Ấn tượng tăng trưởng xuất nhập khẩu 2021
Những ngành hàng tăng trưởng ấn tượng góp vào “trái ngọt” 600 tỷ USD kim ngạch XNK | |
Loạt nhóm hàng nhập khẩu tăng trưởng tỷ USD | |
Dấu ấn xuất khẩu hàng hoá 10 năm 2011-2020: Từ nhập siêu sang xuất siêu |
Bốc xếp hàng hóa tại cảng Đình Vũ (Hải Phòng). Ảnh: TTXVN |
Rút ngắn “bước nhảy” lập kỷ lục
Trong số các ngành hàng XK của Việt Nam, dệt may là cái tên gợi không ít ấn tượng. Đây không chỉ là ngành hàng tạo dấu ấn qua gần 30 năm kim ngạch XK liên tục tăng trưởng (trừ năm 2020) mà còn bởi quá trình phát triển sản xuất, XNK dệt may khá đồng hành với chặng đường thăng trầm XNK hàng hoá Việt Nam nói chung.
Sau 21 năm đổi mới, năm 2007, XNK Việt Nam mới vượt mốc 100 tỷ USD đầu tiên. Sau đó, giai đoạn 2008-2015, cứ sau mỗi 4 năm, XNK lại tăng 100 tỷ USD. Từ 2016-2021, sau mỗi 2 năm XNK lại tăng thêm 100 tỷ USD. Đặc biệt, trong 2 năm 2020, 2021 bất chấp tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 đến kinh tế Việt Nam và kinh tế thế giới, XNK Việt Nam vẫn tăng thêm 100 tỷ USD. Tính đến 15/12, kim ngạch XNK của Việt Nam đã đạt 633 tỷ USD. |
Trò chuyện với phóng viên Tạp chí Hải quan một ngày cuối năm 2021, ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) hồ hởi chia sẻ. “Ngành dệt may từ chỗ XK không đáng kể, đến khi hội nhập với khu vực, thế giới, ký kết hàng loạt FTA tăng lên rất nhanh”.
Vị Phó Chủ tịch Hiệp hội đặc biệt nhấn mạnh dấu mốc khi Việt Nam ký Hiệp định thương mại với Mỹ năm 2000, XK dệt may mới đạt 2,1 tỷ USD. Sau đó, khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2007, XK dệt may đã đạt 7,8 tỷ USD. Sau năm 2020 gặp nhiều khó khăn do Covid-19, cả năm 2021 XK dệt may dự báo cán đích 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020 và tăng 0,3% so với năm 2019.
“Đóng vai trò quyết định trong thúc đẩy XK dệt may Việt Nam là quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Việc ký kết, thực thi hàng loạt Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã mở rộng thị trường XK cho ngành dệt may Việt Nam nói riêng cũng như nền kinh tế nói chung”, ông Cẩm đánh giá.
Tương tự "lát cắt" ngành dệt may, XK nói riêng, XNK nói chung của Việt Nam từ trước tới nay đã từng bước phát triển ở giai đoạn đầu, tiến tới tăng trưởng ấn tượng, thậm chí có thể coi là "thần tốc" ở giai đoạn sau. TS. Lê Quốc Phương, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) phân tích: Khi Việt Nam bắt đầu công cuộc đổi mới kinh tế vào năm 1986, tổng kim ngạch XNK chỉ khoảng 1 tỷ USD. Con số này sau 35 năm tăng trưởng mạnh đã đạt trên 600 tỷ USD năm 2021. Việt Nam trở thành cường quốc XK.
"Đáng chú ý, thời gian để XNK Việt Nam tăng thêm mỗi 100 tỷ USD ngày càng ngắn lại. Đây là tốc độ rất nhanh, tích cực, thể hiện XNK Việt Nam hiện nay đã phát triển rất mạnh, đạt quy mô rất lớn. Về góc độ thị trường XK, ban đầu Việt Nam chỉ có hoạt động XNK với một số nước chủ yếu trong khối Liên Xô cũ, song hiện nay XNK đã được thực hiện với hầu hết 240 nền kinh tế trên thế giới”, chuyên gia Lê Quốc Phương nói.
Hài hoà mục tiêu ngắn hạn và dài hạn
Khẳng định XNK của Việt Nam thời gian qua đã đạt kết quả khá ấn tượng, song PGS.TS Phạm Tất Thắng, Nghiên cứu viên cao cấp của Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương (Bộ Công Thương) không ít lần khẳng định, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế nổi cộm cần lưu ý. Điển hình là XK hàng hoá phụ thuộc quá nhiều vào khối FDI. Vai trò của DN nội địa trong XK đã tiến bộ nhưng chưa như kỳ vọng. Sự liên kết của DN nội địa và DN FDI chưa được thể hiện rõ. “Đáng chú ý, chủ trương của Việt Nam là cần coi DN nhỏ và vừa, DN tư nhân là động lực cho quá trình phát triển kinh tế. Trong khi đó, nhìn vào cơ cấu XNK có thể thấy, thành phần này tham gia chưa xứng tầm, chưa thực sự là động lực cho XK”, PGS.TS Phạm Tất Thắng nói.
Về hạn chế, yếu kém nổi cộm trong XNK thời gian qua, đặc biệt trong khoảng 10 năm trở lại đây, Bộ Công Thương nhận định, tăng trưởng XK đạt tốc độ cao nhưng chưa thật sự bền vững trong trung và dài hạn, tiềm ẩn nhiều rủi ro có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng XK ổn định. Những rủi ro đó đến từ sự mất cân đối trong cán cân thương mại với các thị trường; sự mất cân đối về thị trường XK; sự mất cân đối về cơ cấu DN XK và sự mất cân đối về cơ cấu hàng hóa XK.
Phân tích dưới góc nhìn XK nông, lâm, thuỷ sản, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho biết, XK nông sản Việt Nam tăng nhưng thiếu bền vững; chưa có chiến lược hay đề án mang tính XK bền vững cho từng loại thị trường XK. “Hiện nay, Bộ NN&PTNT đang xây dựng đề án XK nông sản bền vững, có tham khảo ý kiến của nhiều đơn vị trong đó có các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài. Muốn XK nông sản bền vững còn rất nhiều việc phải làm, không phải tới mùa vụ mới thu gom nông sản đem đi XK mà phải khởi tạo từ vùng nguyên liệu chuẩn hoá, hoàn thiện hạ tầng logistics, xây dựng thương hiệu nông sản…”, “tư lệnh” ngành nông nghiệp nói.
Bộ Công Thương xác định trong giai đoạn 2021-2030, quan điểm, mục tiêu đặt ra là phát triển XNK bền vững trên cơ sở đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, trong đó chú trọng nâng cao chất lượng tăng trưởng XNK, tính hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển. “Bên cạnh đó, phát triển XNK cân đối, hài hòa về cơ cấu hàng hóa XK, NK, cơ cấu thị trường XK, NK và cán cân thương mại hàng hóa để đảm bảo tính bền vững trên cơ sở thực thi hiệu quả cam kết trong các FTA, đặc biệt là các FTA thế hệ mới…”, đại diện Bộ Công Thương nói.
PGS. TS Phạm Tất Thắng bày tỏ quan điểm, hướng tới XNK bền vững, xuất siêu bền vững, đầu tiên là Nhà nước cần có chính sách, môi trường để tăng trưởng XK bền vững, tiến tới cân bằng cán cân thương mại. Trong khâu này, điểm quan trọng là tháo gỡ các thủ tục gây khó khăn cho DN, hỗ trợ DN phát triển. Các DN cũng cần chú trọng đầu tư công nghệ cao và liên kết để tạo chuỗi giá trị, trong đó phải hình thành DN đóng vai trò “nhạc trưởng” trong XNK. “Một yếu tố quan trọng nữa trong thời gian tới là cần tiếp nhận các dự án FDI một cách có chọn lọc nhằm nâng cao thực chất năng lực cạnh tranh, sản xuất hàng hoá”, PGS. TS Phạm Tất Thắng nhấn mạnh.
Tin liên quan
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tăng 3 làn phục vụ xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Kim Thành, Lào Cai
13:57 | 04/11/2024 Hải quan
Tài sản của người nước ngoài đến Việt Nam công tác có được miễn thuế?
19:45 | 03/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK