Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính ban hành Nghị quyết về lãnh đạo, chỉ đạo thắng lợi nhiệm vụ tài chính ngân sách năm 2021
Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa là một trong những nhiệm vụ cần được tiếp tục triển khai. Ảnh: TBinh. |
Nghị quyết số 01-NQ/BCSĐ của Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính nêu rõ, năm 2021 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm tổ chức Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, bầu cử Quốc hội khóa XV, bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp và là năm đầu tiên thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, các kế hoạch 5 năm theo các nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ.
Để thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết số 01/NQ-CP và Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 1/1/2021 của Chính phủ; đồng thời triển khai thực hiện phương châm hành động năm 2021 của Chính phủ: “Đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, khát vọng phát triển”, phấn đấu hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2021, Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, các tổ chức, đơn vị trong toàn ngành Tài chính tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, cụ thể:
Một là, điều hành chính sách tài khóa hiệu quả; củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế; quyết liệt công tác thu ngân sách; quản lý chi ngân sách chặt chẽ; siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính.
Theo đó, kiểm soát chặt chẽ bội chi NSNN năm 2021 trong phạm vi 4%GDP, phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi, để giảm bội chi NSNN. Tiếp nhận có hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi nước ngoài; Tăng cường phối hợp trong việc phát hành trái phiếu Chính phủ, điều hành ngân quỹ nhà nước và cân đối ngoại tệ, đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ chi NSNN theo dự toán. Phấn đấu đến cuối năm 2021, dư nợ công không quá 46,1%GDP, nợ Chính phủ không quá 41,9%GDP. Các Bộ, ngành, địa phương tăng cường phối hợp thực hiện kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc vay, sử dụng vốn vay, trả nợ, nhất là đối với các hiệp định vay mới, vay nước ngoài, vay có bảo lãnh của Chính phủ. Tiếp tục thực hiện các giải pháp cơ cấu lại danh mục nợ công theo hướng an toàn, bền vững. Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng nợ công, không để ảnh hưởng đến xếp hạng tín nhiệm quốc gia.
Đồng thời, đẩy mạnh cơ cấu lại ngân sách nhà nước và tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính-ngân sách, chống thất thu, chống chuyển giá, trốn lậu thuế, giảm tỷ lệ nợ đọng thuế. Tiếp tục triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, phấn đấu đạt và vượt các mục tiêu tài chính-ngân sách, nợ công tại các Nghị quyết của Đảng, của Quốc hội; cải thiện tính chủ động, bền vững của ngân sách nhà nước. Tiếp tục kiểm soát lạm phát ở mức dưới 4% theo chỉ tiêu Quốc hội và Chính phủ đề ra, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế.
Hai là, tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài chính – ngân sách nhà nước.
Trong đó, nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung chính sách pháp luật về thuế nhằm cơ cấu lại nguồn thu; rà soát, xây dựng, triển khai các giải pháp chính sách thuế, phí, lệ phí phù hợp với tình hình thực tế để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, người lao động bị mất việc, thiếu việc làm, bị giảm sâu thu nhập do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, khôi phục sản xuất, kinh doanh. Tiếp tục hoàn thiện các quy định về tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và khuôn khổ pháp lý về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan; kết nối và chia sẻ thông tin trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh hàng hóa, người và phương tiện vận tải theo cơ chế một cửa quốc gia; hoàn thiện quy định về kinh doanh casino, đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế, kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài,...
Ba là, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa trong lĩnh vực tài chính, góp phần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh quốc gia.
Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các giải pháp cải cách thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực tài chính nhằm cải thiện Chỉ số nộp thuế và Chỉ số giao dịch thương mại qua biên giới trong đánh giá xếp hạng của Ngân hàng Thế giới đối với Việt Nam về Chỉ số môi trường kinh doanh; Phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu nâng xếp hạng trong năm 2021: (1) Chỉ số Nộp thuế và Bảo hiểm xã hội lên 8-10 bậc; (2) Chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới lên 10-15 bậc.
Đồng thời, tăng cường kiểm tra việc thực hiện hoạt động cải cách, kiểm soát thủ tục hành chính nhằm đánh giá tình hình giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp và kịp thời chấn chỉnh, nâng cao vai trò trách nhiệm của cán bộ, công chức trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính; Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc.
Bốn là, tăng cường quản lý tài chính doanh nghiệp, đẩy mạnh tái cấu trúc, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.Theo đó, tăng cường quản lý tài chính doanh nghiệp, đẩy mạnh tái cấu trúc, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, trong đó tiếp tục hoàn thiện các quy định về quản lý tài chính, các quy định về phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp nhà nước...
Năm là, tăng cường công tác quản lý giá theo cơ chế thị trường.Theo đó, kiểm soát chặt chẽ yếu tố hình thành giá đối với mặt hàng bình ổn giá; các hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, hàng hóa, dịch vụ được mua sắm từ nguồn ngân sách nhà nước; hàng dự trữ quốc gia; hàng hóa, dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công, các mặt hàng kê khai giá… Tăng cường vai trò giám sát thị trường: Kiểm tra, giám sát giá cả các mặt hàng thiết yếu do Nhà nước quản lý. Kiểm tra giám sát các doanh nghiệp thẩm định giá nhằm từng bước lành mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động thẩm định giá góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.
Sáu là, tiếp tục phát triển đồng bộ, vận hành thông suốt thị trường tài chính và dịch vụ tài chính. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh phát triển toàn diện và đồng bộ thị trường tài chính, dịch vụ tài chính bao gồm thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu, thị trường bảo hiểm, kế toán - kiểm toán. Triển khai đồng bộ các giải pháp theo Đề án cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược kế toán – kiểm toán giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2035.
Bảy là, nâng cao hiệu lực hiệu quả trong quản lý, sử dụng tài sản công, tăng cường nguồn lực dự trữ quốc gia để ứng phó kịp thời các tình huống đột xuất, cấp bách xảy ra và các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao
Tám là, tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, công tác thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Trong đó, tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại và vi phạm sở hữu trí tuệ đảm bảo kiểm soát chặt chẽ hàng hóa xuất, nhập khẩu góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước; kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm pháp luật. Chấn chỉnh, tăng cường kỷ luật trong việc chấp hành pháp luật về NSNN. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và công khai, minh bạch việc sử dụng NSNN, tài sản công, nhất là các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, lãng phí. Thực hiện nghiêm các kết luận thanh tra và việc xử lý sau thanh, kiểm tra, kiểm toán đối với những trường hợp vi phạm, gây lãng phí tiền, tài sản nhà nước, tài nguyên thiên nhiên.
Chín là, hoàn thiện khung khổ pháp lý, đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, giá dịch vụ công. Trong đó, đẩy mạnh tiến độ thực hiện cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập. Rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách khuyến khích ưu đãi và thúc đẩy xã hội hóa trong cung ứng dịch vụ sự nghiệp công...
Mười là, xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị; Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong xây dựng pháp luật, thực thi công vụ; xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, vi phạm pháp luật, sách nhiễu người dân và doanh nghiệp.
Mười một, tăng cường triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và cuộc cách mạng công nghiệp lần thư 4 trong lĩnh vực Tài cính – ngân sách; Tăng cường hiện đại hóa ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực quản lý của ngành tài chính.
Mười hai, tăng cường và chủ động hội nhập tài chính quốc tế. Tích cực tham gia các hoạt động hợp tác tài chính khu vực và quốc tế. Thực hiện đồng bộ các giải pháp hội nhập và hợp tác tài chính quốc tế nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp, gián tiếp từ nước ngoài, thu hút có hiệu quả nguồn vốn ODA và các nguồn vốn trung và dài hạn phục vụ phát triển sản xuất – kinh doanh, thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế.
Mười ba, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền và quy hoạch phát triển các cơ quan báo chí ngành Tài chính và làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, định hướng đối với các nội dung cơ chế, chính sách pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính. Thực hiện nghiêm quy chế phát ngôn, tăng cường kỷ cương hoạt động báo chí trong toàn ngành Tài chính.
Tin liên quan
Bộ trưởng Tài chính: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số
19:15 | 08/01/2025 Tài chính
Lên các kịch bản điều hành giá phù hợp cho năm 2025
21:32 | 07/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng gửi thư chúc mừng năm mới 2025
10:46 | 01/01/2025 Tài chính
Dự kiến phát hành 500.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong năm 2025
16:55 | 15/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 81%
13:58 | 15/01/2025 Tài chính
5 hình thức sắp xếp lại, xử lý nhà đất
07:42 | 15/01/2025 Tài chính
Nhiều bộ, ngành, địa phương có khối lượng đối tượng kiểm kê lớn
20:28 | 14/01/2025 Tài chính
Cải cách hành chính, hiện đại hóa góp phần nâng cao năng lực quản lý của KBNN
09:44 | 14/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Giải ngân gần 700.000 tỷ vốn cho sản xuất
10:38 | 13/01/2025 Tài chính
Vì sao lạm phát ở Việt Nam ở mức thấp trong 10 năm qua?
20:49 | 09/01/2025 Tài chính
Ngành Tài chính thi đua hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025
19:16 | 08/01/2025 Tài chính
Ngưỡng nợ thuế bị cấm xuất cảnh đang được đề xuất là phù hợp
21:32 | 07/01/2025 Thuế - Kho bạc
Báo chí: Nguồn thông tin quan trọng giúp người dân, doanh nghiệp nắm bắt kịp thời chính sách tài chính
21:31 | 07/01/2025 Tài chính
10 sự kiện nổi bật của ngành Thuế năm 2024
20:42 | 03/01/2025 Thuế - Kho bạc
Kỳ vọng thị trường chứng khoán năm 2025 sẽ phát triển đột phá cả về quy mô, chất lượng
16:44 | 02/01/2025 Chứng khoán
Phấn đấu hoàn thành toàn diện nhiệm vụ công tác thuế năm 2025
09:15 | 02/01/2025 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics