Bộ Công Thương “bày cách” nâng hiệu quả xuất khẩu gạo sang ASEAN
Xuất khẩu gạo sang EU tăng mạnh, giá vượt mức trung bình cả nước | |
Lộc Trời khẳng định vị thế xuất khẩu gạo vào châu Âu | |
Trung Quốc tăng nhập khẩu gạo, cơ hội tốt cho Việt Nam |
Gạo Việt còn nhiều cơ hội thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường ASEAN. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Thị trường ASEAN có dân số gần 700 triệu dân và có nhiều nét tương đồng về lối sống, văn hóa và sinh hoạt, đặc biệt khoảng cách địa lý gần với Việt Nam.
Phát biểu tại “Phiên tư vấn xuất khẩu sản phẩm lúa gạo sang thị trường ASEAN" do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp với các Thương vụ Việt Nam tại ASEAN tổ chức ngày 5/5, bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu, Cục Xúc tiến thương mại cho rằng, dư địa để tăng trưởng xuất khẩu của nhiều loại hàng hóa Việt Nam sang khu vực ASEAN còn rất lớn, trong đó có mặt hàng gạo.
Trên thực tế những năm qua, gạo là mặt hàng nông sản chính của Việt Nam xuất khẩu sang ASEAN. Trong số các nước ASEAN, sản phẩm lúa gạo của Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu sang Philippines.
Năm 2021, Philippines là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam với lượng xuất khẩu đạt 2,45 triệu tấn, kim ngạch trên 1,25 tỷ USD, giá trung bình 509,7 USD/tấn, tăng 10,7% về lượng, tăng 18,5% về kim ngạch và tăng 7,1% về giá so với năm 2020.
Gạo xuất khẩu sang thị trường này chiếm tới 39,4% trong tổng lượng và chiếm 38% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước.
Ngay trong quý 1/2022, Philippines tiếp tục đứng đầu về tiêu thụ gạo của Việt Nam, chiếm 44,7% trong tổng lượng và chiếm 42,6% trong tổng kim ngạch gạo xuất khẩu của cả nước.
Cụ thể, xuất khẩu gạo sang Philippines đạt 672.136 tấn, tương đương 311,08 triệu USD, giá trung bình 462,8 USD/tấn, tăng mạnh 63,3% về lượng và tăng 41,4% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.
“Ngoài Philippines, gạo Việt Nam còn được xuất khẩu sang các thị trường quan trọng khác trong ASEAN như Malaysia, Singapore, Indonesia, Brunei”, bà Thuỷ nói.
Phân tích sâu thị trường Singapore, ông Cao Xuân Thắng, đại diện Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho biết, nhu cầu nhập khẩu hàng hoá của Singapore khoảng 400-500 tỷ SGD/năm. Trong khi đó, hiện thị trường này chỉ nhập khẩu từ Việt Nam khoảng 6 tỷ SGD/năm. Như vậy, dư địa xuất khẩu từ Việt Nam vào Singapore còn rất lớn.
Singapore tự chủ được xấp xỉ 10 loại lương thực thực phẩm các loại; nhập khẩu nông sản từ Việt Nam chủ yếu là gạo, rau củ quả, hạt điều, cà phê… Trong đó, gạo chiếm trị giá cao nhất cũng chỉ đạt khoảng hơn 0,15% tổng trị giá xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam sang Singapore (số liệu cao nhất năm 2021 là 89,1 triệu SGD).
Nhấn mạnh Singapore là thị trường khó tính, yêu cầu khắt khe về chất lượng và rất cạnh tranh về giá cả, ông Thắng đặc biệt khuyến nghị các doanh nghiệp xuất khẩu phải lưu tâm vấn đề này.
Bên cạnh đó, ông Thắng cũng đưa ra nhiều lưu ý cho doanh nghiệp trong quá trình chào hàng, gửi mẫu hàng hoá tham gia các hội chợ, triển lãm. “Với sản phẩm đang bán trong nước chưa xuất khẩu thường chỉ có tiếng Việt, nên dán thêm nhãn phụ bằng tiếng Anh; nên gửi các sản phẩm mới sản xuất, hạn sử dụng còn dài”, ông Thắng nói.
Bên cạnh đó, các sản phẩm mẫu đựng trong các bao bì mẫu, không phải bao bì thương mại, cần lưu ý chất lượng đóng túi, tránh hở, gây ảnh hưởng chất lượng sản phẩm. Thông tin nên in trên nhãn, không nên viết tay trực tiếp lên bao bì. Thông tin trên nhãn dán cũng phải đầy đủ, rõ ràng.
Về xu hướng xuất khẩu lúa gạo nói chung, đại diện Bộ Công Thương cho biết, những năm về trước, lúa chất lượng cao chỉ chiếm từ 35 - 40% trong cơ cấu sản xuất lúa gạo thì đến năm 2020 con số này đã đạt từ 75 - 80%. Việc này đã đưa giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng lên rất nhanh trong vài năm gần đây, đặc biệt là từ năm 2020.
Cơ cấu gạo xuất khẩu của Việt Nam đang tiếp tục chuyển dịch theo hướng gia tăng các loại gạo thơm, gạo đặc sản, gạo japonica, gạo trắng phẩm cấp cao với giá bán và giá trị gia tăng cao hơn. Mục tiêu xuất khẩu gạo của cả nước cũng đã được điều chỉnh, đến năm 2030 dự kiến chỉ còn khoảng 4 triệu tấn.
Do đó, để nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo sang ASEAN, ngành gạo cần rà soát lại nhu cầu nhập khẩu của từng thị trường trong ASEAN, xác định những thị trường tiêu thụ gạo phẩm cấp thường với giá rẻ, thị trường tiêu thụ gạo cao cấp, gạo thơm…
Ngoài ra, Việt Nam cần chú trọng các chính sách thương mại với các nước trong khu vực, tận dụng tối đa những lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa ASEAN với các đối tác trên thế giới.
Bên cạnh đó, giải pháp quan trọng được đề cập tới là tiếp tục cải thiện trình độ công nghệ nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa và chuyển dịch cơ cấu sản phẩm, tăng cường thương mại dịch vụ và đầu tư, tăng lợi thế cạnh tranh của Việt Nam.
Tin liên quan
Gia tăng cơ hội xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc bằng đường sắt
10:14 | 29/10/2024 Kinh tế
Nga gia hạn 6 tháng lệnh cấm xuất khẩu gạo và yến mạch
15:08 | 07/07/2024 Nhìn ra thế giới
Lộc Trời trúng thầu 100.000 tấn gạo của Bulog, thu về 55 triệu USD trong 2 tháng
09:59 | 30/05/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
16:38 | 18/12/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics