Bỏ độc quyền để vàng trở lại trạng thái bình thường
Giá vàng bật tăng trở lại Xóa độc quyền, cấp phép sản xuất vàng miếng cho doanh nghiệp đủ điều kiện? |
Từ năm 2021, giá vàng thế giới và trong nước đã ghi nhận nhiều sự biến động. Ông đánh giá như thế nào về thực trạng này và theo ông nguyên nhân là do đâu?
Trên thế giới vàng là một loại hàng hóa rất bình thường. Trái với Việt Nam, vàng trở nên "quan trọng" và không ít thời điểm chúng ta "hoảng loạn" vì vàng. Thực tế nỗi lo "vàng hoá" chỉ xảy ra khi vàng được gửi vào các ngân hàng thương mại (vàng trở thành tiền gửi, cho vay). Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tách vàng ra khỏi hệ thống ngân hàng, cấm sử dụng vàng như phương tiện huy động và cho vay, nên nguy cơ vàng hoá đã không còn, kể cả việc nếu có dùng vàng để mua bất động sản, đó cũng không gọi là vàng hoá.
Độc quyền vàng bắt đầu có từ năm 2013 nhưng cả một giai đoạn từ năm 2014 đến 2019 thị trường diễn ra khá ổn định, không có sự chênh lệch đáng kể giá vàng trong nước và thế giới. Vấn đề chỉ bắt đầu từ khoảng năm 2020 đến nay khi giá vàng thế giới tăng và giá vàng trong nước tăng nhanh hơn dẫn đến chênh lệch. Trong bối cảnh này chúng ta cần phải phân tích đánh giá đầy đủ về nhiều yếu tố, bởi từ 2014 đến nay thị trường vẫn chịu cùng một chính sách, nhưng diễn biến thị trường giai đoạn 2014 – 2019 và giai đoạn 2020 – 2024 lại khác hẳn nhau. Theo tôi, nguyên nhân là do từ năm 2020, nguồn cung vàng khó khăn hơn. Việc không có nguồn cung cũng phần nào tạo ra sự chênh lệch giá.
Bên cạnh đó, hiện nay, chất lượng vàng miếng SJC không khác biệt với các thương hiệu vàng miếng khác, song giá cả lại có sự chênh lệch lớn là điều vô lý. Vì thế, cần dỡ bỏ độc quyền vàng miếng SJC để doanh nghiệp kinh doanh bình đẳng như các doanh nghiệp khác.
Để tăng cung ra thị trường, NHNN đã thực hiện 7 phiên đấu thầu vàng miếng SJC. Nhưng sau các phiên đấu thầu vàng, mức chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới cùng "cơn sốt" vàng vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Vậy đấu thầu vàng liệu có phải là giải pháp giải quyết được tình trạng giá vàng “nhảy múa” và để kiểm soát được giá vàng chúng ta cần triển khai những giải pháp nào, thưa ông?
Việc giá vàng thế giới tăng kỷ lục chính là do các ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới dồn dập mua vào để tăng dự trữ. Trong bối cảnh đó, NHNN lẽ ra nên nghiên cứu tăng mua vàng dự trữ hơn là đưa vàng ra bán đấu thầu. Bởi phương pháp đấu thầu không phải là một giải pháp vẹn toàn mà chỉ có thể là giải pháp tình thế ngắn hạn chứ không phải là biện pháp có tính căn cơ, dài hạn.
Để xoá bỏ chênh lệch vàng trong nước và vàng thế giới cần biện pháp thương mại, đó là giải pháp căn cơ và theo thông lệ quốc tế. Tức là sẽ cho phép các công ty đủ điều kiện được quyền xuất nhập khẩu vàng, dùng thuế, hải quan điện tử để quản lý. Bởi đấu thầu vàng không phải là biện pháp để tăng nguồn cung, mà có thể cho phép các doanh nghiệp vàng được nhập khẩu và xuất khẩu vàng và Nhà nước kiểm soát bằng thuế. Bằng cách này, ngay lập tức trong vòng 1 tuần giá vàng trong nước và thế giới liên thông ngay. Bởi vì, các doanh nghiệp vàng bạc nhập khẩu vàng từ Singpore, Hồng Kông (Trung Quốc), Thái Lan về Việt Nam sẽ rất nhanh.
Tuy nhiên, hiện có một số ý kiến cho rằng, nếu cho nhập khẩu và xuất khẩu vàng sẽ gây ảnh hưởng đến tỷ giá cũng như lo ngại về nguồn ngoại tệ để nhập khẩu vàng, ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?
Thực tế, lượng ngoại tệ dùng để nhập khẩu vàng ước tính không lớn, chỉ khoảng 3 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với nhập khẩu xăng dầu, chưa bằng 50% rau củ hay 20% kiều hối nên sẽ không quá lo lắng về tỷ giá. Tuy nhiên, mức thuế cần cân nhắc vừa phải, nếu cao quá, tình trạng vàng lậu sẽ diễn ra.
Đặc biệt, Việt Nam có tiếng về gia công vàng trang sức, nếu vàng trong nước giá ngang bằng giá thế giới, chúng ta có thể xuất khẩu trang sức như cách Trung Quốc, Ấn Độ thực hiện. Đây cũng là mặt hàng xuất khẩu quan trọng 2 hai nước này. Nếu “trị” được chênh lệch giá vàng trong nước, thế giới, nguồn ngoại tệ từ xuất khẩu trang sức có thể bù đắp cho phần nguyên liệu nhập khẩu.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Ngân hàng vẫn “loay hoay” tìm công cụ xử lý nợ xấu
09:52 | 22/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nền tảng ngân hàng tương tác của Backbase hỗ trợ kế hoạch tăng trưởng
15:52 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
16:38 | 18/12/2024 Xuất nhập khẩu
Hồng Kông: Cầu nối cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường khu vực Vịnh Lớn
09:11 | 18/12/2024 Kinh tế
Chuyển đổi số thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và tiêu dùng bền vững trong bán lẻ
21:18 | 17/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 4 tháng 12/2024
Agribank quyết liệt đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư theo Đề án 06
Doanh nghiệp đồng thuận, đánh giá cao hỗ trợ của Hải quan Quảng Ngãi
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Chính sách thuế tạo động lực mạnh mẽ cho phục hồi và phát triển
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics