6 giải pháp trọng tâm để bảo đảm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ nhận được Phiếu chất vấn của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Tạo thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng về giải ngân vốn đầu tư công.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Tạo chất vấn: Trước thực trạng việc giải ngân vốn đầu tư công còn chậm so với kế hoạch được giao, tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia (CTMTQG) vẫn chưa đến được đối tượng thụ hưởng, vậy Chính phủ đã có những giải pháp cụ thể nào nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và triển khai các CTMTQG trong những tháng còn lại của năm 2022; giải pháp căn cơ nào để nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch đầu tư công và đảm bảo được tiến độ giải ngân thực hiện các chương trình đã đề ra đúng kế hoạch, đặc biệt là tiến độ giải ngân các gói hỗ trợ phục hồi kinh tế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội còn nhiều băn khoăn và bất cập.
![]() |
Ảnh minh họa: Internet |
Về vấn đề trên, tại văn bản số 982/TTg-KTTH ngày 24/10/2022, Thủ tướng Chính phủ nêu rõ: Giải ngân vốn đầu tư công được xác định là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm và được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm, chỉ đạo sát sao, quyết liệt.
Để đẩy mạnh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2022, từ đầu năm đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 12 nghị quyết (trong đó có 3 Nghị quyết chuyên đề), 04 công điện, 7 văn bản; tổ chức 3 Hội nghị trực tuyến với các bộ, cơ quan trung ương, địa phương; thành lập 6 tổ công tác do 4 Phó thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Tài chính làm tổ trưởng để kiểm tra, đôn đốc công tác giải ngân và Tổ công tác này có 3 lần kiểm tra liên tiếp (tháng 5,7,8/2022).
Nhờ đó, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 đã đạt được những kết quả tích cực. Ước giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước từ đầu năm đến ngày 30/9/2022 đạt 46,70% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2021 (cùng kỳ năm 2021 đạt 47,38%), tuy nhiên số tuyệt đối giải ngân năm 2022 cao hơn cùng kỳ năm 2021 là 34.597,2 tỷ đồng, tăng khoảng 16%. Trong đó có 2 bộ, cơ quan trung ương và 10 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 70% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, 14 bộ, cơ quan trung ương và 01 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 20% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Mặc dù tiến độ giải ngân vốn đầu tư công 9 tháng năm 2022 chưa đạt như kỳ vọng nhưng cũng đã phản ánh tính đặc thù của vốn đầu tư, đó là công tác thanh toán chỉ được đẩy mạnh thực hiện sau khi đã tích lũy được khối lượng thi công hoàn thành. Kết thúc 08 tháng, tỷ lệ giải ngân của cả nước mới đạt 39,15% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, nhưng bước sang tháng 9, chỉ trong vòng 1 tháng, tiến độ giải ngân tháng 9 đạt 40.920,84 tỷ đồng, gấp 1,5 lần so với mức giải ngân bình quân 1 tháng trong 8 tháng đầu năm là 26.528,41 tỷ đồng.
Coi giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ trọng tâm trong những tháng cuối năm
Việc giải ngân chậm do nguyên nhân khách quan và chủ quan nhưng nguyên nhân chủ quan vẫn là chủ yếu, nhất là các tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện. Vai trò người đứng đầu tại một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương chưa được phát huy đầy đủ, công tác lập kế hoạch vốn chưa với sát thực tế và khả năng giải ngân, công tác chuẩn bị đầu tư chuẩn bị thực hiện dự án chưa tốt; giải phóng mặt bằng chưa được giải quyết dứt điểm; sự phối hợp giữa các cơ quan có trường hợp thiếu chặt chẽ; công tác thanh tra, kiểm tra chưa quyết liệt; việc xử lý các trường hợp chậm trễ, vi phạm quy định còn chưa kịp thời, nghiêm minh...
Nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 rất nặng nề, thời gian giải ngân chỉ còn gần 04 tháng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả Nghị quyết số 124/NQ-CP ngày 15/9/2022 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2022, Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 17/10/2022 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia những tháng còn lại của năm 2022 và nâng cao chất lượng xây dựng Kế hoạch đầu tư công năm 2023; coi giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ trọng tâm trong những tháng cuối năm 2022; chuẩn bị sớm tất cả các điều kiện để khởi công, thực hiện các dự án ngay từ đầu năm 2023.
Riêng đối với CTMTQG, Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 đã chỉ đạo khẩn trương hoàn thành việc ban hành một số văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện nội dung, dự án thành phần của các CTMTQG thuộc trách nhiệm của các bộ, cơ quan trung ương. Các cơ quan chủ quản Chương trình tập trung quyết liệt thực hiện các giải pháp đẩy nhanh tiến độ phân bổ, giao kế hoạch vốn ngân sách nhà nước còn lại chưa phân bổ của giai đoạn 2021-2025 và thực hiện các CTMTQG tại các cấp.
6 giải pháp trọng tâm
Bên cạnh các giải pháp nêu trên, để bảo đảm được tiến độ thực hiện và giải ngân các chương trình, dự án, đặc biệt là các dự án thuộc đối tượng của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 43/2022/QH15, cần phải nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch đầu tư công. Kế hoạch đầu tư công có chất lượng phải đáp ứng yêu cầu, nguyên tắc lập kế hoạch theo quy định của pháp luật về đầu tư công, bám sát và cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm mục tiêu, lợi ích của Chương trình mang lại. Các dự án dự kiến triển khai trong kế hoạch có khả năng hấp thụ hết số vốn được giao.
Do đó, cần tập trung một số giải pháp chủ yếu sau: Thứ nhất, tăng cường, phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm, coi việc xây dựng kế hoạch là điều kiện tiên quyết để bảo đảm tiến độ, giải ngân các chương trình dự án theo đúng kế hoạch đề ra, phát huy hiệu quả đầu tư, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Thứ hai, yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương phải bám sát các mục tiêu, căn cứ, nguyên tắc, yêu cầu, trình tự lập, thẩm định kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm quy định tại Luật Đầu tư công, các Nghị quyết của Quốc hội. Việc phân bổ vốn đầu tư công phải tuân thủ nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, ngành, lĩnh vực, địa phương và các quy hoạch đã được phê duyệt; khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công và thu hút các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác; bảo đảm công khai, minh bạch và công bằng.
Thứ ba, tập trung làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện dự án, nâng cao tính sẵn sàng và tính khả thi, khả năng triển khai thực hiện dự án; lựa chọn dự án đủ thủ tục đầu tư, đáp ứng điều kiện bố trí vốn theo quy định của Luật Đầu tư công, các Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương và địa phương phải trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, rà soát từng dự án, đặc biệt là các dự án khởi công mới, kiểm soát chặt chẽ sự cần thiết, phạm vi, quy mô từng dự án theo đúng quy hoạch, định hướng, mục tiêu đã được duyệt, bảo đảm hiệu quả đầu tư, kết quả đầu ra của từng dự án.
Thứ tư, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác lập kế hoạch từ khâu lập, thẩm định, phân bổ, thông báo kế hoạch cho từng chương trình, dự án, từng chủ đầu tư thông qua việc sử dụng Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư công theo quy định của Luật Đầu tư công, bảo đảm tính công khai, minh bạch trong quản lý đầu tư, phù hợp với quá trình xây dựng Chính phủ điện tử và tiến tới Chính phủ số.
Thứ năm, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong đầu tư công, xác định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan, xử lý nghiêm vi phạm theo quy định; kiểm soát chặt chẽ mục tiêu, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư; bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch thông tin, phòng chống tham nhũng, lãng phí và lợi ích nhóm trong đầu tư công.
Thứ sáu, thường xuyên tổ chức tập huấn, đào tạo đội ngũ cán bộ thực hiện công tác lập kế hoạch để nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ này về vai trò, tầm quan trọng, ý nghĩa của công tác lập kế hoạch cũng như cập nhật các chính sách, chế độ, phương pháp lập kế hoạch mới; tăng cường phối hợp giữa các cơ quan tổng hợp lập kế hoạch, các cơ quan liên quan và các đơn vị sử dụng ngân sách trong cùng một bộ, cơ quan trung ương và địa phương để bảo đảm quá trình lập kế hoạch được thông suốt.
Tin liên quan

Hà Nội tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công
11:26 | 25/09/2023 Sự kiện - Vấn đề

Vĩnh Phúc đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp
20:11 | 24/09/2023 Kinh tế

Hà Nội: Bổ sung 4.200 tỷ đồng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023
13:31 | 24/09/2023 Sự kiện - Vấn đề

Nhiều điều kiện thuận lợi để TP Hồ Chí Minh tiên phong trong phát triển kinh tế xanh
10:15 | 25/09/2023 Kinh tế

Tăng sức cạnh tranh tại thị trường EU từ phát triển bền vững
10:14 | 25/09/2023 Kinh tế

Kim ngạch nhập khẩu giảm gần 40 tỷ USD
10:01 | 25/09/2023 Xuất nhập khẩu

Xuất khẩu sắt thép sang Brazil tăng 11 lần
12:43 | 24/09/2023 Xuất nhập khẩu

Xuất khẩu đạt 242 tỷ USD, tính đến 15/9
12:42 | 24/09/2023 Xuất nhập khẩu

Giữ vững đà tăng trưởng xuất khẩu nông sản
09:48 | 24/09/2023 Kinh tế

Đến 15/9, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 464 tỷ USD
15:17 | 23/09/2023 Xuất nhập khẩu

Hải Phòng: Trao Giấy chứng nhận đầu tư cho loạt dự án có tổng vốn 1,4 tỷ USD
10:18 | 23/09/2023 Kinh tế

Thị trường bất động sản Hải Phòng phục hồi nhanh nhất cả nước?
09:38 | 23/09/2023 Kinh tế

Khẩn trương hoàn thiện thể chế, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững
21:13 | 22/09/2023 Kinh tế

Công nghiệp hỗ trợ: giá trị gia tăng vẫn thấp trong chuỗi cung ứng
20:41 | 22/09/2023 Kinh tế

Ngân hàng Standard Chartered dự báo GDP quý 3 sẽ tiếp tục hồi phục
20:17 | 22/09/2023 Kinh tế

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP từ du lịch nông nghiệp
18:53 | 22/09/2023 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Hệ thống chưa ghi nhận được thói quen đọc tin của bạn.
Hãy đăng nhập/ đăng ký để hệ thống có thể cung cấp các bài viết theo nhu cầu đọc của bạn.
Tin mới

Hà Nội tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Nhiều điều kiện thuận lợi để TP Hồ Chí Minh tiên phong trong phát triển kinh tế xanh

Tăng sức cạnh tranh tại thị trường EU từ phát triển bền vững
Siết chặt việc chấp hành quy định pháp luật về thẩm định giá

Nỗ lực thu hút đầu tư và tham gia chuỗi cung ứng cho ngành công nghiệp Hà Nội

LONGFORM: Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn: Xây dựng, phát triển Hải quan Việt Nam trong kỷ nguyên số
10:16 | 08/09/2023 Megastory

Infographics: Tiểu sử Tân Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành
18:55 | 07/09/2023 Thuế - Kho bạc

Infographics: Trung Quốc - đối tác thương mại "trăm tỷ USD" của Việt Nam
10:00 | 08/09/2023 Xuất nhập khẩu

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Cục Quản lý rủi ro Đặng Văn Đức
15:14 | 17/08/2023 Infographics

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Cục Quản lý rủi ro Vũ Thị Phương
15:14 | 17/08/2023 Infographics

Hà Nội tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Dư luận Mỹ đánh giá tích cực chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính
Giảm rào cản chi phí kinh doanh

Hà Nội: Bổ sung 4.200 tỷ đồng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023

Những kiến trúc giống... Tây

Hà Nội thông qua Nghị quyết thành lập quận Gia Lâm và 16 phường

108 thí sinh đỗ kỳ thi cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan kỳ 2 khu vực miền Nam

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 4 tháng 9/2023 (từ ngày 18/9/2023 đến 24/9/2023)

Xác định doanh nghiệp là đối tác tin cậy, đồng hành cùng phát triển

Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo: Hàng hóa thông quan giảm mạnh

Hải quan cửa khẩu quốc tế Nam Giang: Khắc phục khó khăn, nỗ lực thông quan hàng hóa

Quảng Ninh: Xuất nhập khẩu qua Móng Cái diễn ra ổn định, thông suốt

Hải quan Hoành Mô phối hợp bắt 312 kg pháo lậu

Vùng Cảnh sát biển 3 tạm giữ tàu chở dầu DO không rõ nguồn gốc

Hải quan Đà Nẵng bắt giữ lô hàng 20 chiếc Iphone 15 Promax nhập lậu

Nghệ An: Mật phục bắt đối tượng vận chuyển 26.000 viên ma túy tổng hợp

Cảnh sát biển bắt giữ hai tàu cá vận chuyển 260.000 lít dầu DO

Hàng giả tổn hại đến thương hiệu doanh nghiệp

Nỗ lực thu hút đầu tư và tham gia chuỗi cung ứng cho ngành công nghiệp Hà Nội

Doanh nghiệp FDI xuất siêu gần 34 tỷ USD

Vedan Việt Nam trao học bổng “Tiếp sức học sinh, sinh viên khuyết tật vượt khó đến trường”

Doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn, Tiên Nguyễn trao học bổng dự án “Ươm mầm tương lai”

Sách “Kinh tế tuần hoàn và những mô hình tiên phong” nổi bật với nhiều công trình nghiên cứu

Tăng năng lực cạnh tranh xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể kết hợp cùng "ông lớn"
Siết chặt việc chấp hành quy định pháp luật về thẩm định giá

Xây dựng cẩm nang hỗ trợ công tác xử lý vi phạm hành chính

Hải quan gặp vướng khi giải quyết thủ tục nhập khẩu 5 tấn hạt cần sa

Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe ô tô NK chạy trong khu vui chơi, giải trí, thể thao

Hải quan Đồng Tháp: Kiến nghị tháo gỡ vướng mắc trong xử lý vụ việc có dấu hiệu hình sự

Mức chi ngân sách đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức, viên chức

Škoda, thương hiệu ô tô đến từ châu Âu chính thức có mặt tại Việt Nam

Giá từ 730 triệu đồng, Toyota Yaris Cross 2023 có cả động cơ xăng và hybrid

Hyundai Palisade 2023 chốt giá từ 1,469 tỉ đồng, thấp nhất phân khúc

Nhiều trang bị hiện đại, lợi thế của Hyundai Custin không chỉ ở giá

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9/2023

Peugeot Việt Nam áp dụng giá mới cho bộ 3 SUV cao cấp

Singapore áp dụng thủ tục xuất nhập cảnh không cần hộ chiếu vào 2024

WCO hỗ trợ phát triển Hệ thống đánh giá nâng cao hiệu quả hoạt động Hải quan Ả Rập Saudi

Brexit có phải là nguyên nhân đằng sau những vấn đề của kinh tế Anh hiện nay?

Chính phủ Mỹ trước nguy cơ đóng cửa

Slovakia và Ukraine lập hệ thống cấp phép cho việc mua bán ngũ cốc
