Bạo lực học đường: Hệ quả của việc xem nhẹ giáo dục nhân cách, đạo đức
Thưa ông, trong nhiều năm qua, Bộ GD-ĐT đã đưa ra những biện pháp gì để đẩy lùi tình trạng bạo lực học đường. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng về tính chất và mức độ nguy hiểm?
Hiện Bộ GD-ĐT chưa có phương pháp gì cụ thể để ngăn chặn bạo lực học đường. Bộ GD-ĐT mới chỉ hướng dẫn các trường giáo dục, kỷ luật học sinh. Ví dụ: Bộ GD-ĐT chưa trang bị được những kiến thức tâm lý cho giáo viên để họ có những kỹ năng nắm bắt tâm lý học sinh khi giảng dạy. Ngay ở TP. Hồ Chí Minh có chỉ tiêu một biên chế cho giáo viên tâm lý nhưng Bộ GD-ĐT cũng chưa có văn bản quyết định về việc này. Hiện các trường ở TP. Hồ Chí Minh và TP. Hà Nội chưa có biên chế cho giáo viên tâm lý.
Theo tôi, nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng do bệnh thành tích chủ nghĩa. Tức là, nếu trường nào có học sinh đánh nhau sẽ bị trừ vào thành tích thi đua. Vì thế khi xảy ra bạo lực học đường các trường thường giấu đi, phải sau 6 tháng hoặc 2 năm gia đình và xã hội mới phát hiện ra.
Tôi cho rằng, Bộ GD-ĐT cần yêu cầu các trường công khai về tình trạng bạo lực học đường và biểu dương những trường có những sáng kiến để giải quyết vấn đề này. Ngược lại, nếu trường nào giấu giếm những vụ bạo lực xảy ra sẽ bị kỷ luật. Bên cạnh đó, khi có bạo lực học đường thanh tra giáo dục cần kiểm tra chương trình giảng dạy, cách tổ chức quản lý học sinh của nhà trường. Đồng thời, Bộ GD-ĐT cũng cần quy rõ trách nhiệm của nhà trường, giáo viên, gia đình từ đó đưa ra những phương pháp giáo dục hiệu quả đối với những học sinh đánh nhau trong trường.
Bạo lực học đường xảy ra ngày càng nghiêm trọng, một phần nguyên nhân có phải do hình thức giáo dục của nhà trường không, thưa ông?
Một điểm yếu và thiếu của giáo dục hiện nay do các trường thiên về giáo dục kiến thức, xem nhẹ giáo dục nhân cách, đạo đức của con người. Ví dụ: Đối với THPT, giáo dục đạo đức cho học sinh chỉ có giờ giáo dục công dân và sinh hoạt lớp với thời gian khoảng 90 phút/tuần (mỗi tiết 45 phút) còn lại là các tiết dạy kiến thức. Trước đây, giờ học quân sự học sinh tập trung học một tuần vào đầu năm học, nhưng hiện học sinh học 2 tiết/tuần.
Ngoài ra, Bộ GD-ĐT có cả biên chế cho giáo viên quân sự tại các trường. Nhưng với giáo viên dạy tâm lý, kỹ năng sống lại không có biên chế. Điều đó chứng tỏ giáo dục nhân cách cho học sinh đang bị xem nhẹ hơn việc giáo dục kiến thức. Bên cạnh đó, những tiết học đạo đức lại nặng về hình thức, mang tính rao giảng không thiết thực, thiên về trừng phạt hơn giải thích.
Một điểm dễ thấy, nếu người thầy đánh mắng, thậm chí sỉ nhục và trừng phạt học sinh đó cũng là cách giáo viên đã “giáo dục” cho các em ứng xử với người khác. Mà hiện tượng này xảy ra không hiếm trong học đường. Cùng với đó, nhà trường không cho các em một sự trải nghiệm cuộc sống. Trong khi sự trải nghiệm cuộc sống rất quan trọng, cụ thể như: Phải dạy học sinh biết nói lời yêu thương như thế nào, hành động để thể hiện tình yêu thương với ông bà, cha mẹ… Tất cả những điều đó đã làm cho tình trạng bạo lực học đường ngày càng tăng lên rõ rệt. Một phần nguyên nhân do phương thức giáo dục chưa đến nơi đến chốn và không đủ “ngấm” vào các em.
Trước tình trạng bạo lực học đường xảy ra gần đây, nhiều người cho rằng cần phải xử lý pháp luật đối với phụ huynh học sinh. Quan điểm của ông như thế nào về vấn đề này?
Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến trên. Hiện nhiều nước phương Tây đã áp dụng quy định này vào luật, khi trẻ vị thành niên để xảy ra việc gì bố mẹ đều phải chịu xử phạt hành chính, thậm chí là giam giữ tùy thuộc vào mức độ. Nhưng ở Việt Nam, khi học sinh đánh nhau ở trường chỉ có thể sử dụng biện pháp kỷ luật. Hiện trong Luật Hôn nhân và Gia đình ở nước ta, quy định về chịu trách nhiệm đối với con cái chưa rõ ràng, cụ thể.
Việt Nam cần phải học tập các nước tiên tiến, mọi hành vi của trẻ vị thành niên, cha mẹ đều phải chịu trách nhiệm theo những điều luật cụ thể. Cha mẹ phải phối hợp với các trường học, các nhà tư vấn tâm lý để tự giải quyết vấn đề của con mình.
Ảnh minh họa. Ảnh: ST |
Theo ông các tổ chức xã hội có cần tổ chức các lớp dạy kỹ năng giáo dục con cho các phụ huynh không?
Việc trang bị kỹ năng dạy con cho mọi người là cần thiết. Tuy nhiên, học cách nào cũng không bằng thực tế của mỗi người. Ví dụ: Gia đình có con chơi game, bố mẹ cần hướng các cháu sang những môn thể thao khác và bố mẹ cùng theo con để quan sát, hướng dẫn cách chơi. Ngoài ra, bố mẹ cũng cần nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật để làm tấm gương cho các con.
Bạo lực học đường phải nhìn ở cả hai phía gia đình và nhà trường. Gia đình phải biết quan tâm chia sẻ với con cái. Ví dụ như vụ học sinh ở Trà Vinh bị đánh trong một thời gian dài gia đình mới phát hiện con mình bị đánh. Qua đây cho thấy, bố mẹ cần quan tâm chia sẻ với con cái để nắm bắt tâm lý của các cháu. Trong quá trình giao tiếp với con, bố mẹ cần đặt ra vấn đề bạo lực để các cháu tìm cách giải quyết. Bố mẹ cũng cần hướng dẫn các con những kỹ năng thoát thân như khi bị đánh cần phải trao đổi với giáo viên, gia đình. Đặc biệt, bố mẹ cần giáo dục cho con tính tự lập từ hành động đến suy nghĩ và tạo cho các cháu niềm tin để tự giải quyết việc của mình.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Đầu tư hơn 122 nghìn tỷ đồng cho phát triển văn hoá
13:29 | 27/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi), duy trì mức đóng kinh phí công đoàn 2%
10:34 | 27/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông qua Luật thuế Giá trị gia tăng (sửa đổi): Phân bón quay lại chịu thuế 5%
18:30 | 26/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu tiếp tục diễn biến phức tạp
14:22 | 26/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quản chặt “khí cười”
14:15 | 26/11/2024 Người quan sát
Xây "bệ đỡ" hút doanh nghiệp đầu tư vào đổi mới sáng tạo
09:57 | 26/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nhu cầu di chuyển dịp Tết tăng vọt: Vé tàu, xe và máy bay có đủ đáp ứng?
07:53 | 26/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng diện tích quảng cáo cho báo in, siết quảng cáo mạng
18:32 | 25/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bức ảnh làm nên thương hiệu
10:26 | 25/11/2024 Người quan sát
Những chính sách thuế tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển
10:25 | 25/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quan hệ Việt Nam-Malaysia phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới
19:49 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
36 tỷ USD kinh tế internet
18:46 | 23/11/2024 Người quan sát
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
16:25 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Đầu tư hơn 122 nghìn tỷ đồng cho phát triển văn hoá
Sản xuất bền vững, đón đầu chu kỳ tăng giá của thị trường hồ tiêu
Ưu tiên giải quyết cho các dự án nhà ở thương mại vừa túi tiền
Canada khởi xướng điều tra chống lẩn tránh sản phẩm sơmi rơmoóc từ Việt Nam
Khởi công dự án logistics phục vụ hàng xuất nhập khẩu tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
18:39 | 25/11/2024 Infographics
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics