Bảo vệ người tiêu dùng: Tiền ít-người thiếu
Thông tin này được ông Trịnh Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) đưa ra tại hội nghị tổng kết công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giai đoạn 2011-2015, diễn ra chiều 7-1.
Thiếu cả tiền lẫn người
Bổ sung thêm thông tin ông Tuấn cho biết, ngoại trừ Hà Nội hàng năm dành khoảng 1 tỷ đồng (ngân sách và xã hội hóa) và có một kế hoạch tổng thể (kéo dài khoảng 3 tháng) cho hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các địa phương khác hầu như chỉ thực hiện một vài hoạt động với kinh phí từ vài chục triệu đến vài trăm triệu một năm, thậm chí nhiều địa phương còn hoàn toàn không có kinh phí để triển khai công tác này.
Không chỉ thiếu tiền mà nguồn nhân lực dành cho công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng là một vấn đề nan giải được nhiều địa phương nêu ra.
Ông Nguyễn Thanh Hải, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, mạng lưới tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng còn quá mỏng, chưa phát triển được nhiều hội viên, cộng tác viên tuyên truyền trong lĩnh vực này; nhất là công tác quảng bá, giới thiệu thường xuyên hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên các phương tiện thông tin đại chúng và đưa ra những cảnh báo cho người tiêu dùng cũng không nhiều. Người tiêu dùng còn lúng túng chưa biết ai là người giải quyết những vấn đề vi phạm đến quyền lợi của họ.
Cùng ý kiến trên, ông Trần Vinh Nhung, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. HCM bổ sung: "Do vấn đề định biên đối với số lượng cán bộ, công chức nên chỉ mới bố trí được 1 công chức tại Sở thực hiện công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Ở cấp quận, huyện hầu như chưa bố trí được cán bộ, công chức thực hiện chức năng này".
Ngoài ra, do hạn chế về nhân lực nên chưa thực hiện tốt công tác hậu kiểm đối với lĩnh vực đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung.
Ngay cả Cục Quản lý cạnh tranh cũng chỉ có hơn 10 cán bộ chuyên trách về công tác này với một nguồn ngân sách khá eo hẹp. "Với nguồn nhân lực và kinh phí hiện có, hầu như Cục Quản lý cạnh tranh chỉ có thể thực hiện một số lượng rất hạn chế những hoạt động có tính định hướng cho các địa phương mà chưa có nhiều những sự phối hợp, hỗ trợ hữu hiệu và trực tiếp cho các địa phương", ông Tuấn nói.
Doanh nghiệp "hành" người tiêu dùng
Theo thống kê của Bộ Công Thương, đến nay trên cả nước đã có 50 hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với phạm vi hoạt động trên một tỉnh và 1 hội hoạt động trên phạm vi cả nước (Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng – Vinastas).
Trong thời gian qua, các hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã có nhiều hoạt động tích cực đặc biệt là công tác giải quyết khiếu nại. Hàng năm, các hội trên toàn quốc giải quyết được tổng số khoảng 4.000 vụ với tỷ lệ thành công là từ 80-82%, một số hội như Hải Phòng, Hà Tĩnh, Kiên Giang tỷ lệ giải quyết thành công lên đến 90%.
Tuy nhiên, ông Tuấn cho rằng, số vụ việc khiếu nại của người tiêu dùng hàng năm được giải quyết còn quá nhỏ so với thực tế. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có việc doanh nghiệp chưa quan tâm tới công tác bảo vệ người tiêu dùng. Thực tế này đã dẫn tới nhiều khiếu nại và thông tin từ khách hàng phản ánh tới doanh nghiệp không được giải quyết thỏa đáng.
"Một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh vẫn chưa ý thức được doanh nghiệp cần người tiêu dùng. Trên thực tế còn một số doanh nghiệp còn "hành" người tiêu dùng như khi người tiêu dùng mua phải hàng bị kém chất lượng, yêu cầu người bán đổi hàng thì người bán còn né tránh, hứa lần, hứa lượt rồi mới giải quyết", ông Hải dẫn chứng.
Nhìn nhận về vấn đề này, ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho hay, nhờ tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu (1800. 6838) mà con số các vụ khiếu nại đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, trong điều kiện nguồn nhân lực còn "eo hẹp" như hiện nay thì việc phát huy vai trò của tổng đài này là cần thiết.
"Cần phải đưa khiếu nại của ngời tiêu dùng đến đúng địa chỉ. Tôi hy vọng, tổng đài này tới đây sẽ hoạt động theo cơ chế "automatic", tức là khi có cuộc gọi đến sẽ lập tức chuyển về chuyên gia chứ không phải các cuộc gọi đều do Cục Quản lý cạnh tranh trả lời. Mặt khác, việc giải thích các chính sách về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng sẽ được thực hiện thông qua tổng đài này", ông Khánh nói.
Ông Khánh cũng yêu cầu, Cục Quản lý cạnh tranh cần phối hợp với các Sở, hội, địa phương xác định rõ hệ thống bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với chức năng chính là gì để tránh tình trạng chồng chéo. "Khi đã rõ chức năng nhiệm vụ thì sẽ rõ nhiều vấn đề nguồn lực, tài chính...", ông Khánh khẳng định.
Tin liên quan
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
16:38 | 18/12/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
Liên tiếp phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm có dấu hiệu nhập lậu
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics