Bạo lực học đường, dâm ô trẻ em: Chống được không?
Võ sư Trần Trung Sơn, HLV Quốc gia Muay Thái chia sẻ kỹ năng hướng dẫn học sinh kỹ năng phòng chống bạo lực học đường. Ảnh: Thu Tâm |
Chia sẻ tại buổi tọa đàm, ThS. Phạm Anh Thắng, Trưởng Văn phòng đại diện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại TPHCM cho biết bạo lực học đường và dâm ô trẻ em không phải vấn đề mới nhưng thời gian gần đây "nóng" trở lại và nhận được quan tâm của cộng đồng xã hội.
Để trả lời câu hỏi "chống được không?", ThS. Phạm Anh Thắng khẳng định hoàn toàn có thể chống được bằng các biện pháp, như: Trường học tăng cường sân chơi cho học sinh, lồng ghép các nội dung về giáo dục kỹ năng sống, hiểu biết kiến thức pháp luật trong chương trình giảng dạy tại nhà trường, phát triển phong trào người tốt, việc tốt...
Hiện hành lang pháp lý bảo vệ trẻ em của nước ta tương đối đồng bộ và đầy đủ, từ Thủ tướng Chính phủ đến các bộ, ngành đều quan tâm chỉ đạo nhiều vấn đề liên quan đến bảo vệ trẻ em nhưng chính trong các em, những đối tượng được bảo vệ, lại chưa hiểu đúng và đủ về quyền và trách nhiệm của mình, biểu hiện cụ thể là không có nhiều học sinh hiểu biết về Luật Trẻ em. Từ thực tế đó, ông Thắng kiến nghị nhà trường và các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường hơn nữa công tác truyền thông, đặc biệt tuyên truyền về kiến thức pháp luật.
Đồng quan điểm, ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du cho biết, để ngăn chặn bạo lực học đường và nạn dâm ô trẻ em, cần nâng cao vai trò của Đoàn thanh niên trong các cơ sở giáo dục, trong đó tăng cường tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh, bổ ích, thu hút nhiều học sinh tham gian để tạo cho các em môi trường tâm lý thoải mái, có niềm tin đối với công tác giảng dạy tại nhà trường.
Ngoài ra, trường học cũng cần quan tâm phát triển phòng tư vấn tâm lý, đầu tư đội ngũ giáo viên giảng dạy kỹ năng sống giúp học sinh có thêm kênh hỗ trợ và chia sẻ khi gặp khó khăn.
Phát biểu tại tọa đàm, luật sư Trần Thị Ngọc Nữ, Chi hội trưởng Chi hội Bảo vệ quyền trẻ em TPHCM cho rằng quan niệm chỉ trẻ em nữ mới bị xâm hại là hoàn toàn không chính xác. Trẻ em nam hay nữ, dù ở độ tuổi nào thì cũng đều có nguy cơ bị xâm hại.
Trăn trở về những vụ án xâm hại trẻ em, luật sư Trần Thị Ngọc Nữ cho rằng vấn đề chứng cứ là điều cần được lưu tâm. Để có thể xử lí những hành động xâm hại trẻ theo đúng pháp luật, nữ luật sư cho rằng trẻ em cần mạnh dạn nói với gia đình, mạnh dạn tố cáo khi bị người khác xâm hại. Bởi việc nói ra vấn đề này, không chỉ giúp đỡ chính bản thân các em, mà còn là giúp đỡ những người khác.
Phân tích những lí do của bạo lưc học đường, dâm ô trẻ em, Thiếu tá Lê Hoàng Việt Lâm, giảng viên Trường Đại học An ninh nhân dân TP HCM cho rằng, thời gian gần đây, những hành vi bạo lực học đường (BLHĐ) hay xâm hại tình dục trẻ em diễn ra với tần suất liên tục, với các hành vi ngày càng tàn bạo, dã man. Việc xử lý của các cơ quan chức năng chưa thực sự rốt ráo, trong khi một số quy định của pháp luật còn thiếu chặt chẽ nên khi áp dụng pháp luật để xử lý lại gây ra một “phản ứng ngược” từ cộng đồng.
Theo đó, cần phải có sự chung tay của rất nhiều cơ quan. Đó là sự nhận thức của rất nhiều tổ chức và thậm chí của chính những nạn nhân trong các vụ bạo lực học đường, xâm hại tình dục, Thiếu tá Lê Hoàng Việt Lâm nhấn mạnh.
Tin liên quan
Hải quan Hải Phòng tập huấn kỹ năng giao tiếp ứng xử cho CBCC
11:04 | 17/06/2024 Hải quan
Lạng Sơn tập huấn kỹ năng xử lý tình huống trong tham vấn, kiểm tra và xác định trị giá hải quan
10:14 | 24/05/2024 Hải quan
Ford Việt Nam nâng cao nhận thức về sơ cứu cho cộng đồng
15:39 | 18/12/2023 Xe - Công nghệ
36 tỷ USD kinh tế internet
18:46 | 23/11/2024 Người quan sát
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
16:25 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
16:20 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trình dự án Luật Công nghiệp công nghệ số với quy định về AI, tài sản số
15:11 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
20:13 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuân thủ FTA thế hệ mới, cần cách làm mới về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
20:08 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Minh bạch và giảm thiểu rủi ro nhờ ESG
08:25 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
20:24 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
20:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim
20:00 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện
19:50 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
36 tỷ USD kinh tế internet
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
Nâng hiệu quả quản lý vốn, nhưng hoạt động doanh nghiệp phải theo kinh tế thị trường
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11 có chiều hướng giảm
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics