Bấp bênh xuất khẩu nông sản
Đẩy mạnh chế biến, bảo quản để tiêu thụ trong nước và XK sang các thị trường là một trong những giải pháp hiệu quả giúp XK nông sản bớt khó khăn. Ảnh: N.Thanh. |
Thách thức lớn
Lũy kế 2 tháng đầu năm, kim ngạch XK nông, lâm, thủy sản ước đạt 5,34 tỷ USD, giảm 2,8% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, nhóm nông sản chính ước đạt 2,5 tỷ USD, giảm 4,3%; lâm sản chính đạt 1,6 tỷ USD, tăng 10,2%; thủy sản ước đạt 932 triệu USD, giảm 15,9%; chăn nuôi ước đạt 74 triệu USD, giảm 9,6%. |
Theo Bộ NN&PTNT, hiện nay, Trung Quốc đang kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19, do đó thị trường nông sản sẽ hoạt động phục hồi lại vào cuối tháng 3, đầu tháng 4 tới, dẫn tới nhu cầu NK nông sản cao, nhất là các mặt hàng thực phẩm.
"Thị trường Trung Quốc hồi phục nhanh sau khi khống chế dịch vào tháng 3/2020 cùng với các chính sách khuyến khích hồi phục đồng bộ quyết liệt. Đây sẽ là cơ hội dành cho việc tiêu thụ hàng hóa trong đó có nông sản”, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh nhận định.
Dù có tín hiệu tích cực về nhu cầu tại thị trường Trung Quốc, song tại nhiều thị trường XK đình đàm khác của nông sản Việt như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc… tình hình không mấy khả quan. Bộ NN&PTNT nêu rõ, dự đoán mức độ tác động dịch bệnh Covid-19 hiện tại, EU và Mỹ có thể mất trên 3 tháng để khống chế. Như vậy, đến tháng 6, tháng 7/2020, thị trường NK nông sản mới có thể phục hồi lại bình thường. Với thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc bị ảnh hưởng trong nửa cuối tháng 3 đến tháng 5/2020 và hoạt động NK nông sản sẽ quay trở lại vào tháng 6, tuy nhiên mức tăng có thể sẽ không nhiều.
Đánh giá chung về “bức tranh” XK nông, lâm, thủy sản từ đầu năm đến nay, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, ngành nông nghiệp đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức không chỉ bởi tác động từ dịch Covid-19 đang diễn ra mà còn ảnh hưởng từ xung đột thương mại giữa các nền kinh tế lớn, các tác động của biến đổi khí hậu với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Tất cả làm cho sản xuất, XK nông sản chủ lực đứng trước những rủi ro. Bên cạnh đó, các nước gia tăng áp dụng các biện pháp bảo hộ, hàng rào kỹ thuật, các quy định mới về truy xuất nguồn gốc xuất xứ, tiêu chuẩn an toàn thực phẩm ngày càng cao hơn. Vì vậy, một số mặt hàng chủ lực có kim ngạch XK giảm như thủy sản, rau quả…
Năm 2020, toàn ngành đặt mục tiêu XK nông, lâm, thủy sản đạt 42 tỷ USD. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại Bộ NN&PTNT nhận định đạt được mục tiêu này là thách thức rất lớn. Tính toán con số cụ thể thì, muốn XK "cán đích” 42 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng XK nông sản sang thị trường Trung Quốc phải đạt 10%; thị trường ASEAN 9%; thị trường khác cũng phải tăng 9% để bù đắp sự sụt giảm của thị trường Mỹ, EU.
Giải quyết “nút thắt”
Đánh giá tình hình sản xuất các ngành thủy sản, rau quả… sẽ bị ảnh hưởng trực diện từ các diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, song theo "Tư lệnh" ngành nông nghiệp Nguyễn Xuân Cường, đây cũng là cơ hội để các ngành hàng như rau quả, gỗ… chuyển đổi phương thức sản xuất và kinh doanh, nắm bắt thời cơ thúc đẩy XK. Việc chậm các đơn hàng thủy sản sẽ thúc đẩy phát triển sản xuất chế biến, đóng hộp, đông lạnh. Đối với các sản phẩm rau quả tươi, các địa phương cần chủ động điều chỉnh sản xuất, vụ mùa thu hoạch phù hợp với nhu cầu thị trường để đón cơ hội sau khi dịch Covid-19 được khống chế; đồng thời đẩy mạnh chế biến, bảo quản để tiêu thụ trong nước, XK sang các thị trường trọng điểm như Mỹ, EU, ASEAN…
Về câu chuyện thị trường XK, Bộ NN&PTNT đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành, Đại sứ quán Việt Nam, Thương vụ tại các nước, địa phương triển khai toàn diện, đạt hiệu quả cao nhất về xúc tiến, phát triển thị trường tại các địa bàn trọng điểm, tiềm năng và thị trường ngách ngay từ đầu năm 2020, tạo sự đột phá trong đa dạng hóa thị trường. Ngoài ra, Bộ NN&PTNT cũng sẽ tập trung phối hợp với các địa phương, nghiên cứu điều chỉnh một số đối tượng cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với nhu cầu của thị trường tiêu thụ và lợi thế so sánh của từng địa phương.
Trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 và Trung Quốc ngày càng kiểm soát tốt dịch bệnh, tăng nhu cầu NK nông sản, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho rằng, thời gian tới cần huy động mọi nguồn lực (cơ quan quản lý nhà nước, DN, người dân) để tập trung chỉ đạo sâu sát, toàn diện để khai thác lợi thế này. Chính phủ cần tập trung hỗ trợ để giải quyết các "nút thắt" cho phát triển sản xuất, duy trì thương mại nông sản trong quý II để chờ đà phục hồi quay trở lại vào quý III/2020.
Cụ thể, Bộ NN&PTNT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh sản xuất nông nghiệp, tăng cường chế biến, bảo quản, lưu thông để linh hoạt thích ứng với bối cảnh dịch bệnh thông qua yêu cầu các nhà máy chế biến tăng cường công suất, tập trung phân khúc hàng khô, sơ chế, sản phẩm cấp đông, nước quả cô đặc, trái cây ép đóng lon, thủy sản đồ hộp chế biến, gạo, gia cầm chế biến..., chuẩn bị tốt nhất phương án hậu dịch cho thị trường Trung Quốc, EU, Mỹ. Về chính sách thuế, tín dụng, Bộ NN&PTNT kiến nghị hỗ trợ chính sách thuế, tín dụng̣ cho khu vực sản xuất, chế biến bảo quản và XK nông sản XK cần đặc biệt quan tâm trong thời điểm trước mắt và trung hạn.
"Bộ Tài Chính, Bộ Công Thương phối hợp chặt chẽ với Bộ NN&PTNT, UBND các tỉnh biên giới chỉ đạo các đơn vị như: Hải quan, kiểm dịch và các lực lượng chức năng tăng cường các biện pháp hỗ trợ hoạt động thương mại biên giới, tạo thuận lợi thủ tục thông quan, không để ứ đọng hàng hóa trên các tỉnh biên giới với Trung Quốc; hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại nông, lâm, thủy sản, phát triển thị trường nội địa, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động bán lẻ, kinh doanh thực phẩm, hàng nông sản", Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nói.
Tin liên quan
Vì sao thủy sản xuất khẩu sang một số nước Trung Đông bị ách tắc?
09:15 | 18/11/2024 Kinh tế
Bước tiến mới trong truy xuất nguồn gốc thủy sản, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu
15:46 | 14/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
13:58 | 08/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11 có chiều hướng giảm
16:06 | 23/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Mạnh tới 398 mã lực Range Rover Velar 2024 có giá từ 3,7 tỷ đồng
Quan hệ Việt Nam-Malaysia phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới
36 tỷ USD kinh tế internet
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics