Bộ Công Thương kiến nghị hỗ trợ nhiều ưu đãi thuế, phí cho ngành công nghiệp đặc thù
Quý 2 sẽ là đỉnh điểm thiếu hụt đơn hàng của các doanh nghiệp dệt may | |
3 ngành hàng chủ chốt chung kiến nghị gỡ khó do Covid-19 | |
Dệt may “choáng váng” trước khủng hoảng chưa từng có |
Nếu đơn hàng xuất khẩu sụt giảm mạnh trong thời gian tới, nhiều doanh nghiệp sẽ không thể duy trì hoạt động. Ảnh: Nguyễn Thanh. |
Lo “sốt vó” vì bí đầu ra
Bộ Công Thương vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện nhiệm vụ rà soát, đánh giá tác động của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona (Covid-19) đến các ngành sản xuất trong nước.
Theo Bộ Công Thương, dịch Covid-19 ảnh hưởng đến sản xuất trong nước trên 2 phương diện là nguồn cung nguyên vật liệu nhập khẩu đầu vào phục vụ cho sản xuất, và ảnh hưởng tới thị trường tiêu thụ.
Đến nay, với việc khôi phục sản xuất từ phía Trung Quốc và một số quốc gia khác, nguồn cung nguyên phụ liệu nhập khẩu có thể không còn là vấn đề quá nghiêm trọng cho các doanh nghiệp sản xuất trong quý II và các quý còn lại của năm 2020 như dự báo trước đây.
Trong khi đó, Bộ Công Thương nhấn mạnh, hoạt động sản xuất công nghiệp trong các quý tiếp theo dự kiến sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn bởi vấn đề sụt giảm thị trường tiêu thụ trong nước cũng như toàn cầu trong bối cảnh dịch Covid-19 ngày càng lan rộng (đặc biệt là các thị trường Mỹ và châu Âu).
Cuối tháng 3/2020, dịch Covid-19 bùng phát mạnh ở châu Âu và Hoa Kỳ, khiến các nước này phải áp dụng những biện pháp nghiêm ngặt để hạn chế đi lại, tụ tập đông người.
Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như điện tử, dệt may, da giày, đồ gỗ. Năng lực sản xuất của các ngành này được đầu tư vượt xa nhu cầu tiêu dùng nội địa, chủ yếu hướng đến thị trường ngoài nước, trong đó đặc biệt là thị trường Mỹ và châu Âu.
“Nếu đơn hàng xuất khẩu sụt giảm mạnh trong thời gian tới, doanh nghiệp sẽ không có dòng tiền để quay vòng vốn, trang trải chi phí, trả lãi ngân hàng, khấu hao nhà xưởng, trả lương công nhân... do đó sẽ không thể duy trì hoạt động”, Bộ Công Thương nêu rõ.
Phân tích trường hợp cụ thể với ngành dệt may, da giày, theo Bộ Công Thương, đây là các ngành công nghiệp xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (chiếm hơn 23% tổng kim ngạch xuất khẩu). Các ngành này chỉ tiêu thụ trong nước khoảng 10% giá trị sản lượng sản xuất, 90% còn lại là xuất khẩu.
Do đó, sự sụt giảm nhu cầu tiêu thụ của thị trường Mỹ và châu Âu sẽ tác động rất lớn đến tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (thị trường Mỹ và châu Âu lần lượt chiếm khoảng 45% và 18% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may; lần lượt khoảng 36% và 27% kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam).
Muốn nhiều ưu đãi về thuế, phí
Để góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất công nghiệp, Bộ Công Thương đề xuất Thủ tướng chỉ đạo thêm các giải pháp hỗ trợ đặc thù cho các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành: Sản xuất, lắp ráp ô tô; sản xuất sắt thép; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính; dệt; sản xuất bông, xơ, sợi; dệt nhuộm hoàn tất vải; sản xuất trang phục; sản xuất sản phẩm từ da; sản xuất giày, dép; sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm; sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.
Ví dụ như về các gói hỗ trợ, theo chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các tổ chức tín dụng đều chủ động đưa ra các gói hỗ trợ lãi suất, giảm lãi suất cho vay từ 0,5% – 1,0% so với thỏa thuận trước.
Tuy nhiên, thực tế điều kiện để tham gia các gói tín dụng này đều rất phức tạp và việc giảm lãi suất như trên còn ít, chưa thực sự là đòn bẩy để thúc đẩy phát triển, cần có công cụ trực tiếp đến từ Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước để hỗ trợ các doanh nghiệp.
Với những phân tích trên, Bộ Công Thương cho rằng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nên có gói tín dụng cụ thể để hỗ trợ các doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn. Ví dụ như: Cho vay với lãi suất thấp, giãn thời gian trả nợ lãi cho khách hàng…
Đặc biệt, trong báo cáo gửi Thủ tướng, Bộ Công Thương nêu khá chi tiết về các ưu đãi, hỗ trợ khác về thuế phí đối với một số ngành công nghiệp đặc thù.
Bộ này kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan trên cơ sở cân đối chỉ tiêu thu, chi ngân sách nhà nước năm 2020, có phương án trình Chính phủ báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét một số giải pháp hỗ trợ về thuế cho các doanh nghiệp công nghiệp trong các ngành dệt may, da giày, sản xuất lắp ráp ô tô; khai thác và chế biến khoáng sản.
Cụ thể, đối với ngành khai thác và chế biến khoáng sản: Cho phép doanh nghiệp được gia hạn thời hạn nộp thuế, phí, bao gồm thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân đối với người lao động làm việc tại các doanh nghiệp.
Đối với ngành sản xuất, lắp ráp ô tô: Cho phép gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng đến hết Quý I/2021; giảm 50% lệ phí trước bạ cho khách hàng mua ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đến hết năm 2020 để kích cầu tiêu dùng.
Đối với ngành dệt may, da giày: Cho phép gia hạn thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 2019, 2020; hoãn nộp thuế giá trị gia tăng đến hết quý IV/2020; gia hạn và miễn, giảm tiền thuê đất, phí hạ tầng khu công nghiệp, phí xử lý nước thải trong thời gian nhà máy dừng hoạt động do dịch bệnh…
Tin liên quan
Vietnam Motor Show 2024: Ghi nhận bước phát triển bền vững của công nghiệp ô tô xe máy
10:05 | 04/11/2024 Xe - Công nghệ
Đổi mới công nghệ, doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam hướng tới doanh thu nghìn tỷ
09:33 | 17/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
9 tháng qua, kinh tế tiếp đà tăng trưởng tích cực
14:54 | 06/10/2024 Kinh tế
Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc
19:22 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019
10:53 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA
14:19 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD
15:25 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021
15:10 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay
11:03 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu
18:24 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?
15:35 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới
08:58 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020
19:46 | 26/12/2020 Nhịp độ phát triển
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam
18:42 | 25/12/2020 Nhịp độ phát triển
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK