Bế tắc vì Covid-19, nhiều dự án nguồn điện tiếp tục chậm tiến độ
Đại dự án nguồn điện mịt mờ ngày về đích | |
Loạt dự án nguồn điện chậm tiến độ, kiến nghị Thủ tướng gỡ khó |
Nhà máy nhiệt điện Long Phú 1 là một trong những dự án nguồn điện chậm tiến độ điển hình. Ảnh: N.Thanh |
Điển hình cho tình trạng chậm tiến độ là các dự án do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư như: Nhiệt điện Long Phú 1, nhiệt điện Thái Bình 2 và nhiệt điện Sông Hậu 1.
Cụ thể, với dự án nhiệt điện Long Phú 1, đến nay dự án đạt khoảng 77,56% và tiến độ này không thay đổi kể từ tháng 3/2019, nghĩa là hơn 1 năm trước.
Dự án vẫn chưa xác định được tiến độ khả thi do nhà thầu Power Machines (PM-Nga) không tiếp tục thực hiện hợp đồng tổng thầu (EPC) vì không giải quyết được các khó khăn, vướng mắc do ảnh hưởng của cấm vận.
"Các đề xuất của Power Machines đối với PVN xem xét phương án cấu trúc lại, tăng giá và nhiều điện khác... không phù hợp với quy định của hợp đồng EPC hoặc chấm dứt thực hiện hợp đồng EPC", Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực nêu rõ.
Hiện nay, PVN đang phối hợp với Bộ Công Thương và báo cáo thành lập Tổ công tác Chính phủ để hỗ trợ đàm phán phương án triển khai dự án tiếp theo, với sự tham gia của nhà thầu Power Machines.
Với dự án nhiệt điện Thái Bình 2, tiến độ tổng thể hiện đạt 85,07%. Dự kiến, tiến độ vận hành thương mại tổ máy 1 vào tháng 2/2022 và tổ máy 2 vào tháng 5/2022.
Tương tự, với dự án Nhiệt điện Sông Hậu 1, theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, tiến độ vận hành dự án này là năm 2019. Tuy nhiên, đến nay dự án này mới cơ bản hoàn thành công tác thiết kế, mua sắm. Tổng tiến độ của dự án đạt hơn 84%.
Ngoài các dự án điển hình do PVN làm chủ đầu tư kể trên, các dự án nhiệt điện đầu tư theo hình thức BOT (Xây dựng-Kinh doanh-Chuyển giao) cũng bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, gây ảnh hưởng đến tiến độ.
Đó là dự án nhiệt điện Hải Dương không được nhập cảnh lao động nước ngoài; dự án Duyên Hải 2 phát sinh sự kiện bất khả kháng phi Chính phủ do sự bùng phát của đại dịch; dự án Nghi Sơn 2 cũng chịu ảnh hưởng của dịch bệnh; dự án Vân Phong 1 cũng tương tự.
Còn các dự án đầu tư theo hình thức dự án điện độc lập (IPP) đều bị chậm tiến độ do nhiều lý do khách quan và chủ quan, như: Không thu xếp được tài chính (nhiệt điện An Khánh Bắc Giang, Công Thanh); nguy cơ không có đường dây đấu nối (cụm thủy điện Pacma, Nậm Củm 4).
Đáng chú ý, dự án thủy điện Hồi Xuân hiện nay đã thay đổi thông số thực tế gần như toàn bộ so với các thông số nêu trong Hợp đồng mua bán điện ngày 17/5/2020. Tổng mức đầu tư dự án tăng lên do đó phải đàm phán lại giá điện.
Tại hội thảo lần đầu góp ý cho Quy hoạch điện VIII diễn ra mới đây tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho rằng: Nhiều dự án nguồn điện trong quy hoạch điện VII điều chỉnh không đạt tiến độ đã hưởng đến việc cung ứng điện cho giai đoạn tới.
"Việt Nam đang phải đối mặt khó khăn là từ nay đến 2025, nếu không có giải pháp cấp bách nào khác, chúng ta sẽ thiếu điện rất trầm trọng, ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế - xã hội", lãnh đạo Bộ Công Thương nhấn mạnh.
Xung quanh câu chuyện chậm tiến độ của dự án nguồn điện, trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, chuyên gia Nguyễn Mạnh Hiến, nguyên Viện trưởng Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) phân tích, từ Quy hoạch điện VI trở đi, Chính phủ giao cho các tập đoàn năng lượng làm nguồn điện là không khả thi.
Ví dụ, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) chỉ làm nguồn điện dùng khí là được, song trong quy hoạch lại cho làm cả nguồn điện dùng than.
Trước đây chỉ có EVN làm điện, sau này muốn bớt gánh nặng cho ngành điện nên cả các tập đoàn như PVN, TKV... cũng tham gia đầu tư nguồn điện. Việc giao làm nguồn điện "trái tay" khiến cho chi phí đầu tư cao lên, chậm tiến độ.
Chính phủ không nên giao cho các tập đoàn những dự án nguồn điện không thuộc lợi thế của mình. Ví dụ, tập đoàn nào thuộc lĩnh vực về khí thì chỉ nên làm diện khí; thuộc lĩnh vực than thì chỉ nên làm điện than...
"Bên cạnh đó, điểm mấu chốt là công tác giám sát thực thi. Ví dụ, Bộ Công Thương phải có “bàn tay sắt” điều tra, rà soát đôn đốc sát sao hoặc thành lập Ban điều hành, phải làm quyết liệt xem rõ tình hình tiến độ triển khai dự án nguồn điện của các tập đoàn như thế nào. Nếu dự án nào chậm tiến độ phải có cơ chế xử lý, hình phạt đàng hoàng", chuyên gia Nguyễn Mạnh Hiến nhấn mạnh.
Tin liên quan
Thủ tướng: Dứt khoát không để thiếu điện những năm tiếp theo trong bất cứ hoàn cảnh nào
19:28 | 19/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giải bài toán thiếu điện?
07:19 | 13/06/2023 Kinh tế
Doanh nghiệp không kịp trở tay vì cắt điện đột ngột
07:59 | 09/06/2023 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc
19:22 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019
10:53 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA
14:19 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD
15:25 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021
15:10 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay
11:03 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu
18:24 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?
15:35 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới
08:58 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020
19:46 | 26/12/2020 Nhịp độ phát triển
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam
18:42 | 25/12/2020 Nhịp độ phát triển
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics