231 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam, Trung Quốc áp đảo
Trái cây nhập khẩu tăng nhanh, xuất khẩu đuối sức | |
Gần 7.800 tấn thịt lợn nhập khẩu qua cảng Hải Phòng | |
Tỉnh ủy Cao Bằng: Thuốc lá lá nhập khẩu đóng góp hàng trăm tỷ đồng vào ngân sách |
Tỷ trọng nhập khẩu hàng hóa từ các thị trường lớn trong tổng kim ngạch cả nước tính hết tháng 11. Biểu đồ: T.Bình. |
36 nhóm “tỷ USD”
Theo thông tin sơ bộ Tổng cục Hải quan vừa công bố, tháng 11, kim ngạch nhập khẩu cả nước đạt 21,34 tỷ USD, giảm 4,6% về số tương đối, tương ứng giảm 1,03 tỷ USD so với tháng 10 trước đó.
Các mặt hàng có trị giá giảm như: Điện thoại các loại và linh kiện giảm 296 triệu USD; sắt thép các loại giảm 184 triệu USD; thức ăn gia súc và nguyên liệu giảm 104 triệu USD; than các loại giảm 87 triệu USD...
Tính đến hết tháng 11, trị giá nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 230,71 tỷ USD. Trong đó, có tới 36 nhóm hàng chủ lực đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, chiếm gần 90% trong tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.
Với kết quả trên, trị giá nhập khẩu hàng hóa trong 11 tháng đầu năm 2019 cao hơn 14,38 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2018.
Các mặt hàng nhập khẩu tăng chủ yếu như: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 7,72 tỷ USD; máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng khác tăng 3,21 tỷ USD; ô tô nguyên chiếc các loại tăng 1,44 tỷ USD; than các loại tăng 1,21 tỷ USD; dầu thô tăng 912 triệu USD…
Tuy nhiên, Tổng cục Hải quan cũng ghi nhận một số nhóm hàng giảm mạnh như: Xăng dầu các loại giảm 1,85 tỷ USD; điện thoại các loại và linh kiện giảm 1,04 tỷ USD; kim lọai thường và sản phẩm giảm 887 triệu USD; lúa mì giảm 471 triệu USD…
Đáng chú ý, trong gần 231 tỷ USD kim ngạch nhập khẩu của cả nước riêng thị trường Trung Quốc chiếm đến gần 30% với tổng kim ngạch đạt 68,55 tỷ USD.
Ở khu vực châu Á, Việt Nam còn nhập khẩu nhiều hàng hóa từ Hàn Quốc, Nhật Bản hay khối ASEAN với tỷ trọng kim ngạch lần lượt là: 18,7%; 7,7%; 12,7%.
Tính chung riêng thị trường châu Á chiếm tới 80,2% kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Trung Quốc áp đảo thế nào?
Như đề cập ở trên, riêng Trung Quốc chiếm tới gần 30% kim ngạch nhập khẩu cả nước và là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam.
Nhìn vào “rổ” thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan có thể thấy Trung Quốc có mặt ở hầu hết các nhóm hàng.
Điển hình như trong 5 nhóm hàng nhập khẩu có kim ngạch “chục tỷ USD”, Trung Quốc đầu chiếm giữ vị trí số một hoặc số hai về kim ngạch.
Cụ thể, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 47,05 tỷ USD, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Hàn Quốc giữ vị trí là thị trường nhập khẩu số một với trị giá 15,8 tỷ USD, giảm 1,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi Trung Quốc đứng thứ hai với với 11,09 tỷ USD, tăng 49,2%.
Trong 33,14 tỷ USD nhập khẩu nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc chiếm tới 13,36 tỷ USD, đứng vị trí số một.
Ở nhóm mặt hàng nguyên phụ liệu dệt may, da, giày (bao gồm: bông, xơ sợi dệt, vải các loại, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày), trong tổng kim ngạch 22,15 tỷ USD, Trung Quốc chiếm đến 10,5 tỷ USD là thị trường nhập khẩu lớn nhất.
Với nhóm hàng chất dẻo nguyên liệu và sản phẩm từ chất dẻo cũng là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với trị giá lên đến 3,58 tỷ USD trong tổng kim ngạch 14,15 tỷ USD nhập khẩu của cả nước.
Ở nhóm hàng “chục tỷ USD thứ năm” là điện thoại các loại và linh kiện, Trung Quốc với kim ngạch tới 6,98 tỷ USD cũng đứng vị trí thứ nhất (cả nước nhập 13,37 tỷ USD).
Như vậy, có tới 4/5 nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, thị trường cung cấp lớn nhất là Trung Quốc.
Tin liên quan
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tăng 3 làn phục vụ xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Kim Thành, Lào Cai
13:57 | 04/11/2024 Hải quan
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
Đâu là tác nhân đẩy giá, gây nhiễu loạn thị trường bất động sản?
20:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Dữ liệu cá nhân có thể bị “đánh cắp” khi mua sắm trên nền tảng xuyên biên giới chưa đăng ký
20:12 | 01/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK