Bệnh chết héo cây keo có bùng phát thành dịch, đe dọa xuất khẩu gỗ?
Nâng thị phần xuất khẩu gỗ Việt lên 10% trên “chợ” quốc tế | |
Chính thức cấp giấy phép FLEGT, gỗ Việt “rộng cửa” vào EU | |
Gỗ Việt ngày càng đối mặt nhiều rủi ro kiện phòng vệ thương mại |
"Ngốn" cả triệu ha rừng keo
Bệnh chết héo do nấm Ceratosystis spp gây ra, không chỉ xảy ra trên cây keo, mà xuất hiện ở nhiều loài cây khác nhau. Bệnh này được ghi nhận lần đầu vào năm 1900, gây hại nghiêm trọng cho cây cà phê ở đảo Java (Indonesia).
Từ trước đến nay, bệnh này đã xuất hiện ở cả 5 châu lục trên nhiều loại cây, kể cả loài cây bản địa (như sồi và các loài cây lá kim ở châu Âu) hay loài ngoại lai (như các loài keo, một số loài bạch đàn ở nước ta).
Ông Phạm Văn Điển, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp đánh giá: "Bệnh chết héo trên cây keo rất nguy hiểm. Nếu bệnh bùng phát thành dịch, rủi ro sẽ cao, thiệt hại sẽ lớn". |
Trao đổi với phóng viên báo Hải quan xung quanh câu chuyện bệnh chết héo cây keo, ông Phạm Văn Điển, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) cho biết, về mặt thiệt hại, tại Indonesia, từ năm 2010 đến năm 2017, bệnh này gây chết khoảng 1 triệu ha rừng.
Tại Malaysia, từ năm 2015 đến năm 2017, 2018, con số thiệt hại là khoảng 300 nghìn ha. Năm 2009, Indonesia có 1,6 triệu ha rừng keo, đến nay chỉ còn 0,6 triệu ha. Đáng chú ý, trên diện tích keo bị chết tại Indonesia, Malaysia, sau khi được luân canh bằng loài bạch đàn, cũng đã bị nhiễm bệnh.
Tại Việt Nam, theo chia sẻ của lãnh đạo Tổng cục Lâm nghiệp, bệnh này được phát hiện năm 2008 trên cây keo tai tượng. Việt Nam có 4 loài keo là keo tai tượng, keo lá tràm, keo lá liềm và keo lai. Hiện nay, ngoài loài keo lá liềm, bệnh nhiễm chủ yếu trên 3 loài còn lại. Trong năm 2008, không phát hiện rừng keo bị chết do nhiễm bệnh.
Năm 2015, có 2.000 ha rừng keo bị nhiễm bệnh, chủ yếu ở mức độ nhẹ (cấp 1). Tỷ lệ phần trăm về số cây bị bệnh trong những lô rừng bị nhiễm bệnh chủ yếu ở mức dưới 15%. Những nơi có tỷ lệ phần trăm về số cây bị bệnh trên 30% và mức độ bị bệnh từ trung bình trở lên (cấp 2, 3, 4), đã gây ra chết rừng.
Năm 2015, diện tích rừng keo mắc bệnh bị chết khoảng 100 ha, phân bố rải rác tại nhiều địa phương. Tại thời điểm đó, bệnh chết héo trên keo được phát hiện ở 17 tỉnh trên cả nước.
"Đến nay, bệnh này đã xuất hiện ở 21 tỉnh trên cả nước. Tuy nhiên, diện tích rừng bị bệnh không tăng so với năm 2015. Năm 2020, bệnh đã gây chết rừng rải rác ở các tỉnh Tuyên Quang, Yên Bái,… với diện tích trên 90 ha", ông Điển nói.
Lo gián đoạn chuỗi cung ứng
Khi phóng viên Báo Hải quan đặt vấn đề, nếu bệnh chết héo bùng phát tại Việt Nam trở thành thành dịch như tại Indonesia hay Malaysia, sẽ có những ảnh hưởng thế nào tới ngành chế biến, xuất khẩu gỗ của Việt Nam, ông Điển khẳng định: "Chết héo là bệnh nguy hiểm, nếu bùng phát thành dịch sẽ gây gián đoạn, giảm sút và thiệt hại cho chuỗi cung ứng nguyên liệu chế biến, xuất khẩu gỗ".
Ở góc độ xuất khẩu, trong tổng số nguồn cung gỗ nguyên liệu cho chế biến, xuất khẩu gỗ, keo chiếm tỷ lệ trên 50%, khoảng 24% là từ nguồn gỗ nhập khẩu, còn lại là gỗ cao su, gỗ vườn nhà, từ cây trồng phân tán. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp chỉ sử dụng gỗ keo cho chế biến, xuất khẩu, không sử dụng loại gỗ khác.
Nếu để bùng phát bệnh chết héo trên cây keo thành dịch sẽ gây ra khó khăn không nhỏ cho nguồn cung nguyên liệu gỗ phục vụ chế biến, xuất khẩu. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Nhận định của nhiều nhà khoa học cũng như của Tổng cục Lâm nghiệp là, xác suất bùng phát bệnh chết héo thành dịch trên quy mô lớn ở Việt Nam là thấp. Tuy nhiên, ông Phạm Văn Điển nhấn mạnh không thể chủ quan trước con số diện tích rừng bị chết rải rác trên toàn quốc là 100 ha hay 200 ha, vì nó đã gây ra thiệt hại không đáng có cho nhiều chủ rừng.
Việt Nam đang có vị thế tốt trong chuỗi giá trị lâm sản toàn cầu, một phần quan trọng là do có lợi thế về nguồn nguyên liệu. Vì vậy, một trong các chủ trương lớn của ngành lâm nghiệp là giải quyết tốt bài toán về nguyên liệu, trước mắt cũng như lâu dài.
Đề cập tới những giải pháp cụ thể mà ngành lâm nghiệp sẽ triển khai thời gian tới để kiểm soát tốt bệnh chết héo cây keo, tránh dịch bệnh bùng phá, ông Điển nêu rõ, trước mắt Tổng cục Lâm nghiệp tham mưu cho Bộ NN&PTNT có văn bản khuyến cáo các địa phương, doanh nghiệp, chủ rừng về loại bệnh này cũng như phương hướng, cách thức phòng chống bệnh chết héo cây keo.
Khuyến cáo đề cập tới các nội dung như cách nhận biết bệnh này; phương pháp điều tra, xác định tỷ lệ bị bệnh và mức độ bị hại; các tình huống có thể xảy ra và cách thức xử lý, phòng chống bệnh…
Trong quý 3 này, một quy trình tạm thời phòng chống tổng hợp bệnh chết héo cây keo sẽ được ban hành. Quy trình này sẽ đưa ra các bước cụ thể, từ khâu dự tính, dự báo, xác định bệnh, đến khâu đề xuất giải pháp phòng chống tổng hợp, như chọn giống tốt, kháng bệnh, xử lý đất và thực bì để đảm bảo triệt tiêu mầm bệnh, đến kỹ thuật trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ rừng,…
"Về lâu dài và ở tầm chiến lược, nhiều giải pháp như quy hoạch vùng trồng keo, phát triển các phương thức đa canh, luân canh, thâm canh; tạo đột phá ở khâu giống và ứng dụng công nghệ cao trong kiểm soát dịch bệnh, cũng được tính đến", ông Điển nói.
Hiện nay, diện tích rừng trồng keo ở Việt Nam khá nhiều. Rừng trồng keo là rừng sản xuất cung cấp nguyên liệu cho chế biến, xuất khẩu gỗ khoảng 1,6 triệu ha. Ngoài ra, Việt Nam còn có khoảng 300.000 - 400.000 ha rừng trồng keo là rừng đặc dụng và phòng hộ. Tổng diện tích rừng trồng keo của Việt Nam xấp xỉ 2,0 triệu ha. |
Tin liên quan
Hải quan Bình Định tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ
07:41 | 08/10/2024 Hải quan
Đưa TPHCM thành trung tâm giao dịch nội, ngoại thất hàng đầu khu vực
15:55 | 27/08/2024 Kinh tế
Kết nối để ngành chế biến gỗ thông minh hơn
20:34 | 20/08/2024 Kinh tế
Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc
19:22 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019
10:53 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA
14:19 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD
15:25 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021
15:10 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay
11:03 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu
18:24 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?
15:35 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới
08:58 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020
19:46 | 26/12/2020 Nhịp độ phát triển
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam
18:42 | 25/12/2020 Nhịp độ phát triển
Tin mới
6 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ đô
Hơn 100 ca mổ não, tủy sống bằng Robot AI thành công tại Việt Nam
Thương mại điện tử dự báo vượt mốc 25 tỷ USD
Tuân thủ quy định của từng thị trường để xuất khẩu rau quả thuận lợi
Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 3: Chuyển đổi số toàn diện trong lĩnh vực Hải quan
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics