5 mục tiêu cơ cấu lại nền kinh tế 2016-2020 vượt xa so với kế hoạch
Tái cơ cấu nền kinh tế đang được tiến hành chậm hơn so với yêu cầu | |
Bộ trưởng KH-ĐT nói về hơn 10 triệu tỷ đồng để tái cơ cấu nền kinh tế |
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 24/2016/QH14 |
Nghị quyết 24 đề ra 22 mục tiêu cụ thể về cơ cấu lại nền kinh tế đến năm 2020.
Đến nay, kết quả sơ bộ cho thấy, phần lớn các mục tiêu của Nghị quyết 24 đều đã hoàn thành và có khả năng hoàn thành (13 mục tiêu hoàn thành và 2 mục tiêu có khả năng hoàn thành), đạt khoảng 68,2% tổng số mục tiêu đề ra. Đáng chú ý, có 5 mục tiêu quan trọng đã hoàn thành vượt xa so với kế hoạch đề ra.
Thứ nhất, quy mô nợ công giảm mạnh, từ mức 63,7% GDP cuối năm 2016 xuống 55% GDP cuối năm 2019. Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nợ công có thể lên đến 57-58% GDP, song vẫn thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu đặt ra cho giai đoạn 2016-2020 là không quá 65% GDP
Thứ hai, quy mô nợ chính phủ đã giảm mạnh từ 52,7% năm 2016 xuống 48% GDP đến cuối năm 2019, thấp hơn khá nhiều so với mục tiêu không quá 54%.
Thứ ba, tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm mạnh từ 44% năm 2015 xuống 41,6% năm 2016, và ước năm 2020 còn 34%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu dưới 40%.
Thứ tư, năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 ước khoảng 45,21%, vượt xa so với mục tiêu 30%-35% được đề ra trong Nghị quyết.
Thứ năm, dư nợ thị trường trái phiếu đến năm 2019 đạt 40,14%, vượt xa so với mục tiêu đến năm 2020 đạt 30% GDP.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu rõ, có 7 mục tiêu có khả năng không hoàn thành, chiếm 31,8% tổng số mục tiêu đề ra, trong đó, 2 mục tiêu là tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước (mục tiêu số 1) và tỷ lệ nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng (mục tiêu số 14) đến năm 2019 đã hoàn thành.
Tuy nhiên, tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 ngay từ đầu năm 2020 làm cho sản xuất bị đình trệ, nhu cầu hàng hóa và dịch vụ sụt giảm dẫn đến các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề, tình trạng nợ xấu có thể gia tăng, thu ngân sách nhà nước có thể giảm trong khi chi ngân sách nhà nước tăng do phải hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt qua giai đoạn khó khăn; từ đó dẫn đến 2 mục tiêu này rơi vào nhóm có khả năng không hoàn thành.
Riêng về vấn đề cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN), Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đánh giá khá chi tiết. Sau 5 năm, cơ cấu lại DNNN được đẩy mạnh và thực chất hơn. Cổ phần hóa, thoái vốn đã được thực hiện một cách công khai, minh bạch, theo cơ chế thị trường và được đẩy mạnh so với giai đoạn trước, từ đó số lượng DNNN được thu gọn, tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt.
Lũy kế giai đoạn 2016 đến tháng 8/2020, về cổ phần hóa DNNN, đã có 177 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa với tổng giá trị là 443.503 tỷ đồng, (giá trị vốn nhà nước là 207.116 tỷ đồng); thoái vốn DNNN đạt 25.669 tỷ đồng, thu về 172.917 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, mô hình quản lý, giám sát DNNN và vốn, tài sản nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp dần được hoàn thiện. Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp được thành lập nhằm từng bước tách bạch chức năng quản lý nhà nước và đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước.
Bên cạnh các kết quả đáng ghi nhận như trên, quá trình cơ cấu lại DNNN vẫn còn một số hạn chế. Điển hình như, tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước chậm, chưa đạt mục tiêu đề ra.
Mô hình quản trị doanh nghiệp chậm được đổi mới, chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế. Nhiều doanh nghiệp còn thiếu chủ động trong đổi mới sản xuất kinh doanh, chưa chú trọng đầu tư theo chiều sâu, chậm đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán làm ảnh hưởng đến tính công khai, minh bạch của thị trường.
Theo Báo cáo thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện Nghị quyết số 24/2016/QH14 của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020, hiện còn 7/22 mục tiêu đã có nhiều cải thiện so với năm 2016 và thời điểm đánh giá giữa kỳ năm 2018 nhưng có khả năng không hoàn thành, làm giảm chất lượng, hiệu quả huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực đầu tư phát triển.
"Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị làm rõ số lượng doanh nghiệp có vốn nhà nước tại các ngành mà Nhà nước không cần nắm giữ trên 50% vốn và doanh nghiệp nhà nước chưa thực hiện thoái vốn nhà nước xuống mức sàn quy định tại các ngành mà Nhà nước sắp xếp, cơ cấu lại vốn đầu tư; nguyên nhân của việc chậm trễ, không thực hiện được kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn", Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh.
Một số định hướng cơ cấu lại nền kinh tế cụ thể trong một số lĩnh vực giai đoạn 2021-2025 như sau: Cơ cấu lại ba lĩnh vực trọng tâm (cơ cấu lại đầu tư công, cơ cấu lại DNNN, cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng); cơ cấu lại ngân sách nhà nước khu vực công; phát triển khu vực kinh tế tư nhân; cơ cấu lại vùng và các ngành kinh tế; phát triển các loại thị trường (phát triển thị trường tài chính, phát triển thị trường quyền sử dụng đất, phát triển thị trường lao động). |
Tin liên quan
Nhiều kết quả tích cực trong hợp tác đầu tư giữa TPHCM và Tây Nguyên
20:38 | 04/04/2024 Kinh tế
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: 2 năm tái cơ cấu tạo dư địa cho linh hoạt chính sách tài khóa, tiền tệ
19:29 | 06/11/2023 Sự kiện - Vấn đề
Bảo đảm Luật Giá được thông qua sẽ phát huy hiệu quả, đi vào cuộc sống
08:38 | 31/05/2023 Tài chính
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
20:43 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng giảm, dầu tăng trong kỳ điều hành ngày 31/10
15:27 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề nghị thêm chính sách đặc thù cho Hải Phòng và Huế phát huy tiềm năng
13:47 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai tại Saudi Arabia
09:08 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư: Không lợi dụng phòng, chống tham nhũng để cản trở phát triển
20:17 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thúc đẩy đàm phán nhanh hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Saudi Arabia
20:10 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
"1 luật sửa 4 luật" về đầu tư để tăng phân cấp, gỡ khó cho kinh doanh
16:09 | 30/10/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK