Áp lực hành chính về cải thiện môi trường kinh doanh cần được tiếp tục
Thưa ông, sau 5 năm thực hiện cải thiện môi trường kinh doanh thì cải cách vẫn được đánh giá là chưa đi vào thực chất. Xin ông cho biết nhận định của ông về vấn đề này?
Mức độ thực chất của các ngành, các chỉ số là khác nhau. Thực chất ở đây có nghĩa là có sự khác biệt giữa các báo cáo của các cơ quan Nhà nước có liên quan và tác động thực tế tới doanh nghiệp và ở đây có khoảng cách tương đối lớn. Trên thực tế có những nơi, những lúc việc cải thiện môi trường kinh doanh được sửa đổi một cách không thực chất, có nghĩa là chỉ bỏ từ ngữ cho ngắn gọn hơn chứ không thay đổi thực chất điều kiện kinh doanh, hoặc chỉ bãi bỏ những điều kiện kinh doanh không thực sự có ý nghĩa với doanh nghiệp, ví dụ như bãi bỏ giấy chứng nhận kinh doanh trong 1 hồ sơ nào đó. Tôi cho rằng, những gì không cần thiết thì nên bãi bỏ. Như vậy, vẫn còn khoảng cách giữa bãi bỏ điều kiện kinh doanh với tác động tới doanh nghiệp. Khoảng cách này ngoài việc thay đổi trên văn bản có thực chất hay không, còn là việc triển khai thực hiện trên thực tế như thế nào, trong khi đó việc triển khai thực hiện trên thực tế phụ thuộc nhiều yếu tố. Nhưng yếu tố đầu tiên phải là văn bản phải cụ thể, hợp lý, khi soạn thảo văn bản có duy nhất một mục đích là tạo thuận lợi càng nhiều càng tốt, khi đó mới thực sự tốt cho doanh nghiệp, còn soạn thảo văn bản vẫn giữ lại quyền lợi cho mình thì chắc chắn tác động tới doanh nghiệp sẽ không đạt mục tiêu.
Vậy những hạn chế này cần được khắc phục như thế nào trong quá trình tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh theo tinh thần Nghị quyết 02/2019/NQ-CP, thưa ông?
Về khắc phục, tôi cho rằng, trước hết áp lực hành chính của Thủ tướng Chính phủ vẫn phải được tiếp tục. Hai là, việc triển khai thực hiện do chính quyền địa phương cấp sở, cấp huyện thực hiện, do đó vai trò, vị trí của Chủ tịch UBND địa phương là rất quan trọng, vì trên thực tế, một cán bộ công chức nào đó có thể yêu cầu người dân, doanh nghiệp viết hoa hay viết thường, dấu chấm hay dấu phẩy... cách sửa như thế là cố tình tạo ra những ngăn cản, tạo ra hàng rào gây khó dễ cho doanh nghiệp, mục đích cuối cùng là tư lợi. Do đó, giám sát của người đứng đầu địa phương đối với công tác triển khai thực hiện này là rất quan trọng, và giám sát này phải lấy thông tin từ doanh nghiệp, từ báo chí. Hễ một công chức được phản ánh có hiện tượng cố tình gây sách nhiễu cho doanh nghiệp thì nên tự động được thay thế, chuyển cho người khác làm. Trên thực tế khi chúng tôi đi điều tra gặp vô vàn trường hợp gây sách nhiễu như thế. Báo chí cần vào cuộc nhiều hơn, theo sát doanh nghiệp hơn để phản ánh nhiều hơn về những hiện tượng đó.
Hai chỉ số phá sản doanh nghiệp và giải quyết tranh chấp hợp đồng là những chỉ số gần như không có sự cải thiện trong thời gian qua. Theo ông, năm 2019 cũng như những năm tiếp theo, cần làm gì để hai chỉ số này được cải thiện nhằm tháo gỡ khó khăn, giải phóng tiềm năng cho doanh nghiệp?
Như tôi đã nói, đây là hai chỉ số rất quan trọng của môi trường kinh doanh. Tuy nhiên, hai chỉ số này của chúng ta rất thấp, trong 5 năm qua về cơ bản không có cải cách.
Về chỉ số giải quyết tranh chấp hợp đồng, trong kinh doanh bao giờ cũng có tranh chấp hợp đồng, nếu giải quyết tranh chấp hợp đồng hiệu quả, hiệu lực người dân và doanh nghiệp tin rằng, khi có tranh chấp thì sẽ có những cơ quan sẽ giải quyết tranh chấp đó một cách công bằng, hiệu quả và nhanh chóng, doanh nghiệp sẽ chấp nhận nhiều rủi ro hơn để mở rộng kinh doanh, thiết lập mối quan hệ làm ăn với những đối tác chưa quen biết hoặc những đối tác có rủi ro. Điều này thúc đẩy nền kinh tế năng động hơn. Rủi ro càng lớn thì cơ hội lợi nhuận của doanh nghiệp càng cao, quy mô và không gian hoạt động của doanh nghiệp sẽ được mở rộng. Cùng với đó nếu giải quyết tranh chấp hợp đồng nhanh thì sẽ xử lý được tài sản tranh chấp để chuyển sang thương vụ làm ăn mới. Hoặc với chỉ số phá sản doanh nghiệp, những doanh nghiệp không hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả, những cơ hội hoặc những tài sản của các doanh nghiệp đó đáng lẽ phải được chuyển đổi đến những người quản lý tốt hơn, chuyển từ những tài sản không hoạt động, không sản xuất sang tài sản hoạt động sẽ giải phóng tiềm năng.
Đây là hai chỉ số thuộc trách nhiệm của Tòa án, nhưng ngành Tòa án không phải ngành chuyên về làm luật mà là sử dụng luật, vì làm luật là nhu cầu của Chính phủ bởi Chính phủ cần quản lý xã hội. Tuy Chính phủ, Bộ KH&ĐT đã có công văn đề nghị ngành Tòa án hợp tác với Chính phủ và các cơ quan liên quan để cải thiện hai chỉ số này nhưng đến tháng 1/2019 chúng tôi vẫn chưa nhận được phản hồi. Năm 2019, Chính phủ giao Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm phối hợp với ngành Tòa án và các cơ quan liên quan để cải thiện, cải cách hai chỉ số này. Hy vọng rằng với sự vào cuộc chủ động tích cực của Bộ Tư pháp, ngành Tòa án sẽ có sự phối hợp tích cực hơn để cải thiện môi trường kinh doanh. Tôi muốn nhấn mạnh, đây là hai chỉ số cực kỳ quan trọng đối với nền kinh tế thị trường và nếu không cải thiện được thì tôi tin rằng chúng ta không vào được nhóm ASEAN 4 như mục tiêu đề ra.
Xin ông cho biết một số điểm mới, khác biệt trong Nghị quyết 02 kỳ vọng đem lại những làn gió mới trong cải thiện môi trường kinh doanh của năm 2019?
Nghị quyết 02 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh năm 2019 có một số điểm khác biệt. Nghị quyết lần này không đề ra những nhiệm vụ cụ thể, giải pháp cụ thể giao cho từng bộ, ngành, thay vào đó, Nghị quyết xác định từng chỉ số, chỉ tiêu cụ thể và mục tiêu của từng chỉ tiêu, chỉ số. Mục tiêu cuối cùng là phải vào nhóm ASEAN 4. Nghị quyết giao từng Bộ trưởng chịu trách nhiệm thực hiện từng mục tiêu đó, còn thực hiện như thế nào, làm khi nào do Bộ trưởng quyết định. Theo đó, trách nhiệm của các Bộ trưởng ngày càng được đề cao, ông Bộ trưởng hoặc người đứng đầu ngành phải chịu trách nhiệm về từng chỉ số, chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc đạt được các mục tiêu được giao. Sau này nếu không đạt được mục tiêu, Bộ trưởng sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Bên cạnh đó, Chính phủ xác định tập trung chỉ đạo 4 lĩnh vực trọng tâm trong cải thiện môi trường kinh doanh năm 2019, trong đó có hai nhiệm vụ đã có từ trước. Lĩnh vực thứ nhất là tiếp tục cắt bỏ, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, vì trên thực tế các doanh nghiệp đang kêu ca phàn nàn rất nhiều về những vướng mắc, rào cản trong thực hiện các điều kiện kinh doanh. Những cải cách vừa qua tuy rất quyết liệt nhưng doanh nghiệp phản ánh những cải cách đó phần nào đó chưa thực chất, chưa tác động đúng tới doanh nghiệp, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp như những báo cáo hành chính mà các cơ quan nhà nước trình lên. Lĩnh vực thứ hai là cải cách kiểm tra chuyên ngành, vì năm 2018 chúng ta chưa đạt mục tiêu. Đây vẫn là lĩnh vực mà chi phí tuân thủ về thời gian, tiền bạc để thực hiện các thủ tục XNK, đặc biệt là các thủ tục kiểm tra chuyên ngành của Việt Nam vẫn đứng cao nhất trong số các nước ASEAN, gấp 2 lần so với Thái Lan, 3 lần so với Malaysia và nhiều lần so với Singapore.
Lĩnh vực thứ ba tập trung cải thiện trong năm 2019 là thanh toán điện tử với dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 với mục tiêu là thanh toán hiện nay phải làm sao giảm tối đa tiếp xúc giữa người dân, doanh nghiệp và công chức có liên quan, bởi trên thực tế, nếu phải tiếp xúc trực tiếp là cơ hội cho tham nhũng vặt, là chỗ mà công chức cố tình gây phiền hà khó khăn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, làm việc này không dễ. Và lĩnh vực thứ tư là phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, hỗ trợ khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Hiện nay có ý kiến cho rằng Việt Nam đã có hệ thống đổi mới sáng tạo rồi, nhưng chúng tôi thấy điều này là chưa thực chất.
Trân trọng cảm ơn ông!
Ông Nguyễn Chí Dũng,Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: “Năm 2019 chúng ta phải duy trì cho được cải cách thủ tục hành chính và cải thiện môi trường kinh doanh một cách thực chất hơn nữa, hiệu quả hơn nữa. Phải làm sao tạo thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp gia nhập thị trường, làm giảm chi phí cho doanh nghiệp để thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển, thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân phát triển. Đấy là việc chúng ta đã làm tốt trong thời gian vừa qua nhưng năm tới chúng ta phải tiếp tục làm nữa và thực chất hơn. Chúng ta phải tập trung vào khu vực kinh tế tư nhân, bởi dù đã có những phát triển hết sức mạnh mẽ thông qua doanh nghiệp thành lập mới, thu hút vốn đầu tư trong tổng đầu tư toàn xã hội rất lớn, có rất nhiều dự án, công trình doanh nghiệp tư nhân có đóng góp nhất định trong những năm vừa qua, nhưng hiện nay doanh nghiệp tư nhân thực sự có nhiều khó khăn, nhiều rào cản, chúng ta phải có sự hỗ trợ, những chính sách, đặc biệt tháo gỡ những khó khăn, tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp, để làm sao có cuộc chơi công bằng, minh bạch và theo kịp cơ chế thị trường”. “Điều đáng mừng là hiện nay, để thúc đẩy quá trình hoàn thiện thể chế, Thủ tướng Chính phủ đã thúc giục các cơ quan quản lý áp dụng các nguyên tắc minh bạch, áp dụng công nghệ, thực hiện thủ tục trực tuyến… nên vừa giảm thiểu những tiêu cực, nhũng nhiễu của cơ quan công quyền, vừa giảm thời gian, chi phí hoạt động cho doanh nghiệp. Do vậy, thời gian tới, việc cải thiện cần hướng tới môi trường kinh doanh minh bạch, giúp người dân hiểu họ được làm gì, giúp cán bộ, công chức biết được họ chỉ được làm gì. Đặc biệt, điều quan trọng là phải thay đổi được tư duy, nâng cao trách nhiệm vì sự phát triển của người dân, doanh nghiệp đối với đội ngũ xây dựng hệ thống pháp luật kinh doanh; phải trở thành tư duy chung, hành động chung cho các bộ, ngành. Ví dụ như Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm được ban hành đã cắt giảm 95% điều kiện kinh doanh, đây là minh chứng của tư duy thay đổi, quyết tâm cải cách cao. Nếu các bộ làm được như Bộ Y tế thì chúng ta có sự chuyển động quyết liệt, ngay lập tức, nhờ đó việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam sẽ được nâng cấp”. Hoài Anh (ghi) |
Tin liên quan
Vinh danh 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
08:49 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm khả năng cán đích 16 tỷ USD
14:57 | 05/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giảm chi phí logistics: Giải pháp cạnh tranh, thu hút hàng hóa xuất nhập khẩu
08:49 | 05/11/2024 Kinh tế
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Honda Việt Nam: Lựa chọn hybrid cho ô tô
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm khả năng cán đích 16 tỷ USD
HSG 7 lần liên tiếp được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam
Quảng Ninh: Khởi tố 44 vụ/66 đối tượng về buôn lậu
Hải quan Nghệ An: Thu ngân sách vượt thách thức sớm về đích
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK