Bản quyền hình ảnh cầu thủ Việt: 2 win hay 1 win?
Việt Nam đã có bản quyền truyền hình AFF Cup 2020 | |
28 cầu thủ Việt Nam sang Hàn Quốc tập huấn cho VCK U23 châu Á | |
Cầu thủ Việt Nam xuất ngoại: Chịu sức ép lớn từ người hâm mộ |
1. Bóng đá hiện đại cũng đã trở thành một ngành kinh doanh siêu lợi nhuận và dĩ nhiên, nguyên tắc "2 win", thậm chí là nhiều... win! cũng phải được đặt lên hàng đầu. Nhưng đó là thứ bóng đá chuyên nghiệp thực sự, hay đúng hơn là thứ bóng đá nuôi sống mình bằng chính những hoạt động kinh doanh bóng đá.
Vì lý do đó mà làng bóng đá nội vừa tạm lắng bởi dịch Covid-19, dù chưa thi đấu trở lại, bất ngờ nóng lên với chuyện làm ăn kinh tế, mà cụ thể ở đây là việc quản lý, phân chia lợi nhận từ bản quyền hình ảnh cầu thủ Việt. Nóng vì câu hỏi 2 win hay 1 win?
Bản quyền hình ảnh cầu thủ không hề là câu chuyện mới. Ngay từ thời mới chuyển sang hoạt động theo cơ chế chuyên nghiệp, với dòng tiền từ doanh nghiệp ồ ạt đổ vào bóng đá đỉnh cao, khái niệm ngôi sao sân cỏ cũng ra đời và bên cạnh giá trị chuyên môn, giới "quần đùi, áo số" cũng đổi đời để vụt sáng khi có thêm giá trị thương mại về mặt hình ảnh cá nhân.
Ban đầu, hình ảnh này được khai thác theo cách thức phổ thông nhất, đơn giản là cầu thủ đi quảng cáo bia, nước giải khát, đồ gia dụng... xịn hơn thì quảng cáo cả xe máy, ôtô trên mặt báo, hay trên truyền hình. Tới bây giờ, khi mà lĩnh vực truyền thông cực kỳ phát triển thì ngoài mảng quảng cáo, các ngôi sao bóng đá dễ dàng kiếm tiền từ các sự kiện truyền thông, quảng bá với mức giá ngất ngưởng (có giá từ 1.000 USD, có khi lên tới 10.000 USD). Thậm chí trước đây, có 1 ngôi sao từ đội U23 Việt Nam sau khi giành ngôi á quân châu lục về còn được 1 công ty truyền thông nhận làm đại diện mời chào với cái giá lên tới hàng tỷ đồng...
Rồi không chỉ quảng cáo, dự các event, sự kiện... thời mà mạng xã hội bao trùm lên tất cả các mặt của đời sống thì đương nhiên với cái name người nổi tiếng của mình, mỗi dòng trạng thái trên facebook, mỗi hình ảnh trên youtube, instagram... cũng mang lại nguồn thu không nhỏ cho các ngôi sao bóng đá!
2. Dù bóng đá Việt Nam chưa tự nuôi sống được chính mình, nhưng rõ ràng chữ Chuyên đã thay đổi toàn bộ đời sống bóng đá. Rõ ràng, nếu so với mặt bằng đời sống bóng đá ở mức khá cao. Vậy như thế nào và tại sao, chuyện kiếm tiền từ bản quyền hình ảnh cầu thủ Việt lại nóng lên khi mà những nguồn thu của họ đều hợp pháp và đến từ bóng đá?
Chuyện là từ thông báo mới nhất của CLB Hà Nội, một trong những mô hình đội bóng được xem là chuyên nghiệp nhất tại Việt Nam hiện tại và cũng có nhiều nhất những ngôi sao sở hữu bản quyền hình ảnh có giá trị khẳng định họ là đơn vị duy nhất sở hữu bản quyền hình ảnh (BQHA) của cầu thủ và "mọi hành vi sử dụng thương hiệu, hình ảnh, các dấu hiệu liên quan đến hình ảnh của cầu thủ vì mục đích thương mại đều phải xin phép CLB".
Hiểu một cách đơn giản, thì Hà Nội là nơi trả lương, quản lý cầu thủ, thì việc các cầu thủ sử dựng hình ảnh vì mục đích thương mại thì đương nhiên phải xin phép, thậm chí là chia khoản lợi nhuận với đội bóng. Bên cạnh đó, Hà Nội cũng toàn quyền yêu cầu các cầu thủ phải có trách nhiệm phục vụ hình ảnh CLB cho mục đích thương mại, bên cạnh yếu tố chuyên môn.
CLB Hà Nội không sai, nhưng nếu nhìn ra bóng đá thế giới, thì chuyện chia sẻ kiểu "win-win" này cũng khá phức tạp. Đơn cử, tại giải Ngoại hạng Anh, CLB có toàn quyền sử dụng hình ảnh và thương hiệu của đội bóng, tuy nhiên, lại phải chia sẻ lợi nhuận với cầu thủ nếu dùng hình ảnh cá nhân của họ để kinh doanh, kể cả đó là hình ảnh thi đấu. Hay tại Tây Ban Nha, Pháp... đội bóng phải đàm phán với các cầu thủ để chia sẽ công bằng bản quyền hình ảnh của họ.
Cái sự nóng từ thông báo của Hà Nội chính là ở chỗ đó. Trên thực tế, nhiều ngôi sao của đội bóng Thủ đô như: Quang Hải, Văn Hậu, Duy Mạnh... sử dụng hình ảnh của mình vào nhiều mục đích cá nhân, hoặc không liên quan đến CLB. Hay mạng xã hội của những cầu thủ này, theo lập luận cũng là thuộc cá nhân, nếu không gắn với hình ảnh, thương hiệu CLB. Chưa kể, một số ngôi sao nổi lên trong màu áo đội tuyển quốc gia, quảng bá hình ảnh bằng tư cách tuyển thủ quốc gia, chứ không phải là màu áo của Hà Nội?
Vĩ thanh: Bóng đá Việt Nam dĩ nhiên chưa thể so sánh và áp dụng bất cứ mô hình quốc tế nào. Rồi những Quang Hải, Văn Hậu, Duy Mạnh... cũng chưa thể so với Ronaldo, Messi, Neymar... với nguồn thu chính từ bản quyền hình ảnh. Nhưng rõ ràng, nếu cầu thủ kiếm được tiền từ ảnh hưởng của bóng đá thì nên tạo điều kiện, bởi lẽ đơn giản, kiếm được thì làm được và chắc chắn đội bóng cũng hưởng lợi. 2 win vẫn tốt hơn 1 win!
Tin liên quan
"Viettel sẽ không để bóng đá Việt Nam phải hổ thẹn ở AFC Champions League"
10:53 | 10/11/2020 Giải trí
Đừng mặc cả với màu cờ, sắc áo
09:00 | 12/09/2020 Giải trí
Lương thầy Park và chuyện cái lý, cái tình...
09:08 | 21/08/2020 Giải trí
HLV Trương Việt Hoàng: “Mourinho Việt Nam” và thử thách cực đại trong năm 2021
10:23 | 31/12/2020 Giải trí
2020 – một năm nhiều mất mát của showbiz Việt
08:28 | 31/12/2020 Giải trí
Thời trang thế giới 2020: Thoát khỏi lối mòn để vượt qua khủng hoảng hậu Covid-19
09:08 | 30/12/2020 Giải trí
Top 10 cầu thủ săn bàn tốt nhất năm 2020: Ibrahimovic và Messi “hít khói” Ronaldo
09:07 | 30/12/2020 Giải trí
Ronaldo vượt qua Messi để giật giải “Cầu thủ xuất sắc nhất thế kỷ”
12:23 | 28/12/2020 Giải trí
Thu Hà phía "Hướng dương ngược nắng"
08:15 | 28/12/2020 Giải trí
Dư âm ĐT Việt Nam 2-2 U22 Việt Nam: Điểm sáng Quang Hải, nỗi lo hàng phòng ngự
08:03 | 28/12/2020 Giải trí
Những sự kiện thể thao nổi bật của năm 2020
07:41 | 28/12/2020 Giải trí
Nhiều nghệ sỹ hàng đầu tham gia đêm nhạc "Quy Nhơn Ngày xanh nắng"
21:46 | 27/12/2020 Giải trí
Top 10 thương vụ chuyển nhượng gây ấn tượng nhất năm 2020
15:21 | 26/12/2020 Giải trí
FIFA phân bổ suất dự World Cup nữ 2023: Thử thách cực lớn cho ĐT nữ Việt Nam
15:56 | 25/12/2020 Giải trí
Tiềm năng phát triển thể thao điện tử tại Việt Nam còn rất lớn
15:47 | 25/12/2020 Giải trí
Chuyển đổi số trong thể thao: Xu hướng phát triển tất yếu
13:17 | 24/12/2020 Giải trí
Tin mới
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
Vinh danh 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
Giảm chi phí logistics: Giải pháp cạnh tranh, thu hút hàng hóa xuất nhập khẩu
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK