao tính tự chủ của doanh nghiệp nhà nước
15:13 | 23/11/2024 Tài chính
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
12:59 | 22/11/2024 Tài chính
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
12:52 | 22/11/2024 Tài chính
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
11:16 | 22/11/2024 Tài chính
Ra mắt sản phẩm trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế
16:27 | 21/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế phấn đấu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên tăng thêm dự toán 2025
16:20 | 20/11/2024 Thuế - Kho bạc
Các công ty chứng khoán sẵn sàng cho “sân chơi Non-Prefunding”
13:15 | 20/11/2024 Tài chính
Quản lý chặt chẽ nợ công, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia năm 2025
08:39 | 20/11/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
7 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực mang về 234,5 tỷ USD
Bổ nhiệm ông Lưu Đức Huy làm Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế phí và lệ phí
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
Hải quan TPHCM bác bỏ trị giá khai báo trên 8.000 lô hàng nhập khẩu
Sản xuất bền vững sẽ mang lại lợi thế cho hồ tiêu và gia vị Việt Nam
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
18:39 | 25/11/2024 Infographics
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics