Bộ Tài chính linh hoạt trong điều hành để đảm bảo tài chính-ngân sách năm 2021
TS. Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economyca Vietnam. |
Thưa ông, trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát, gây rất nhiều khó khăn cho nền kinh tế, ông đánh giá như thế nào về vai trò của Bộ Tài chính trong điều hành thu-chi ngân sách năm 2021?
Trong nửa đầu năm 2021, chúng ta có thể thấy tình hình thu-chi ngân sách vẫn có thuận lợi, tuy nhiên, sau khi dịch Covid-19 bùng phát đợt thứ tư vào cuối tháng 4/2021, chúng ta gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, dẫn tới khó khăn trong thu ngân sách, đặt biệt là sau khi dịch Covid-19 tác động tiêu cực tới những khu vực trọng điểm phát triển kinh tế. Các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, những thành phần có khả năng đóng thuế đều bị ảnh hưởng tiêu cực, tác động lớn đến thu ngân sách của Nhà nước. Do đó, một mặt sức ép đối với thu ngân sách năm 2021 là rất lớn. Mặt khác, nhu cầu chi cho phòng chống dịch trong năm vừa qua cũng rất lớn, đặc biệt là chi cho những hoạt động trực tiếp trong công tác chống dịch cũng như các gói hỗ trợ cho các đối tượng gặp khó khăn do dịch Covid-19.
Trong bối cảnh đó, có thể thấy Bộ Tài chính với vai trò là cơ quan tham mưu, thực thi các chính sách tài khóa và điều hành tài chính-ngân sách đã linh hoạt trong điều hành để đảm bảo việc thu-chi ngân sách trong năm 2021 cho đến thời điểm này vẫn nằm trong khả năng của nền kinh tế cũng như của ngân sách nhà nước. Đặc biệt, những con số như cần đối ngân sách nhà nước, hỗ trợ phòng chống dịch, các chính sách tài khóa hỗ trợ DN, người dân gặp khó khăn... hiện tại vẫn đang đáp ứng được các yêu cầu cơ bản.
Để hỗ trợ nền kinh tế vượt qua khó khăn do đại dịch, Bộ Tài chính đã tham mưu cho Chính phủ các chính sách tài khóa nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Xin cho biết đánh giá của ông về các giải pháp này từ đầu năm đến nay?
Nhu cầu của người dân và doanh nghiệp rất lớn, nhất là đối với những DN đã kiệt quệ do tác động của đại dịch. Tuy nhiên, nguồn lực của chúng ta có hạn, do vậy việc đáp ứng như tôi đã nói ở trên có thể chưa được như nhu cầu mong muốn. Trong bối cảnh thu ngân sách giảm, nguồn lực dự trữ không còn nhiều do đây đã là năm thứ hai chúng ta chịu tác động của dịch Covid-19, có thể thấy việc Bộ Tài chính đã điều hành để đảm bảo nguồn lực cho các hoạt động cơ bản của nền kinh tế cũng như đáp ứng các nguồn lực phát sinh do ảnh hưởng của dịch Covid-19 là một nỗ lực rất lớn. Nhiều ý kiến cho rằng cần những chính sách tài khóa mạnh mẽ hơn với những gói hỗ trợ quy mô lớn hơn để phục hồi nền kinh tế, tôi cho rằng điều này cần có những tính toán ở các góc độ khác nhau, không thể thực hiện ngay được, vì còn phụ thuộc vào khả năng hấp thụ của DN. Về cơ bản, hiện nay, chúng ta vẫn đảm bảo sự cần đối của ngân sách, đây là cái rất quan trọng.
Các gói hỗ trợ để kích thích nền kinh tế là rất cần thiết, tuy nhiên không phải là yếu tố tiên quyết. Cần thảo luận và làm rõ được mục tiêu, cách thức giải ngân, dự án, đối tượng được giải ngân và kết quả mong đợi đối với doanh nghiệp, đối tượng thụ hưởng và nền kinh tế cũng như tác động tiềm năng của nó đối với ổn định kinh tế vĩ mô trước khi thảo luận về quy mô của các gói hỗ trợ hay kích thích. Do đó, tôi cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, có thể có rất nhiều hoạt động khác có thể hỗ trợ cho người dân, DN, những giải pháp để tháo gỡ các khó khăn cho DN hiện nay, các giải pháp để khôi phục lại hoặc bảo vệ quyền kinh doanh, quyền lưu thông hàng hóa của DN, điều này sẽ giúp cho DN cũng như nền kinh tế phát huy được nội lực để tạo ra các giá trị gia tăng, tạo ra nguồn tiền để phục hồi được sản xuất, kinh doanh, phục hồi được nền kinh tế.
Liên quan đến tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho DN, nhiều bộ, ngành, trong đó có Bộ Tài chính đã thành lập Tổ công tác đặc biệt hỗ trợ cho DN, điều này là rất quan trọng. Trong lĩnh vực tài chính, DN cũng gặp khó khăn trong lĩnh vực quyết toán thuế, thông quan hàng hóa, thực hiện nghĩa vụ về thuế..., nếu tháo gỡ được những khó khăn này cho DN trong năm nay thì chúng ta đã không quên một nhiệm vụ quan trọng là cải thiện môi trường kinh doanh. Đặc biệt, đối với Bộ Tài chính, nếu thực hiện tốt vai trò của Tổ công tác đặc biệt thì sẽ tác động rất tích cực tới hàng nghìn DN và hàng triệu hộ kinh doanh trong bối cảnh hiện nay.
Công tác phòng chống dịch Covid-19 dự kiến sẽ được Quốc hội dành riêng thời gian để bàn thảo tại kỳ họp lần này. Ông có đánh giá gì về sự nỗ lực của Chính phủ, ngành Tài chính trong cần đối ngân sách cho công tác phòng chống dịch thời gian qua?
Như tôi đã đề cập ở trên, trong bối cảnh ngân sách rất khó khăn của năm nay, để cần đối được ngân sách cho các hoạt động thường xuyên của quốc gia cũng như cần đối được nguồn lực cho phòng chống dịch là một sự nỗ lực, cố gắng của chính phủ, ngành Tài chính. Bởi nếu ai làm trong ngành Tài chính sẽ biết được, ngành Tài chính cũng phải tuân thủ các kỷ luật tài chính với những quy định nghiêm ngặt phải tuân thủ. Việc chi tiêu ngân sách phải đảm bảo nguyên tắc về tính thận trọng, tuy nhiên, ngành Tài chính cũng đã có nỗ lực lớn để tìm kiếm các nguồn thu cho công tác phòng chống dịch. Đơn cử như Bộ Tài chính đã điều hành tiết kiệm chi thường xuyên, qua đó bố trí được một nguồn lực hơn 14,6 nghìn tỷ đồng từ nguồn tiết kiệm chi thường xuyên của năm 2021 để bổ sung cho ngân sách dự phòng Trung ương cho phòng chống dịch. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính hướng dẫn cho các địa phương sử dụng các nguồn khác nhau để sử dụng cho phòng chống dịch tại địa phương.
Xin cho biết đánh giá của ông về nỗ lực và kết quả công tác quản lý nợ công của Bộ Tài chính trong thời gian qua?
Trong thời gian qua, nợ công của Việt Nam đã được cải thiện và được cơ cấu lại theo hướng an toàn, bền vững do Bộ Tài chính đã tham mưu cho Chính phủ trong điều hành nợ công, kết quả là nợ công của chúng ta vẫn nằm dưới trần. Trong thời gian qua, tỷ lệ nợ công giảm mạnh từ mức 63,7% GDP cuối năm 2016 xuống khoảng 55,2% GDP cuối năm 2020. Điều này đã giúp cho chúng ta có không gian, dư địa để điều hành nền kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô. Đây là đó góp rất lớn của Bộ Tài chính trong vai trò tham mưu cho Chính phủ.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, vừa qua, có một số đề xuất về việc tính toán để nâng trần nợ công, chấp nhận vay nợ nhiều hơn để có nguồn lực phục vụ cho hỗ trợ, phục hồi nền kinh tế cũng như công tác phòng chống dịch. Chúng ta đang đứng trước một sức ép là liệu có cần thiết phải nới trần nợ công hay không. Quan điểm của tôi là phải thận trọng. Vì khi chúng ta phải vay nợ thì phải xác định được việc sử dụng nguồn vay nợ đó một cách hiệu quả, bởi nếu không sử dụng hiệu quả thì chúng ta sẽ để lại gánh nặng nợ rất lớn cho nền kinh tế trong tương lai. Hiện nay, chung ta vẫn còn dư địa để chưa phải nâng trần nợ công. Tuy nhiên, nếu cần thiết phải tiếp tục tăng vay nợ thì chúng ta cũng phải xác định rõ là sẽ vay nguồn trong nước hay nguồn nước ngoài, phải tính toán kỹ hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn, trong đó phải đảm bảo được yếu tố quan trọng nhất là ổn định được kinh tế vĩ mô.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Hải quan Bình Dương: Gỡ vướng cho DN trong XNK hóa chất, tiền chất công nghiệp
08:33 | 02/11/2024 Hải quan
Giá xăng giảm, dầu tăng trong kỳ điều hành ngày 31/10
15:27 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngành Hải quan tích cực thực hiện chính sách tài khóa hỗ trợ người dân và doanh nghiệp
07:52 | 29/10/2024 Hải quan
Số liệu chính xác giúp quản lý hiệu quả tài sản công
16:42 | 22/11/2024 Tài chính
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
12:59 | 22/11/2024 Tài chính
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
12:52 | 22/11/2024 Tài chính
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
11:16 | 22/11/2024 Tài chính
Ra mắt sản phẩm trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế
16:27 | 21/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế phấn đấu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên tăng thêm dự toán 2025
16:20 | 20/11/2024 Thuế - Kho bạc
Các công ty chứng khoán sẵn sàng cho “sân chơi Non-Prefunding”
13:15 | 20/11/2024 Tài chính
Quản lý chặt chẽ nợ công, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia năm 2025
08:39 | 20/11/2024 Tài chính
Học viện Tài chính tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
19:43 | 19/11/2024 Tài chính
Sửa tên gọi dự thảo 1 luật sửa 7 luật thuộc lĩnh vực tài chính
16:24 | 19/11/2024 Tài chính
Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục xác định Việt Nam không thao túng tiền tệ
14:50 | 17/11/2024 Tài chính
Minh bạch thông tin giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp niêm yết
10:40 | 16/11/2024 Tài chính
Triệt để cắt giảm các nhiệm vụ chi không thực sự cấp bách để dành chi đầu tư phát triển
20:39 | 15/11/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics