Bộ Tài chính chủ động, đổi mới, sáng tạo thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước
Hoạt động nghiệp vụ tại Cục Thuế địa phương. |
3 nhiệm vụ trọng tâm
Quan điểm xuyên suốt của Bộ Tài chính trong xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là khơi dậy mạnh mẽ tính chủ động, đổi mới, sáng tạo của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức Bộ Tài chính trong xây dựng, triển khai thực hiện các nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước (NSNN) nhằm thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đề ra tại Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Theo đó, cùng với việc quán triệt và tuyên truyền sâu rộng các nội dung Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng với 6 nhiệm vụ trọng tâm, 3 đột phá chiến lược, Bộ Tài chính xác định đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ trong thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực phụ trách của Bộ Tài chính.
Bộ Tài chính cần tập trung vào công tác quản lý nhà nước; sắp xếp tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ tập trung hơn cho quản lý nhà nước; nhất là xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch xây dựng thể chế, cơ chế, chính sách và thực hiện kiểm tra, giám sát. Đồng thời, tập trung rà soát, xây dựng, hoàn thiện thể chế; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các bộ, ngành, địa phương liên quan đến thể chế, cơ chế, chính sách do Bộ Tài chính ban hành, tham mưu, đề xuất hoặc có liên quan đến Bộ Tài chính; đặc biệt là thể chế liên quan đến thu hút nguồn lực, chi ngân sách tiết kiệm, hiệu quả, tăng cường phân cấp thu chi hơn nữa để tạo sự chủ động tích cực khuyến khích tiết kiệm và nuôi dưỡng nguồn thu. Xây dựng cơ chế, chính sách về tài chính - ngân sách nhà nước phải trên tinh thần nuôi dưỡng nguồn thu; khơi thông, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, cả nội lực và ngoại lực; thúc đẩy giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát huy hơn nữa những tiềm năng, thế mạnh, tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển đất nước cả trước mắt và lâu dài. (Trích ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chínhtrong buổi làm việc với Bộ Tài chính ngày 30/4/2021) |
Chương trình hành động của Bộ Tài chính hướng tới mục tiêu tổng quát là huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, trong đó có nguồn lực tài chính nhà nước nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn theo các mục tiêu đề ra. Cùng với đó, mục tiêu cụ thể là đẩy mạnh việc hoàn thiện hệ thống thể chế tài chính - NSNN, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, công khai, minh bạch, gắn với việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thực thi pháp luật trên các lĩnh vực công tác của ngành Tài chính như: huy động, phân bổ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực nhằm thực hiện tốt các đột phá chiến lược, phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; tiếp tục cơ cấu lại NSNN, nợ công, giữ vững an toàn, bền vững nền tài chính quốc gia; hoàn thành nhiệm vụ sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước; hoàn thành kế hoạch thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; tiếp tục rà soát, cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả hoạt động các thị trường tài chính, chứng khoán...
Với mục tiêu nêu trên, Bộ Tài chính đã xác định 3 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, trọng tâm gồm: tổ chức tuyên truyền, học tập, nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết 50/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị và chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài chính, ngành Tài chính; kiện toàn bộ máy.
Về nhiệm vụ kiện toàn bộ máy, Bộ Tài chính xác định, kiện toàn, tinh gọn bộ máy của Bộ Tài chính đảm bảo hiệu lực, hiệu quả, thông suốt, đáp ứng yêu cầu cải cách, hiện đại hóa ngành Tài chính và hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời tiếp tục rà soát chức năng nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị ngành Tài chính, tăng cường đổi mới, cải tiến phát triển nhằm nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành, nâng cao hiệu quả hoạt động sắp xếp tinh gọn hệ thống tổ chức bộ máy, giảm mạnh đầu mối các tổ chức trung gian, đẩy mạnh phân cấp bộ máy nhà nước.
Tập trung thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài chính
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Bộ trong thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII chính là tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị và chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài chính, ngành Tài chính. Theo đó, để thực hiện nhiệm vụ này, 11 giải pháp cụ thể đã được Bộ Tài chính xác định, gồm: Tăng cường hiệu lực, hiệu quả của thể chế tài chính; cơ cấu lại thu NSNN, đổi mới đồng bộ chính sách động viên NSNN theo hướng đảm bảo tính bền vững cả về quy mô và cơ cấu; Tăng cường hiệu quả phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính gắn với quá trình tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng; Tăng cường công tác quản lý bội chi ngân sách, tiếp tục cơ cấu lại nợ công theo hướng chất lượng, hiệu quả, bền vững đảm bảo an ninh tài chính quốc gia; Tăng cường quản lý, sắp xếp khai thác và sử dụng có hiệu quả tài sản công; Đổi mới cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, hoàn thành việc giao quyền tự chủ toàn diện cho khu vực sự nghiệp công lập; Đẩy mạnh việc tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước; đổi mới quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp; Phát triển thị trường tài chính và dịch vụ tài chính minh bạch, hiệu quả; Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế trong lĩnh vực tài chính; Siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính - NSNN, tăng cường thanh tra, kiểm trong phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống buôn lậu, gian lận thương mại; Tạo đột phá trong cải cách hành chính, đẩy mạnh xây dựng Chính phủ điện tử, thực hiện chuyển đổi số quốc gia trong ngành Tài chính.
Tăng cường hiệu lực, hiệu quả của thể chế tài chính là giải pháp đầu tiên được Bộ Tài chính ưu tiên thực hiện. Theo đó, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về tài chính được Bộ Tài chính lên khung với một loạt đề án sẽ được xây dựng, sửa đổi, bổ sung trong nhiệm kỳ 2021-2025 như: Đề án sửa đổi cơ chế phân cấp quản lý NSNN, đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương và tính chủ động của ngân sách địa phương, phù hợp với định hướng kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025; Đề án xây dựng Chiến lược tài chính giai đoạn 2021-2030; các đề án luật như: Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng; Luật sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt; Luật sửa đổi Luật Thuế thu nhập DN; Luật sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân; Luật Thuế tài sản; Dự thảo Luật NSNN, các Nghị định về ngân sách (sửa đổi, bổ sung); Cùng với đó, Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các Nghị định ban hành Biểu thuế XK ưu đãi, Biểu thuế NK ưu đãi... Các đề án luật, văn bản pháp luật này đều được giao cho các đơn vị với thời hạn hoàn thành cụ thể.
Liên quan vấn đề hoàn thiện thể chế, mới đây, tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2021, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, Bộ Tài chính không chỉ quản lý về tài chính - NSNN mà còn là Bộ ban hành chính sách. Việc ban hành chính sách của Bộ là để tài chính nhà nước, tài chính doanh nghiệp và tài chính dân cư phát triển thúc đẩy phát triển nền kinh tế, tạo tích luỹ, ngân sách nhà nước từ đó phát triển bền vững, ổn định, giảm sự phụ thuộc vào nợ nước ngoài, nợ công. Việc hoàn thiện thể chế cũng là trụ cột đầu tiên trong 5 trụ cột mà Bộ trưởng cho rằng ngành Tài chính cần tập trung để điều hành chính sách tài khoá hiệu quả, quản lý chặt chẽ nợ công; quản lý thị trường chứng khoán, bảo hiểm, công sản; dự trữ quốc gia; phòng chống buôn lậu, tiết kiệm, chống lãng phí.
Tin liên quan
Ngành Tài chính thi đua hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025
19:16 | 08/01/2025 Tài chính
Bộ trưởng Tài chính: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số
19:15 | 08/01/2025 Tài chính
Lên các kịch bản điều hành giá phù hợp cho năm 2025
21:32 | 07/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Dự kiến phát hành 500.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong năm 2025
16:55 | 15/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 81%
13:58 | 15/01/2025 Tài chính
5 hình thức sắp xếp lại, xử lý nhà đất
07:42 | 15/01/2025 Tài chính
Nhiều bộ, ngành, địa phương có khối lượng đối tượng kiểm kê lớn
20:28 | 14/01/2025 Tài chính
Cải cách hành chính, hiện đại hóa góp phần nâng cao năng lực quản lý của KBNN
09:44 | 14/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Giải ngân gần 700.000 tỷ vốn cho sản xuất
10:38 | 13/01/2025 Tài chính
Vì sao lạm phát ở Việt Nam ở mức thấp trong 10 năm qua?
20:49 | 09/01/2025 Tài chính
Ngưỡng nợ thuế bị cấm xuất cảnh đang được đề xuất là phù hợp
21:32 | 07/01/2025 Thuế - Kho bạc
10 sự kiện nổi bật của ngành Thuế năm 2024
20:42 | 03/01/2025 Thuế - Kho bạc
Kỳ vọng thị trường chứng khoán năm 2025 sẽ phát triển đột phá cả về quy mô, chất lượng
16:44 | 02/01/2025 Chứng khoán
Phấn đấu hoàn thành toàn diện nhiệm vụ công tác thuế năm 2025
09:15 | 02/01/2025 Tài chính
Tháo gỡ khó khăn khi giải ngân vốn đầu tư công tăng tốc "về đích"
08:40 | 02/01/2025 Tài chính
Giao dự toán thu ngân sách 2025 tối thiểu bằng mức Thủ tướng Chính phủ giao
07:54 | 02/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics