Báo chí truyền thông - ngành “hot” hiện nay
Nhiều bạn trẻ đến tìm hiểu về các ngành học tại gian tư vấn của Học viện Báo chí và Tuyên truyền. |
Nhiều về lượng, đổi mới về chất
Hiện ở Việt Nam có 2 cơ sở đào tạo ngành báo chí có truyền thống lâu đời và đứng đầu cả nước đó là Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Viện đào tạo Báo chí truyền thông (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn). Đây đều là 2 trường có số lượng sinh viên ngành báo chí đăng ký đông nhất cả nước cũng như có nhiều ngành học chuyên sâu liên quan đến báo chí, truyền thông nhất. Theo thống kê của bộ Giáo dục và Đào tạo trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, Báo chí và thông tin là một trong những ngành “hot” nhất, chiếm tỉ lệ đăng ký cao, có tỉ lệ “chọi” lên đến 311,65%. Trong lịch sử tuyển sinh của 2 cơ sở đào tạo trên, ngành Báo chí - Truyền thông cũng luôn là ngành "hot" thuộc top cao nhất với mức điểm chuẩn cao.
Trong những năm học gần đây, trong xu thế chung, nhiều trường đại học cũng mở thêm các ngành học mới liên quan đến báo chí, truyền thông. Theo đó, năm học 2022-2023, Đại học Hoa Sen (TPHCM) cũng mở thêm một số ngành học liên quan đến báo chí, truyền thông, như: Thương mại điện tử, Digital Marketing, Phim, Quan hệ công chúng; Đại học Kinh tế - Tài chính TPHCM cũng mở mới thêm ngành Truyền thông đa phương tiện, Quản trị sự kiện; Đại học Gia Định cũng mở thêm ngành Quan hệ công chúng; Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông Thái nguyên mở thêm ngành Mỹ thuật – Truyền thông báo chí...
Có thể nói đây là một trong những tín hiệu minh chứng cho sự biến đổi của thị trường đào tạo nguồn nhân lực về báo chí và truyền thông tại Việt Nam. Bởi lẽ, thực tế, nếu nhìn vào các đơn vị đang đào tạo ngành báo chí và truyền thông, là một trong những ngành trước đây nhiều người cho rằng chỉ đào tạo ở các cơ sở công lập, thì nay đã có những tín hiệu về việc tuyển sinh vào đạo tạo ở các đơn vị tư nhân. Điều này cũng đồng nghĩa với việc trong tương lai “nguồn cung” nhân lực cho lĩnh vực này sẽ tiếp tục được mở rộng, tạo ra một bức tranh cạnh tranh trong đào tạo trở nên mạnh mẽ.
Nhà báo Nguyễn Đức Thành, Trưởng Ban Kinh tế (Báo Lao Động) nhận định, làm báo hiện đại không còn là cuộc cạnh tranh thông tin ai nhanh nhất mà phải là ai mới nhất, ai đúng nhất và ai riêng nhất. Những đòi hỏi mới này chưa được chương trình đào tạo báo chí hiện nay ở nước ta cập nhật một cách thường xuyên và kịp thời, dẫn tới sinh viên báo chí khi mới ra trường, bước vào nghề lập tức phải chịu sức ép quá lớn. Sự non nớt về nhận thức chính trị, cùng với kinh nghiệm cũng như tính thực tế gần như là con số 0 đã khiến các phóng viên trẻ mau chóng bỏ nghề để có những sự lựa chọn mới dễ dàng hơn.
Từ thực tế này, các cơ sở đào tạo báo chí cần có trách nhiệm đào tạo sinh viên với chương trình “thực chiến” nhiều hơn thông qua các mô hình bài giảng và sản phẩm thực tế dựa trên sự kết hợp giữa cơ sở đào tạo với các cơ quan báo chí. Kết quả của mỗi học phần không phải chỉ đơn thuần là nộp một bài tiểu luận được giáo viên chấm điểm trong nhà trường, mà phải dùng thang đo của chính các cơ quan báo chí trên ấn phẩm của họ, trực tiếp được công chúng đón nhận và đánh giá dựa trên các tiêu chí và thể loại nhất định.
Đổi mới phương thức đào tạo
Trước việc nở rộ các ngành học, khóa học liên quan đến báo chí và truyền thông, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Anh Tuấn khẳng định, sự phát triển của công nghệ trong kỷ nguyên số đã mang lại những cơ hội cũng như thách thức và đang làm thay đổi cách thức, mô hình việc làm của nhiều lực lượng lao động trong đó có báo chí, truyền thông. Những người làm việc trong lĩnh vực này không chỉ cần về năng lực chuyên môn cao mà còn phải đáp ứng tốt cả các tiêu chuẩn đạo đức rất cao về tính chính xác, tính độc lập, tính công bằng, tính bí mật, tính nhân văn, tính trách nhiệm và tính minh bạch.
Thực tế, nguồn lực báo chí truyền thông hiện nay hầu hết chủ yếu được đào tạo theo hình thức truyền thống nhưng nay phải “gồng mình” để làm báo chí, truyền thông trong môi trường của thời đại công nghệ số. Kết quả là nhiều sinh viên báo chí ra trường, trở thành nhà báo nhưng chưa được trang bị nhiều kiến thức, kỹ năng cho tác nghiệp báo chí số. Do đó, công tác đào tạo nguồn nhân lực báo chí, truyền thông cần đổi mới để phù hợp với xu thế phát triển của kỷ nguyên số.
Ông Vũ Hải Quang, Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam cho rằng, tuy các cơ sở đào tạo đã nỗ lực cung cấp các sân chơi nghề cho sinh viên thực hành nghiệp vụ, nhưng nhiều cơ quan báo chí khi tiếp nhận học viên về thực tập hoặc tuyển dụng đều thấy rằng số đông học viên có vẻ khá về lý thuyết và kỹ năng nghề, nhưng kiến thức nền tảng về chính trị, kinh tế, văn hóa… còn rất thiếu và yếu.
Do đó, theo ông Vũ Hải Quang, trong kỷ nguyên số hiện nay, các nhà báo trẻ cần được đào tạo chuyên sâu và tự học về kỹ thuật, công nghệ để làm chủ công nghệ và thành thạo các loại hình thông tin như flycam, livestreaming, chuyển đổi văn bản từ giọng nói, kiểm soát các ứng dụng công nghệ IoT, Big Data, AI… trong quản trị, sản xuất tin bài.
Đứng ở góc độ là cơ sở đầu tiên ở Việt Nam đào tạo, bồi dưỡng cán bộ báo chí chuyên nghiệp, chuyên sâu ở các bậc, hệ khác nhau, PGS.TS Nguyễn Trường Giang, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền nhấn mạnh, chương trình đào tạo ảnh hưởng lớn đến chất lượng truyền thông. Việc đổi mới báo chí cần gắn lý thuyết với thực tiễn, ngoài ra cần có sự kết nối của cơ quan quản lý nhà nước tham gia vào quá trình đào tạo, bồi dưỡng cho sinh viên. Cùng với đó, các cơ sở đào tạo cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như đổi mới phương pháp đào tạo gắn liền với sự thay đổi thói quen, ý thức của giảng viên và sinh viên; tránh suy nghĩ đơn giản hay cực đoan trong đổi mới phương pháp đào tạo; đổi mới đào tạo đồng bộ với đổi mới nội dung, chương trình đào tạo và phương pháp kiểm tra đánh giá cùng nâng cao trình độ giảng viên; đề cao vai trò người thầy; lấy người học làm trung tâm...
Có cùng quan điểm, PGS.TS Võ Thanh Tùng (Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học - Đại học Huế) cũng đề xuất Bộ Thông tin và Truyền thông có sự phối hợp đào tạo trong việc hướng dẫn các quy định pháp luật với báo chí khi hoạt động trong môi trường truyền thông số, cung cấp các bộ quy tắc ứng xử nghề nghiệp để hỗ trợ công tác đào tạo, điều phối công tác phối hợp đào tạo giữa các cơ sở đào tạo báo chí, truyền thông...
Tin liên quan
Báo chí luôn sát cánh cùng các hoạt động của ngành Hải quan trong năm 2024
15:47 | 24/12/2024 Hải quan
Tạp chí Hải quan đứng đầu về mức độ chuyển đổi số trong khối tạp chí Trung ương và địa phương
08:49 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề xuất áp dụng mức thuế suất ưu đãi cho các cơ quan báo chí
17:59 | 28/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng giảm hơn 400 đồng/lít
15:29 | 26/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đổi mới phương thức xúc tiến thương mại cho các sản phẩm đặc sản địa phương
16:20 | 25/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có gì mới?
15:01 | 25/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu đáp ứng nhu cầu mới
09:00 | 25/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phấn đấu GDP vượt 8%
08:20 | 25/12/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp phát triển nguồn nhân lực AI
16:29 | 24/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
15:46 | 23/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hồi phục "sức khoẻ" doanh nghiệp nhà nước sau 6 năm về "siêu Ủy ban"
Hải quan Đồng Nai đề xuất được thí điểm sắp xếp lại bộ máy theo mô hình mới
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 104 phát hành ngày 27/12/2024
Hoàn thuế GTGT năm 2024 tăng 4%
Ngân hàng gấp rút hỗ trợ khách hàng hoàn tất xác thực sinh trắc học
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics