45 năm Ngày giải phóng miền Nam: Mệnh lệnh lịch sử cho ngày toàn thắng
Quân Giải phóng chiếm trường Thiết giáp của ngụy tại căn cứ Nước Trong (Biên Hòa).Từ đầu tháng 4/1975, các binh đoàn chủ lực của ta từ khắp các hướng tiến về Sài Gòn, tấn công địch với sức mạnh vũ bão và tiêu diệt toàn bộ tuyến phòng thủ từ vòng ngoài của. |
Cách đây 45 năm, 9 giờ 30 sáng 7/4/1975, Ðại tướng Võ Nguyên Giáp đã gửi Điện số 157-HÐKTK cho các đơn vị mệnh lệnh: "Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng giờ, từng phút, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng!"
Mật lệnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp vừa là mệnh lệnh, vừa là lời hịch cổ vũ tinh thần đối với cán bộ, chiến sỹ trên chiến trường vào thời điểm vô cùng quan trọng của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.
Mệnh lệnh lịch sử
Thắng lợi hoàn toàn và trọn vẹn của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 là một mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Thắng lợi lịch sử ấy bắt nguồn từ đường lối cách mạng, đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh thần đoàn kết, chiến đấu anh dũng bất khuất của toàn quân, toàn dân, gắn liền với sự lãnh đạo và điều hành trực tiếp của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng Tư lệnh trong quá trình kháng chiến.
Trong những ngày tháng lịch sử đó, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng Tư lệnh đã tập trung trí tuệ, tài năng ra những quyết định, kế hoạch chiến lược, chiến dịch, những mệnh lệnh, chỉ thị cho quân và dân cả nước biến các nghị quyết đúng đắn của Đảng thành sức mạnh chiến đấu và chiến thắng trên các chiến trường.
Một trong những mệnh lệnh đó do Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp ký trong bức điện khẩn ngày 7/4/1975. Bức điện với nội dung “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng phút, từng giờ, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng. Truyền đạt tức khắc đến đảng viên, chiến sỹ” được coi là “kim chỉ nam” để các cánh quân tiến thẳng vào sào huyệt của kẻ thù. Mệnh lệnh lịch sử này đã góp phần quan trọng tạo nên tính lịch sử cho chiến dịch quân sự lớn nhất của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết. Tuy nhiên, Mỹ-ngụy ra sức phá họai Hiệp định Paris, đẩy mạnh bình định lấn chiếm, tiếp tục thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh.”
Trước tình hình đó, tháng 3/1973, Quân ủy Trung ương đã họp và xác định: trong khi địch dùng biện pháp quân sự để đánh ta, ta cần kết hợp chặt chẽ đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị, với pháp lý của Hiệp định Paris, từng bước chuyển sang tiến công chủ yếu bằng chính trị có lực lượng vũ trang làm hậu thuẫn, nhằm thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình trên thế có lợi cho ta.
Ngày 30/1/1974, Bộ Chính trị họp mở rộng, bàn kế hoạch nắm bắt thời cơ, thúc đẩy phong trào cách mạng miền Nam.
Sáng 31/3/1975, Bộ Chính trị họp mở rộng và nhận định: “Cách mạng nước ta đang phát triển sôi nổi nhất với nhịp độ một ngày bằng 20 năm. Vì vậy Bộ Chính trị quyết định, nắm vững thời cơ chiến lược với tư tưởng chỉ đạo thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng, có quyết tâm lớn thực hiện tổng công kích, tổng khởi nghĩa trong thời gian sớm nhất, tốt nhất là trong tháng tư, không thể chậm”. (1)
Trong hồi ký của mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết: “Ngay sau Hội nghị Bộ Chính trị, tôi suy nghĩ nhiều về trận chiến đấu sẽ diễn ra trên chiến trường trọng điểm Sài Gòn-Gia Định. Sau khi nghiên cứu, trao đổi với Phó Tổng Tham mưu trưởng Cao Văn Khánh và Cục trưởng Cục Tác chiến Lê Hữu Đức, ngày 1/4, tôi gọi điện vào B2. Đúng như Bộ Chính trị nhận định, chiến tranh cách mạng ở miền Nam đang bước vào giai đoạn phát triển nhảy vọt. Hiện nay ta đã có đầy đủ lực lượng và khả năng để giành thắng lợi hoàn toàn trong một thời gian ngắn hơn dự kiến rất nhiều. Vấn đề quyết định là phải kịp nắm lấy thời cơ, tranh thủ vào trung tuần tháng 4 thì bắt đầu cuộc tấn công quy mô lớn vào Sài Gòn. Làm được như vậy thì thuận lợi nhất, bảo đảm thắng lợi giòn giã nhất. Bất ngờ hiện nay không còn ở phương hướng nữa. Địch biết nhất định ta sẽ đánh vào Sài Gòn nhưng chúng cho rằng ta cần chuẩn bị một hai tháng. Vì vậy, bất ngờ hiện nay chủ yểu là khâu thời gian. Một mặt cần cơ động lực lượng nhanh chóng, thần tốc, mặt khác sử dụng ngay lực lượng hiện có để kịp thời hành động…”
Trước thời khắc quyết định của dân tộc, cuộc tiến quân lịch sử của Quang Trung-Nguyễn Huệ lại hiện về trong ký ức của Đại tướng. Ngày 4/4, Đại tướng gửi điện cho cán bộ, chiến sỹ Quân đoàn 2 đang hành quân: “…Các đồng chí lên đường làm nhiệm vụ rất vẻ vang. Cần hành động thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng” (2).
Ngày 6/4, điện của Quân ủy Trung ương gửi Bộ Tư lệnh Đoàn 559 nêu rõ: “… Cần chú trọng coi công tác bảo đảm chi viện và bảo đảm cơ động lực lượng ta vào B2 là công tác trung tâm số 1. Vì vậy, cần có kế hoạch tổ chức thật tốt công tác này, nhất là bảo đảm việc hành quân của các đơn vị, binh khí kỹ thuật và các nhu cầu đạn dược theo đúng thời gian đã định”. (3)
Bức điện lúc 22 giờ ngày 6/4 của Quân ủy Trung ương gửi đồng chí Đồng Sỹ Nguyên và Thường vụ Đảng ủy 559 nhấn mạnh: “…Yêu cầu của mặt trận hết sức gấp, từng ngày, từng giờ. Thời gian lúc này là lực lượng, là sức mạnh. Các đồng chí dùng mọi biện pháp tổ chức và đôn đốc các đơn vị hành quân hết sức nhanh, chi viện hết sức gấp, hoàn thành xuất sắc chiến dịch chi viện thần tốc này.” (4)
Ngày 7/4/1975, tại Tổng hành dinh Sở Chỉ huy chiến dịch - Nhà D67, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã tự tay thảo bức điện 157/ĐK gửi các cánh quân:
"1. Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng giờ từng phút, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng.
2. Truyền đạt tức khắc đến đảng viên, chiến sỹ." (5)
Bên dưới ký một chữ Văn.
Bức điện lập tức được giao ban cơ yếu mã hóa. Đồng chí Nguyễn Bá Líu - chiến sỹ báo vụ Lữ đoàn 25 là người trực tiếp được truyền tải bức điện đó tới chỉ huy các cánh quân tham gia giải phóng miền Nam.
Chỉ với 40 từ, vô cùng ngắn gọn nhưng Bản Mệnh lệnh đã xác định rõ mục tiêu phải đạt được, đồng thời chỉ rõ phương châm hành động để đạt được mục tiêu đó: Đã thần tốc rồi, cần thần tốc hơn nữa! Đã táo bạo rồi cần táo bạn hơn!
Thần tốc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Bức điện khẩn “Thần tốc, thần tốc hơn nữa...” do tự tay Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, ký tên được Ban Cơ yếu lập tức truyền đi khắp các mặt trận trên toàn miền Nam như một lời “hịch tướng sỹ.”
Mệnh lệnh đã truyền đạt quyết tâm cao nhất của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương tới các cấp lãnh đạo và chỉ huy chiến trường, tới mỗi đảng viên, chiến sỹ để chủ động sáng tạo, thừa thắng, xốc tới, hướng mọi hành động theo phương châm thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng. Và cả dân tộc đã ra quân với khí thế ấy.
Trong đêm 7/4, các cánh quân của ta đã tăng tốc độ hành quân cả đêm và ngày đến vị trí tập kết chiến dịch đúng quy định. Ngày 9/4, Quân đoàn 4 bắt đầu tiến công địch trong thị xã Xuân Lộc; địch phản kích quyết liệt, buộc các đơn vị của ta phải thay đổi chiến thuật, rút khỏi Xuân Lộc, đánh vòng ngoài, diệt địch ở Túc Trưng, Kiệm Tân, theo đường 20 phát triển đánh địch ở ngã ba Dầu Giây, cắt đường số 1 về Sài Gòn.
Ngày 14/4, cánh quân hướng Đông tiến công vào tuyến phòng thủ Phan Rang đến ngày 16 chiếm thị xã Phan Rang và sân bay Thành Sơn, diệt và bắt toàn bộ quân địch ở đây, giải phóng tỉnh Ninh Thuận. Ngày 19/4, Quân đoàn 2 giải phóng Phan Thiết và tỉnh Bình Thuận, thần tốc tiến vào Long Khánh, phối hợp với Quân đoàn 4 giải phóng Xuân Lộc. Trên các hướng Bắc, Tây Bắc, Đông và Tây Nam, quân ta dồn dập tiến công tiêu diệt các sư đoàn chủ lực địch phòng thủ vòng ngoài, áp sát lực lượng vào vùng ven đô.
Cũng trong ngày 14/4, Bộ Chính trị đặt tên cho chiến dịch giải phóng Sài Gòn là Chiến dịch Hồ Chí Minh, do Đại tướng Văn Tiến Dũng làm Tư lệnh, đồng chí Phạm Hùng làm Chính ủy.
Ngày 22/4, đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng, điện chỉ đạo Bộ Chỉ huy chiến dịch: “Thời cơ quân sự và chính trị để mở cuộc tổng tiến công vào Sài Gòn đã chín muồi. Ta cần tranh thủ từng ngày, kịp thời phát động tiến công địch trên các hướng, không để chậm. Nếu để chậm thì không có lợi về quân sự chính trị. Kịp thời hành động lúc này là bảo đảm chắc chắn nhất để giành thắng lợi hoàn toàn. Nắm vững thời cơ lớn chúng ta nhất định toàn thắng.” Và Bộ Chính trị hạ quyết tâm giải phóng Sài Gòn-Gia Định trước ngày 30/4/1975.
5 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, Bộ Chỉ huy Chiến dịch ra lệnh tổng công kích, đánh chiếm 5 mục tiêu then chốt: Sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ Tổng tham mưu, Dinh Độc Lập, Tổng nha cảnh sát đô thành và Biệt khu thủ đô. Từ bốn hướng Đông, Bắc và Tây Bắc, Tây Nam, quân ta đồng loạt tiến công vào Sài Gòn phối hợp với quần chúng nhân dân nổi dậy, đến 11 giờ 30 phút ta làm chủ các mục tiêu và cắm cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng lên Dinh Độc Lập. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.
Bốn chiến sỹ Binh đoàn Hương Giang cắm cờ trên nóc Phủ Tổng thống ngụy Sài Gòn ngày 30/4/1975 (Người cầm cờ là chiến sỹ Bùi Quang Thận). |
Cùng với cuộc tổng tiến công giải phóng Sài Gòn-Gia Định, quân ta đánh chiếm, giải phóng các đảo và quần đảo ở ven biển miền Trung và Trường Sa. Quân và dân các tỉnh miền Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long tiến công, nổi dậy diệt và làm tan rã Quân đoàn 4 ngụy, giải phóng các tỉnh Long An, Bình Dương, Tây Ninh, Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Rạch Giá, Bạc Liêu, đảo Phú Quốc, Bà Rịa-Vũng Tàu. Ngày 1/5, ta tiếp tục giải phóng các tỉnh Mỹ Tho, Gò Công, Vĩnh Long, Chương Thiện, Cà Mau, Long Xuyên, Châu Đốc, Kiến Tường, Sa Đéc, Côn Đảo. Đến ngày 1-5-1975, toàn bộ các tỉnh, thành phố trên đất liền và các đảo, quần đảo ở biển Đông trên toàn miền Nam Việt Nam được giải phóng.
45 năm đã trôi qua kể từ đại thắng Mùa Xuân năm 1975, nước Việt Nam độc lập, thống nhất, dân chủ, đã tiến những bước dài trong công cuộc xây dựng đất nước. Song lời mệnh lệnh lịch sử “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa …” của Đại tướng Võ nguyên Giáp vẫn còn nguyên giá trị, mãi mãi là niềm tự hào và quyết tâm sắt đá của cả một dân tộc trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Đặc biệt, trong những ngày này, khi cả nước đang chung tay chống "giặc" COVID-19, mệnh lệnh thần tốc, tranh thủ từng giờ, từng phút cần được vận dụng để quyết định cuộc chiến với dịch bệnh COVID-19. Tại cuộc họp và thị sát qua hệ thống trực tuyến về công tác phòng chống dịch COVID-19 tại 5 thành phố trực thuộc Trung ương (ngày 29/3/2020), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh lại tinh thần như trong bức điện của Bộ Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam ngày 7/4/1975, là “thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng giờ, từng phút, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng!" Tinh thần này cần được vận dụng công cuộc phòng chống dịch bệnh hiện nay của nước ta.
_______________________________
1) Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Hồi ký Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tr 172.
(2) Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Hồi ký Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tr 285.
(3) Sđd, tr 285.
(4) Sđd, tr 285. (5) Ðảng Cộng sản Việt Nam: Ðại thắng mùa xuân 1975 - Văn kiện Ðảng,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005, tr 259.
Tin liên quan
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
09:28 | 23/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng dự Tọa đàm về phát triển toàn cầu trong Kỷ nguyên Thông minh
14:00 | 22/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Lãnh đạo Việt Nam gửi thư chúc mừng Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ Donald Trump
10:24 | 21/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 16/1/2025
15:51 | 16/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Warsaw, bắt đầu thăm Ba Lan
15:12 | 16/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Cần có các giải pháp đột phá nhằm nâng cao giá trị thương mại hai chiều Việt-Nga
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Những thông điệp quan trọng trong chuyến công tác châu Âu của Thủ tướng
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Hải quan 2014 để đáp ứng yêu cầu đổi mới
09:45 | 15/01/2025 Hải quan
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
09:04 | 14/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển thành Đại học Kinh tế Quốc dân: Hướng tới cơ cấu đa ngành hợp lý
21:09 | 12/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Du lịch Việt Nam đón tín hiệu lạc quan từ lượng lớn khách quốc tế đầu năm 2025
16:26 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vingroup công bố chương trình hành động “Vì Thủ đô trong xanh”
14:53 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 9/1
16:46 | 09/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ
Cuộc bứt phá trên thị trường châu Âu của thương hiệu ôtô Trung Quốc
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics