An toàn nợ công được đảm bảo trong phạm vi ngưỡng cảnh báo được phê duyệt
Chiến lược nợ công đến 2030: Hướng tới đảm bảo an toàn về nợ và an ninh tài chính quốc gia Đảm bảo kiểm soát nợ công an toàn, bền vững Nợ công toàn cầu vượt ngưỡng 92.000 tỷ USD vào năm 2022 |
Quang cảnh Hội thảo. |
Đảm bảo huy động vốn vay cho NSNN và đầu tư phát triển
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) cho biết, Kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025 được triển khai trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều biến động phức tạp, khó lường.
Năm 2021, đại dịch Covid-19 lan rộng, gây ảnh hưởng đến mọi mặt của nền kinh tế thế giới. Nhiều quốc gia đã phải đưa ra các chính sách tài khóa hỗ trợ khẩn cấp, phần nhiều thông qua vay nợ, khiến mức nợ toàn cầu tăng cao.
Năm 2022, xung đột Nga - Ucraina và chính sách “zero Covid” của Trung Quốc kéo dài gây đứt gãy chuỗi cung ứng. Lạm phát tăng cao kỷ lục vào năm 2022, các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới thắt chặt chính sách tiền tệ làm mặt bằng lãi suất tăng cao.
Trong nước, đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến Việt Nam buộc phải thực hiện giãn cách xã hội trong giai đoạn 10 tháng đầu năm 2021 khiến nền kinh tế tăng trưởng thấp, chỉ ở mức 2,58% - mức thấp nhất trong vòng 30 năm qua.
Từ cuối năm 2021 đến nay, Việt Nam đã thực hiện chiến lược vắc xin, từng bước mở cửa trở lại nền kinh tế. Kinh tế phục hồi mạnh mẽ trong năm 2022 và chậm lại trong nửa đầu năm 2023 theo đà suy giảm của kinh tế toàn cầu.
Ông Trương Hùng Long nhấn mạnh, trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều diễn biến không thuận lợi, Việt Nam đã duy trì được ổn định chính trị - xã hội, nền tảng kinh tế vĩ mô được giữ vững, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế được đảm bảo.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức do độ mở nền kinh tế cao nên dễ chịu tác động từ cú sốc bên ngoài. Tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường gây sức ép lên tài chính, ngân sách.
Đánh giá về kết quả đạt được, lãnh đạo Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại cho biết, công tác quản lý nợ công giai đoạn 2021-2023 đã đạt được một số kết quả nổi bật. Theo đó, an toàn nợ công được đảm bảo trong phạm vi mức trần - ngưỡng cảnh báo được Quốc hội phê duyệt; đảm bảo huy động vốn vay cho NSNN và đầu tư phát triển; thực hiện thanh toán trả nợ đầy đủ, đúng hạn, góp phần cải thiện hệ số tín nhiệm quốc gia.
Năm 2022, trong bối cảnh nhiều quốc gia bị hạ bậc tín nhiệm, Việt Nam được 2 tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s và S&P nâng hạng tín nhiệm quốc gia, tổ chức Fitch giữ nguyên mức xếp hạng tín nhiệm.
Việt Nam đã có những cải cách quan trọng về quản lý nợ công
Phát biểu tại hội thảo, đại diện Ngân hàng Thế giới, ông Andrea Coppola, Chuyên gia kinh tế trưởng, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhận định: "Việt Nam đã có những cải cách quan trọng về quản lý nợ công trong thập kỷ vừa qua, trong đó bao gồm tăng cường khung pháp lý, năng lực thể chế liên quan quản lý nợ công...".
Cùng với đó, liên quan đến nhu cầu huy động vốn lớn đang trở thành hiện thực trong những năm tới khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình và sau này là thu nhập cao, để duy trì tăng trưởng kinh tế cao đòi hỏi phải đầu tư nhiều hơn. Song song với đó, biến đổi khí hậu đang tạo ra thách thức lớn cho Việt Nam, làm sao giải quyết được nguy cơ này và đảm bảo tăng trưởng đòi hỏi nhu cầu đầu tư ngày càng lớn.
Trong bối cảnh như vậy, môi trường quản lý nợ có nhiều thay đổi, những lựa chọn trong huy động vốn tạo ra nhu cầu mới trong hệ thống quản lý nợ.
Đại diện Ngân hàng Thế giới cũng cho biết, vai trò của Quỹ bảo hiểm xã hội - nguồn huy động lớn sẽ dần dần giảm xuống. Điều đó có ý nghĩa chi phí huy động nợ tăng lên vì các huy động vốn phải theo lãi suất thị trường. “Điều này có nghĩa quản lý nợ chủ động ngày càng quan trọng hơn trong những năm tới”, ông Andrea Coppola nhấn mạnh.
Một thách thức tiềm năng trong thời gian tới được đại diện Ngân hàng Thế giới nhắc tới là công tác tổ chức quản lý nợ của Việt Nam còn nhiều phân tán. Cho biết một số quốc gia như Thái Lan, Indonesia đã thiết lập cơ quan quản lý nợ, trong đó ra quyết định nợ dựa trên phân tích danh mục nợ, chi phí và rủi ro, ông Andrea Coppola cho biết, quan điểm của Ngân hàng Thế giới là cải cách thể chế sẽ tạo điều kiện cho công tác huy động nợ, trên cơ sở đó hỗ trợ phát triển thị trường trong nước hiệu quả, góp phần quản lý ngân sách hiệu quả.
“Việt Nam đề ra Chiến lược 10 năm đạt mục tiêu thành lập cơ quan quản lý nợ vào năm 2030, khung thời gian đó phản ánh thực tế cải cách thể chế rất quan trọng và cần có sửa đổi quy định pháp luật, đồng thời cải cách quản lý nợ cũng là một phần của công cuộc quản lý tài chính công nói chung”, Andrea Coppola nói.
Đại diện Ngân hàng Thế giới cũng khẳng định Ngân hàng Thế giới sẵn sàng hỗ trợ Bộ Tài chính và Bộ KH&ĐT tăng cường công tác quản lý nợ và các hoạt động hỗ trợ, bao gồm thông qua chương trình quản lý và rủi ro nợ Chính phủ đã được đưa vào Việt Nam từ năm 2019, trong đó hỗ trợ Việt Nam quản lý kinh tế vĩ mô và tài khóa tốt hơn, chống lại cú sốc bên ngoài, củng cố năng lực quản lý nợ và tăng cường thể chế.
Chia sẻ về khó khăn, hạn chế trong thực hiện kế hoạch vay trả nợ công giai đoạn 2021-2025, đại diện Cục Quản lý nợ cho biết: quy mô thị trường trái phiếu chính phủ trong nước chưa phát triển, điều kiện vay ngày càng thắt chặt trong khi áp lực huy động vốn vay cho đầu tư phát triển lớn; việc huy động nguồn vốn vay ODA, ưu đãi nước ngoài ngày càng khó khăn, điều kiện vay ngày càng kém ưu đãi trong điều kiện quốc gia thu nhập trung bình giải ngân đạt thấp so với dự toán và còn có sự khác biệt giữa quy định của nhà tài trợ và quy định pháp luật trong nước.
Việc đổi mới cơ quan quản lý nợ công theo mô hình phù hợp thông lệ quốc tế từ sau năm 2020 theo Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị còn chưa triển khai; công tác quản lý nợ của chính quyền địa phương cần được tiếp tục củng cố.
Về định hướng giải pháp chủ yếu hoàn thành kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm 2021-2025, Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại cho biết, bên cạnh việc tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp đề ra tại Nghị quyết số 23/2021/QH15 của Quốc hội, hoàn thiện thể chế, chính sách, Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội một số giải pháp tăng cường quản lý nhằm triển khai hiệu quả kế hoạch vay, trả nợ công giai đoạn 2024-2025.
Trong đó, về huy động vốn, Bộ Tài chính kiến nghị trong một số thời điểm thị trường không thuận lợi, mặt bằng lãi suất trái phiếu chính phủ tăng, chấp nhận huy động trái phiếu chính phủ kỳ hạn ngắn với lãi suất tương đương với kỳ hạn dài, qua đó đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng thanh khoản cho thị trường trái phiếu chính phủ thứ cấp.
Tin liên quan
Quản lý chặt chẽ nợ công, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia năm 2025
08:39 | 20/11/2024 Tài chính
Kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo an toàn nợ công quốc gia năm 2024
07:52 | 01/11/2024 Tài chính
Audi Q6 e-tron đạt điểm đánh giá cao nhất về an toàn
13:11 | 12/10/2024 Xe - Công nghệ
Số liệu chính xác giúp quản lý hiệu quả tài sản công
16:42 | 22/11/2024 Tài chính
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
12:59 | 22/11/2024 Tài chính
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
12:52 | 22/11/2024 Tài chính
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
11:16 | 22/11/2024 Tài chính
Ra mắt sản phẩm trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế
16:27 | 21/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế phấn đấu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên tăng thêm dự toán 2025
16:20 | 20/11/2024 Thuế - Kho bạc
Các công ty chứng khoán sẵn sàng cho “sân chơi Non-Prefunding”
13:15 | 20/11/2024 Tài chính
Học viện Tài chính tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
19:43 | 19/11/2024 Tài chính
Sửa tên gọi dự thảo 1 luật sửa 7 luật thuộc lĩnh vực tài chính
16:24 | 19/11/2024 Tài chính
Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục xác định Việt Nam không thao túng tiền tệ
14:50 | 17/11/2024 Tài chính
Minh bạch thông tin giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp niêm yết
10:40 | 16/11/2024 Tài chính
Triệt để cắt giảm các nhiệm vụ chi không thực sự cấp bách để dành chi đầu tư phát triển
20:39 | 15/11/2024 Tài chính
Thúc đẩy kinh tế tư nhân nhờ nghiên cứu và hợp tác tài chính - kế toán
20:28 | 15/11/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics