Bảo hiểm y tế: Chia sẻ rủi ro, giảm gánh nặng tài chính cho người bệnh
Phát động tặng sổ Bảo hiểm xã hội, thẻ Bảo hiểm y tế cho người có hoàn cảnh khó khăn Tham gia Bảo hiểm y tế để được chia sẻ gánh nặng khi ốm đau, bệnh tật |
6 tháng đầu năm, tổng chi khám chữa bệnh BHYT trên cả nước là 46.236 tỷ đồng, tăng 23,4%. Ảnh: BHXH VN |
94 người bệnh được quỹ BHYT chi trả trên 1 tỷ đồng
Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, chính sách BHYT ở nước ta ngày càng phát triển, hoàn thiện, tạo cơ hội cho mọi người dân trong việc tiếp cận, tham gia và thụ hưởng chính sách. Để triển khai hiệu quả chính sách BHYT, thời gian qua, BHXH Việt Nam và Bộ Y tế đã phối hợp chặt chẽ, đồng thuận trong việc thực hiện tốt công tác KCB BHYT, góp phần bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Bên cạnh đó, công tác thực hiện chính sách, pháp luật BHYT ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu. Sau khi Luật BHYT được ban hành năm 2008, số người tham gia BHYT tăng trưởng vượt bậc qua các năm, tỷ lệ dân số tham gia BHYT tăng từ 57% (năm 2009) lên 74,7% (năm 2015 – năm đầu tiên Luật BHYT sửa đổi 2014 có hiệu lực) và tính đến hết tháng 6/2023 đã đạt gần 92% với gần 91 triệu người tham gia BHYT. Kết quả này cho thấy, hầu hết người dân đã tham gia và được thụ hưởng chính sách BHYT nhân văn, ưu việt của Đảng và Nhà nước ta.
Đây là tiền đề quan trọng để nước ta tiếp tục phấn đấu hiện thực hóa mục tiêu đạt 95% dân số tham gia BHYT vào năm 2025 theo Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khoá XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ Nhân dân đề ra. Cùng với đó, cơ hội để người dân được tiếp cận các dịch vụ KCB BHYT ngày càng mở rộng, số lượt KCB BHYT được quỹ BHYT chi trả tăng cao. Theo thống kê của BHXH Việt Nam, trong vài năm trở lại đây, mỗi năm quỹ BHYT chi trả trên 100 nghìn tỷ đồng cho việc KCB BHYT.
Ông Lê Văn Phúc, Trưởng Ban Thực hiện chính sách BHYT (BHXH Việt Nam) cho biết, 6 tháng đầu năm, toàn quốc có 64,2 triệu lượt khám chữa bệnh BHYT, tăng 29,2% so với 6 tháng đầu năm 2022. Tổng chi khám chữa bệnh BHYT trên cả nước là 46.236 tỷ đồng, tăng 23,4%, số chi khám chữa bệnh đề nghị BHXH thanh toán tăng 16,2%. Tỷ lệ chỉ định điều trị nội trú bình quân toàn quốc 6 tháng 2023 là 10%, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó có nhiều tỉnh, thành phố có tỷ lệ sử dụng dự toán cao hơn bình quân chung toàn quốc.
Dự kiến ước chi KCB BHYT cả năm 2023 là 120.666 tỷ đồng, đạt 107% dự toán Thủ tướng Chính phủ, ước có 40 tỉnh vượt dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, trong đó một số tỉnh vượt cao là: Vĩnh Phúc 116,7%, Phú Thọ 115,7%, Thanh Hoá 113,3%, Thừa Thiên - Huế 111,8%, Bắc Ninh 111,5%, Kiên Giang 111,4%, Đồng Tháp 110,7%, Nghệ An 110,6%, Hà Nội 110,4%, Đăk Lắk 110,2%, Cà Mau 110%, Đồng Nai 110%,Thái Bình 109,7%,Quảng Ninh 109,6%.
Quyền lợi ngày càng được mở rộng
Về thực tế triển khai chính sách, trong 6 tháng đầu năm 2023, BHXH các tỉnh ký hợp đồng KCB BHYT trực tiếp với 2.830 cơ sở KCB BHYT (trong đó có 1.784 cơ sở công lập, 1.046 cơ sở ngoài công lập), tương ứng với 46 cơ sở tuyến Trung ương, 563 cơ sở tuyến tỉnh, 2.088 cơ sở tuyến huyện và 133 y tế cơ quan (tương đương tuyến xã). Ngoài ra có gần 10.000 trạm y tế thực hiện KCB BHYT thông qua hợp đồng với bệnh viện huyện hoặc Trung tâm y tế hoặc cơ sở được Sở Y tế giao nhiệm vụ. Như vậy, so với năm 2022, số cơ sở ký hợp đồng KCB BHYT tăng 140 cơ sở, trong đó cơ sở KCB công lập tăng 64, cơ sở KCB ngoài công lập tăng 76 cơ sở.
Đáng chú ý, quyền lợi hưởng BHYT của người tham gia ngày càng được mở rộng ở cả phạm vi và mức hưởng BHYT. Chất lượng KCB BHYT cũng ngày càng cải thiện, người dân được tiếp cận nhiều dịch vụ y tế hiện đại, hiệu quả cao. Trong đó, rất nhiều trường hợp người bệnh đã được quỹ BHYT chi trả lên tới hàng tỷ đồng, nhờ đó đã vượt qua khó khăn về kinh tế để yên tâm tiếp tục điều trị bệnh. Thống kê cho thấy, từ năm 2022 đến 6 tháng đầu năm 2023, cả nước có 94 người bệnh được quỹ BHYT chi trả chi phí KCB BHYT trên 1 tỷ đồng.
Trong đó, có nhiều trường hợp được quỹ BHYT chi trả lớn, cụ thể người bệnh được quỹ BHYT chi trả cao nhất là 4,69 tỉ đồng (trong đó năm 2022 là 2,94 tỉ đồng, 6 tháng đầu năm 2023 là 1,75 tỉ đồng) đó là người bệnh có mã thẻ TE1262621XXXXXX (sinh năm 2018; địa chỉ thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc), chẩn đoán bệnh chính là “Rối loạn khác của chuyển hóa carbohydrat”.
Người bệnh được quỹ BHYT chi trả cao thứ 2 là 3,88 tỉ đồng (trong đó năm 2022 trên 2,12 tỉ đồng, 6 tháng đầu năm 2023 gần 1,76 tỉ đồng), mã thẻ TE1242422XXXXXX (sinh năm 2018; địa chỉ Bình An, xã Tiền Phong, huyện Yên Dũng, Bắc Giang) chẩn đoán bệnh chính là “Bệnh tích lũy glycogen, viêm phế quản cấp…”. Người bệnh được quỹ BHYT chi trả cao thứ 3 là 3,68 tỉ đồng (trong đó năm 2022 là 2,05 tỉ đồng, 6 tháng đầu năm 2023 là 1,63 tỉ đồng), mã thẻ TE1303622XXXXXX (sinh năm 2019; địa chỉ phường An Lưu, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) chẩn đoán bệnh chính là “Rối loạn chuyển hóa xác định khác, viêm phế quản phổi…”.
Như vậy, có thể khẳng định, BHYT là một trong những trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, mang ý nghĩa nhân đạo và có tính chia sẻ cộng đồng sâu sắc được Đảng và Nước nước ta hết sức coi trọng và quan tâm thực hiện. Việc tham gia BHYT đem lại rất nhiều lợi ích thiết thực cho mỗi cá nhân, cộng đồng, giúp mọi người dân đều được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và có sự chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia.
Tin liên quan
Thông qua Luật sửa đổi Luật BHYT: Xóa bỏ “địa giới hành chính” trong khám chữa bệnh
15:45 | 27/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Không để người dân không được khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe sau bão, lũ
10:39 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổ chức trưng bày các thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân
16:31 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III ở mức hơn 21.000 đồng/lít
15:16 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
“Cán bộ có ô tô thuê nhà ở xã hội”
09:15 | 19/12/2024 Người quan sát
Hợp tác kết nối thị trường
07:48 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cafe Giảng
07:45 | 19/12/2024 Người quan sát
Tạp chí Hải quan đứng đầu về mức độ chuyển đổi số trong khối tạp chí Trung ương và địa phương
08:49 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Động lực từ xuất khẩu, đầu tư, công nghệ số... cho tăng trưởng kinh tế 2025
08:25 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics