Bài toán năng suất lao động: Cần giải quyết toàn diện, gấp rút và hiệu quả hơn
Thủ tướng nêu 6 nhóm nhiệm vụ trọng tâm để tăng năng suất lao động | |
Sắp diễn ra hội nghị “Cải thiện năng suất lao động quốc gia” |
Mức NSLĐ của Việt Nam hiện nay vẫn rất thấp so với các nước trong khu vực. Ảnh: ST. Ảnh: N.Huế. |
NSLĐ của Việt Nam chỉ đứng trên Campuchia
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê tại Hội nghị Cải thiện năng suất lao động Quốc gia được tổ chức ngày 7/8, năng suất lao động (NSLĐ) của Việt Nam thời gian qua tiếp tục cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm và là quốc gia có tốc độ tăng NSLĐ cao trong khu vực ASEAN. Với mức tăng trưởng kinh tế năm 2018 đạt 7,08%, NSLĐ toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2018 ước tính đạt 102,2 triệu đồng/lao động (tương đương 4.521 USD/lao động). Tuy nhiên, báo cáo của Tổng cục Thống kê cũng nhấn mạnh: “Mức NSLĐ của Việt Nam hiện nay vẫn rất thấp so với các nước trong khu vực, đáng chú ý là khoảng cách chênh lệch tuyệt đối vẫn tiếp tục gia tăng”. Tính theo sức mua tương đương năm 2011, NSLĐ của Việt Nam năm 2018 chỉ bằng 7,3% mức năng suất của Singapore; 19% của Malaysia; 37% của Thái Lan; 44,8% của Indonesia. Được biết, so với các nước trong khu vực ASEAN thì hiện nay NSLĐ của Việt Nam chỉ đứng trên Campuchia. Điều này cho thấy nền kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với thách thức rất lớn trong thời gian tới để có thể bắt kịp mức NSLĐ của các nước.
Số liệu thống kê cũng cho thấy, ngành khai khoáng có NSLĐ cao nhất do đây là ngành có tính đặc thù, giá trị sản phẩm khai khoáng bao gồm cả giá trị tài nguyên thiên nhiên, tiếp đến là ngành sản xuất, phân phối điện, ga, nước nóng, khí đốt; hoạt động kinh doanh bất động sản; tài chính, ngân hàng, bảo hiểm… Các ngành xây dựng, công nghiệp chế biến, chế tạo, vận tải, kho bãi, bán buôn, bán lẻ, dịch vụ lưu trú ăn uống nhìn chung NSLĐ thấp. Nông, lâm nghiệp và thủy sản là ngành có NSLĐ thấp nhất trong các ngành kinh tế.
Nói về các yếu tố ảnh hưởng đến tăng năng suất lao động ở Việt Nam, ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, có nhiều nguyên nhân khiến cho mức NSLĐ của Việt Nam thấp hơn các nước trong khu vực và trên thế giới, trong đó có một số nguyên nhân chủ yếu như: quy mô nền kinh tế Việt Nam còn nhỏ, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực nhưng còn chậm (các ngành công nghiệp, dịch vụ mang tính chất động lực hay huyết mạch của nền kinh tế như tài chính, ngân hàng, du lịch của nước ta còn chiếm tỷ trọng thấp), máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ còn lạc hậu và chất lượng nguồn nhân lực hạn chế, trình độ tổ chức, quản lý và hiệu quả sử dụng các nguồn lực còn nhiều bất cập. Bên cạnh đó, quá trình đô thị hóa, tích tụ công nghiệp diễn ra chậm, vẫn còn có những “rào cản” từ thể chế và khu vực DN chưa thực sự là động lực quyết định tăng trưởng NSLĐ.
Theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, hơn bao giờ hết, việc cải thiện năng suất lao động của nước ta là nhiệm vụ cốt lõi, cấp thiết và có ý nghĩa hết sức quan trọng, ý nghĩa sống còn nhằm thúc đẩy tăng trưởng, vượt qua bẫy thu nhập trung bình, tránh tụt hậu, thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước trên thế giới. “Một lần nữa, bài toán tăng nhanh năng suất lao động được đặt ra và cần phải có lời giải một cách toàn diện hơn, gấp rút hơn, hiệu quả hơn, nhất là trong bối cảnh chúng ta đang dự kiến đặt mục tiêu phát triển cao trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm tới”, Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh.
Khu vực doanh nghiệp đóng vai trò quyết định tăng NSLĐ
Theo các chuyên gia, để tránh nguy cơ tụt hậu và vượt qua bẫy thu nhập trung bình, Việt Nam cần tập trung chuyển sang mô hình tăng trưởng dựa trên năng suất, chất lượng và hiệu quả, trong đó trọng tâm là cải thiện NSLĐ để tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững trong tương lai.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, khu vực DN chiếm vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế. Nâng cao NSLĐ khu vực DN đóng vai trò quyết định tới việc nâng cao NSLĐ của toàn bộ nền kinh tế. Theo đó, các DN cần đẩy mạnh sự chủ động trong các giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị DN hướng tới mục tiêu nâng cao NSLĐ, thúc đẩy các sáng kiến kinh doanh, ứng dụng các mô hình quản trị DN tốt, hiện đại, nhất là các DNNN, tăng cường liên kết, hợp tác phát triển giữa DN trong nước và DN FDI.
“DN cần xác định chiến lược kinh doanh phù hợp, phát triển những sản phẩm mới có giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ cao; tập trung đầu tư nâng cao năng lực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất, quản trị DN để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh; sử dụng sức lao động hiệu quả chính là một trong những giải pháp tối ưu để nâng cao NSLĐ”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.
Kiến nghị giải pháp về vấn đề tăng NSLĐ, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, cần giải quyết vấn đề thể chế, theo đó các nguồn lực như vốn, tài nguyên, lao động... phải được dồn chảy vào khu vực có hiệu quả nhất, đó chính là DN. Đồng thời, tiếp tục thúc đẩy quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ nông nghiệp sang dịch vụ theo hướng số lượng lao động trong nông nghiệp năng suất thấp chỉ dưới 10%. Cũng theo đại diện VCCI, không chỉ DN (vốn chiếm 10% GDP), chúng ta cần phải nâng cao NSLĐ của hộ kinh doanh (vốn chiếm tới 30% GDP) với 9 triệu lao động. Muốn vậy, phải đổi mới, cải thiện về quản trị, đổi mới về công nghệ. “Không thể có có NSLĐ cao nếu không minh bạch, vì thế phải làm sao đưa được 5 triệu hộ kinh doanh vào khu vực DN, bảo vệ, nâng đỡ họ và để họ được hưởng những hỗ trợ dành cho DNNVV, từ đó đóng góp nhiều hơn cho GDP”, ông Vũ Tiến Lộc nói.
Chỉ đạo về vấn đề quan trọng này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, chỉ số NSLĐ tại Việt Nam chưa cao do xuất phát điểm thấp nhưng “tiềm lực trong mỗi người dân của chúng ta rất lớn, chúng ta phải có niềm tin vào điều đó”. Điều này thể hiện mức tăng NSLĐ của Việt Nam cao hơn nhiều so với các nước ASEAN cũng như nhiều nước trên thế giới. Cụ thể, năm 2018, tốc độ tăng NSLĐ khoảng 6% so với năm 2017. Bình quân giai đoạn 2016 – 2018 tăng 5,8%.
Chỉ ra nguyên nhân khiến NSLĐ chưa cao như vì các điểm nghẽn về thể chế kinh tế, trình độ, kỹ năng nguồn nhân lực còn thấp, thiếu nhân lực kỹ năng cao, động cơ sáng tạo đổi mới còn thiếu và yếu..., Thủ tướng cho rằng để thúc đẩy tăng NSLĐ, đầu tiên là phải cải cách thể chế để khắc phục “nút thắt” nêu trên. Cần nâng cao năng lực quản trị Nhà nước, năng lực cạnh tranh quốc gia, nâng cấp chất lượng môi trường kinh doanh, xây dựng cơ chế để mọi lao động được trao cơ hội, qua đó có thể phát huy tối đa năng lực của mình, đóng góp vào sự thịnh vượng chung của nền kinh tế và xã hội. Bên cạnh đó, một hướng quan trọng để giải bài toán năng suất hiện nay là thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, từ lao động giản đơn sang lao động có kỹ năng. Ngoài ra, cần tiếp tục cải cách khu vực tài chính ngân hàng để dòng vốn chảy vào khu vực có năng suất cao nhất. Khu vực DNNN cũng cần cải cách mạnh mẽ và nhanh hơn nữa để khơi thông và giải phóng các nguồn lực cho phát triển, thúc đẩy, hỗ trợ khu vực tư nhân và các khu vực khác như hợp tác xã trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế, đặc biệt là khuyến khích tinh thần khởi nghiệp sáng tạo.
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng: Việc sớm thành lập Ủy ban Năng suất quốc gia là rất cần thiết, trong đó, hình thành bộ máy, cơ quan chuyên sâu về năng suất lao động thực hiện nhiệm vụ điều phối, phối hợp các động lực tăng năng suất quốc gia của Việt Nam. Đồng thời, khẩn trương xây dựng và thực hiện Chiến lược quốc gia về nâng cao năng suất lao động của Việt Nam với mục tiêu chung và cụ thể trong từng giai đoạn để năng suất lao động của Việt Nam bắt kịp các nước trong khu vực. |
Tin liên quan
FTA Index giúp đo lường hiệu quả thực thi các FTA
09:20 | 13/12/2024 Kinh tế
Tổng kết Chuyên án A724p: Hiệu quả từ công tác hiệp đồng phối hợp
10:43 | 21/11/2024 An ninh XNK
Ngành Hải quan nâng cao hiệu quả thu trong những tháng cuối năm
16:43 | 16/10/2024 Hải quan
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
09:28 | 23/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng dự Tọa đàm về phát triển toàn cầu trong Kỷ nguyên Thông minh
14:00 | 22/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Lãnh đạo Việt Nam gửi thư chúc mừng Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ Donald Trump
10:24 | 21/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 16/1/2025
15:51 | 16/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Warsaw, bắt đầu thăm Ba Lan
15:12 | 16/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Cần có các giải pháp đột phá nhằm nâng cao giá trị thương mại hai chiều Việt-Nga
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Những thông điệp quan trọng trong chuyến công tác châu Âu của Thủ tướng
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Hải quan 2014 để đáp ứng yêu cầu đổi mới
09:45 | 15/01/2025 Hải quan
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
09:04 | 14/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển thành Đại học Kinh tế Quốc dân: Hướng tới cơ cấu đa ngành hợp lý
21:09 | 12/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Du lịch Việt Nam đón tín hiệu lạc quan từ lượng lớn khách quốc tế đầu năm 2025
16:26 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vingroup công bố chương trình hành động “Vì Thủ đô trong xanh”
14:53 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 9/1
16:46 | 09/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ
Cuộc bứt phá trên thị trường châu Âu của thương hiệu ôtô Trung Quốc
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics