4 giải pháp quan trọng nhất gỡ ùn tắc hàng hoá tại cửa khẩu
Sớm khắc phục tình trạng ùn tắc hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc | |
Khẩn cấp trao đổi với tỉnh Quảng Tây tháo gỡ ùn tắc nông sản |
Xe hàng từ các tỉnh vẫn tiếp tục được các tư thương, DN đưa lên các cửa khẩu Lạng Sơn: Ảnh: Thu Hương |
Theo báo cáo của Sở Công Thương các tỉnh biên giới phía Bắc, tổng số phương tiện đang chờ xuất khẩu tại các cửa khẩu biên giới Việt Nam - Trung Quốc đến ngày 3/1/2022 là 4.250 xe.
Tình hình ùn tắc tại Lạng Sơn nhiều nhất. Tổng lượng xe tồn tại 3 cửa khẩu Hữu Nghị, Tân Thanh, Chi Ma đến ngày 3/1/2022 là 2.558 xe, giảm 1.771 xe so với sáng ngày 24/12/2021.
Bộ Công Thương cho rằng, nguyên nhân trực tiếp và chủ yếu dẫn đến hiện tượng ùn tắc hàng hoá là do phía Trung Quốc dừng hoàn toàn hoạt động thông quan tại gần như tất cả các cửa khẩu, trong đó có những cửa khẩu quan trọng, lượng hàng hóa xuất khẩu thông thương rất lớn như Kim Thành (Lào Cai), Tân Thanh (Lạng Sơn) và Móng Cái (Quảng Ninh).
Với những cửa khẩu còn tạm thời mở cửa (như Hữu Nghị, Chi Ma, Hoành Mô), quy trình giao nhận hàng hóa được kiểm soát rất chặt để kiểm soát nguy cơ dịch bệnh, dẫn đến ùn tắc trên diện rộng.
Trước mắt, Bộ Công Thương khuyến nghị các bộ, ngành phối hợp với UBND các địa phương kêu gọi, khuyến cáo thương nhân điều tiết việc đưa hàng lên biên giới phía Bắc, đặc biệt là các cửa khẩu đang có hiện tượng ùn tắc, bao gồm cả những trường hợp khách hàng Trung Quốc đã thanh toán tiền hàng.
"Nếu xe vẫn tiếp tục lên cửa khẩu, đề nghị Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu điều tiết sớm lượng xe vào chờ tại các địa phương phía sau. Bởi từ nay tới tết Nguyên đán chỉ có thể xử lý các xe đang tồn tại cửa khẩu, nhất là khi lao động phía Trung Quốc có thể nghỉ tới 21 ngày trước Tết để kịp hoàn thành thời gian cách ly", Bộ Công Thương nêu rõ.
Trường hợp khách hàng Trung Quốc đã thanh toán tiền hàng và vẫn đề nghị đưa hàng lên biên giới, Bộ Công Thương khuyến cáo thương nhân trao đổi với khách hàng Trung Quốc để giao hàng qua các cửa khẩu chính, cửa khẩu quốc tế tại các tỉnh khác (như Cao Bằng) nhằm giảm ùn tắc tại Lạng Sơn, Quảng Ninh hoặc chuyển sang sử dụng phương thức vận tải khác (như đường sắt, đường biển mà hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản đang làm rất tốt).
Về giải pháp căn cơ, Bộ Công Thương cho rằng cần đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa phương thức vận chuyển, giảm dần sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc cũng như sự phụ thuộc vào hình thức xuất khẩu tiểu ngạch.
4 giải pháp được Bộ Công Thương đánh giá quan trọng nhất gồm:
Thứ nhất, giảm sản xuất tự phát, tăng sản xuất theo tín hiệu thị trường và theo đơn đặt hàng.
Thứ hai, nâng cao và kiểm soát chặt chẽ chất lượng nông sản, thuỷ sản, đáp ứng sự trông đợi của người tiêu dùng trong nước và ngoài nước.
Thứ ba, phổ biến và hướng dẫn các hộ nông dân về phương thức sản xuất, nuôi trồng, đóng gói, chế biến,... để đáp ứng tiêu chuẩn của từng nước, từng khu vực nhập khẩu.
Thứ tư, đẩy mạnh việc đăng ký vùng trồng cũng như công tác truy xuất nguồn gốc để tạo điều kiện cho xuất khẩu chính ngạch và giảm thời gian thông quan hàng hóa.
Tập trung phân tích sâu trường hợp ùn ứ nông sản tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc, trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho rằng, về giải pháp căn cơ dài lâu, rất cần có những doanh nghiệp lớn, đủ mạnh, có thể đứng ra đặt hàng nông dân sản xuất, sau đó bao tiêu sản phẩm.
Những doanh nghiệp này sẽ hướng dẫn nông dân sản xuất theo quy trình mới, phù hợp với nhu cầu khách hàng, áp dụng truy xuất nguồn gốc, sử dụng chỉ dẫn địa lý, xây dựng thương hiệu.
Cũng chính những doanh nghiệp đó sẽ có đủ năng lực để ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp phân phối ở bên kia biên giới, sử dụng phương thức vận chuyển quy mô lớn như đường biển, đường sắt để tối ưu chi phí. “Như vậy, nông dân không phải vừa lo sản xuất, vừa lo bán hàng, doanh nghiệp cũng có thể đưa hoạt động xuất khẩu trái vào nề nếp”, ông Hải nói.
Cho rằng còn rất nhiều việc phải làm, lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu nhấn mạnh: “Việc cấp bách là đẩy mạnh đàm phán với Trung Quốc để mở rộng danh sách trái cây được nhập khẩu chính ngạch”.
Cũng giống như sân bay, cảng biển, cửa khẩu là một hạ tầng hết sức trọng yếu trong chuỗi logistics quốc tế, trong khi đó các cửa khẩu biên giới lại thường nằm ở địa hình núi đồi, diện tích mặt bằng hạn chế, theo ông Hải, bên cạnh việc đầu tư mở rộng hạ tầng cửa khẩu, cần phải giảm tải cho cửa khẩu bằng việc xây dựng hệ thống trung tâm logistics lùi vào trong nội địa.
Các trung tâm logistics này không chỉ có kho mát, kho lạnh để bảo quản, sơ chế nông sản trước khi xuất khẩu mà còn là địa điểm kiểm tra, thông quan hàng hóa. Hàng sau khi thông quan chỉ việc niêm phong, đưa lên cửa khẩu để xuất qua biên giới, giảm bớt thời gian, quy trình làm thủ tục thông quan tại cửa khẩu.
“Với các giải pháp đồng bộ như vậy, xuất khẩu nhiều loại nông sản sẽ dần trở thành chính ngạch”, ông Hải nói.
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Công Thương, tính đến ngày 4/1/2022, trên toàn tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc chỉ còn 8/76 cửa khẩu, lối mở đang hoạt động. Trong đó, cửa khẩu quốc tế đang hoạt động là 4/7 cửa khẩu (Hữu Nghị, Ga quốc tế đường sắt Đồng Đăng, Ga quốc tế đường sắt Lào Cai và Kim Thành II); cửa khẩu chính đang hoạt động là 4/6 cửa khẩu (Chi Ma, Tà Lùng, Sóc Giang và Hoành Mô); cửa khẩu phụ đang hoạt động là 0/21; lối mở/điểm thông quan đang hoạt động là 0/42. Các cửa khẩu, lối mở/điếm thông quan đang tạm dừng hoạt động là do phía Trung Quốc tạm dừng để kiểm soát dịch bệnh. |
Tin liên quan
Hải quan Nam Giang phối hợp bắt đối tượng vận chuyển pháo lậu
20:46 | 09/01/2025 An ninh XNK
Tuân thủ quy định của từng thị trường để xuất khẩu rau quả thuận lợi
10:20 | 24/12/2024 Kinh tế
Bóc thủ đoạn giấu ma túy, hàng cấm qua cửa khẩu quốc tế Cha Lo
06:54 | 22/12/2024 An ninh XNK
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics