2 tháng thực thi EVFTA: Kết quả đáng kể nhưng còn nhiều việc phải làm
bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam |
Sau 2 tháng triển khai thực thi EVFTA, mới có khoảng 7,3% hàng hóa trong tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu sang EU được hưởng ưu đãi thuế quan. Liệu rằng đây có phải là con số quá khiêm tốn so với những kỳ vọng chúng ta đặt vào EVFTA, thưa bà?
- Dưới tác động của EVFTA, Việt Nam sẽ có sự tăng trưởng ấn tượng về xuất nhập khẩu với EU. Vào năm 2025, dự báo kim ngạch xuất khẩu sang EU tăng 42,7% và nhập khẩu từ EU tăng 33,06% so với kịch bản không có EVFTA. Trong tổng thể, GDP của Việt Nam có thể tăng thêm từ 7,07-7,72% trong giai đoạn 2030-2035.
Sau gần 2 tháng thực hiện, số liệu Bộ Công Thương cho thấy đã có trên 7.200 bộ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu EUR.1, với kim ngạch 277 triệu USD hàng hóa xuất khẩu sang EU. Đây không phải con số khiêm tốn, thậm chí còn có thể nói là con số đáng kể, bởi trong cả năm đầu tiên Việt Nam mở cửa thị trường với ASEAN, tỷ lệ tận dụng ưu đãi chỉ 5-6%.
Hơn nữa, các DN cũng như các cơ quan nhà nước có liên quan vẫn còn rất “bỡ ngỡ”, mới bước đầu làm quen với EVFTA, trong khi thị trường quốc tế còn đang chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch Covid-19. Do đó, đây cũng là dấu hiệu cho thấy các DN của chúng ta đã quan tâm nhiều hơn, nên chúng ta có quyền hy vọng từ nay đến cuối năm và trong những thời gian sau này nữa, những kết quả từ việc thực hiện thực hóa EVFTA sẽ càng ngày càng nhiều hơn.
Trong việc thực thi EVFTA, bà nhận thấy đâu là điều khó khăn nhất đối với các DN, nhất là cộng đồng DN nhỏ và vừa?
- Theo tôi, nhiều DN còn chưa biết về những cam kết trong EVFTA để tận dụng và triển khai. Hơn nữa, việc thực hiện EVFTA hiệu quả với DN hay không còn phụ thuộc vào công tác tổ chức, đưa ra những thủ tục, quy tắc, quy trình như: cấp giấy chứng nhận xuất xứ, thông quan hàng hóa, lao động, môi trường, sở hữu trí tuệ… Những quy trình, thủ tục này vẫn còn một số vướng mắc, nên chúng tôi mong DN cùng các cơ quan nhà nước làm sao có thể cải thiện, để các quy trình được suôn sẻ, phù hợp nhất với hoạt động của các DN.
Một điểm cuối cùng nhưng lại là nền tảng cơ bản nhất, đấy là để có thể thắng trong bất kỳ một cuộc chơi nào thì DN phải có năng lực, nhất là năng lực cạnh tranh. Đây là điều nhiều DN Việt Nam còn thiếu và yếu. Vì thế, các DN phải làm sao để cải thiện năng lực cạnh tranh, năng lực trong quản trị DN một cách chuyên nghiệp hóa hay cải thiện năng lực trong việc cung cấp những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có chất lượng tốt nhất. Nếu các DN làm được, cộng hưởng với lợi ích, cơ hội từ EVFTA thì các DN có thể vững vàng, giảm bớt khó khăn để cạnh tranh tại thị trường EU.
Từ những vấn đề nêu trên, để thúc đẩy những kết quả này tốt hơn trong thời gian tới, theo bà, các DN và cơ quan chức năng vẫn phải có những hành động như thế nào?
- Rõ ràng, để DN có thể tận dụng được những cơ hội, hiện thực hóa các kỳ vọng từ EVFTA không phải là nhiệm vụ đơn giản. Vì thế, việc đầu tiên là các DN phải biết cơ hội nằm ở đâu, phải hiểu đúng và đủ về những cam kết cụ thể liên quan tới hoạt động kinh doanh mà EVFTA đặt ra để chuẩn bị, tận dụng các cam kết một cách phù hợp. Do đó, một phần của nhiệm vụ này phải đến từ sự chủ động của DN, phần còn lại là nhiệm vụ phổ biến, tuyên truyền về EVFTA của các cơ quan chức năng.
Đây là nhiệm vụ rất cấp bách, cần sự thực hiện đồng bộ từ các bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Công Thương. Đối với VCCI, qua việc tiếp xúc với các DN, chúng tôi cũng đã thực hiện nhiều giải pháp, phối hợp với các hiệp hội, cơ quan, tổ chức thực hiện các hoạt động tuyên truyền, phổ biến về EVFTA đến DN; mới đây nhất còn ra mắt ấn phẩm cẩm nang cho DN về các cam kết, hướng dẫn thuế quan, các biện pháp phi thuế quan, quy tắc xuất xứ… khi thực thi EVFTA.
Cùng với đó, để nâng cao năng lực của DN, chúng ta cần đẩy mạnh xây dựng chuỗi cung ứng bởi các Hiệp định thương mại tự do luôn đưa ra những yêu cầu rất nghiêm khắc về xuất xứ hàng hóa. Nếu chúng ta có thể phát triển ngành công nghiệp phụ trợ tốt thì sẽ tạo cơ hội giúp các DN tham gia sâu hơn, mức độ cao hơn các chuỗi cung ứng toàn cầu, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về xuất xứ hàng hóa. Thực tế là Chính phủ cũng đã nhận thức được vấn đề này, nên về cơ bản, chúng ta đang đi từng bước một, đi cùng với các vấn đề về chính sách vĩ mô, phát triển kinh tế. Ngoài ra, các cơ quan chức năng cũng cần phát triển về lực lượng lao động, chú trọng đào tạo nghề… giúp các DN có thêm cơ hội phát triển bền vững hơn.
Ngành Hải quan nên thực hiện những nhiệm vụ nào để EVFTA được thực thi thuận lợi nhất, thưa bà?
- Theo tôi, Bộ Tài chính đã thể hiện sự sẵn sàng cao đối với EVFTA. Với ngành Hải quan, nhiệm vụ quan trọng là phải thực hiện các công tác về chống gian lận xuất xứ. Thực tế là ở đâu có ưu đãi thì ở đó có nguy cơ gian lận để hưởng ưu đãi thuế quan theo EVFTA khi nhập khẩu vào Việt Nam, khiến ngân sách nhà nước thất thu, DN trong nước phải chịu cạnh tranh không công bằng với hàng nhập khẩu gian lận, uy tín hàng hóa xuất khẩu bị ảnh hưởng… Ngoài ra, một số sản phẩm của Việt Nam chỉ được hưởng ưu đãi thuế theo hạn ngạch, nên hàng gian lận xuất xứ Việt Nam vào EU trước sẽ làm hàng Việt Nam mất cơ hội hưởng ưu đãi.
Do đó, chống gian lận là công tác quan trọng, không chỉ với hàng nhập khẩu mà cả với hàng xuất khẩu trong thực thi EVFTA. Vì thế, cơ quan Hải quan cần thực hiện tốt trách nhiệm và nghĩa vụ “gác cửa” về thương mại ở biên giới, kiểm soát hàng hóa ra vào, vận chuyển quá cảnh, tạm nhập tái xuất… Cùng với đó, cơ quan Hải quan cần tiếp tục đưa ra nhiều cải cách hơn nữa để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hàng hóa hợp pháp được giao thương nhanh chóng.
Xin cảm ơn bà!
Tin liên quan
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
Trên 300 doanh nghiệp phía Nam tham dự hội thảo lấy ý kiến của Tổng cục Hải quan
20:06 | 21/11/2024 Hải quan
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp
15:38 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu sang EU sẽ có nhiều khởi sắc trong 2021
07:47 | 29/12/2020 Kinh tế
Doanh nghiệp Việt Nam luôn có lợi thế “sân nhà” trong cuộc cạnh tranh từ FTA
08:17 | 28/12/2020 Đối thoại
Yếu tố nào tác động đến tăng trưởng kinh tế giai đoạn năm 2021-2025?
14:42 | 20/12/2020 Đối thoại
Gói hỗ trợ 4.000 tỷ đồng là tin vui lớn của doanh nghiệp
08:37 | 15/12/2020 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Năm 2021, doanh nghiệp dệt may phải thúc đẩy chuỗi sản xuất
07:40 | 13/12/2020 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Mở đường cho "cây trăm tỷ" thạch đen xuất khẩu sang Trung Quốc
08:05 | 08/12/2020 Đối thoại
Người phát ngôn Bộ Công an: Cần phân biệt pháo hoa và pháo hoa nổ để tránh vi phạm
10:22 | 04/12/2020 Đối thoại
Ngân hàng cung cấp thông tin cho cơ quan Thuế: Hiểu đúng, hiểu đủ để tránh hoang mang
08:25 | 04/12/2020 Đối thoại
Nên công khai những người sử dụng bằng giả
09:20 | 01/12/2020 Đối thoại
Ngành Hải quan tập trung cao điểm ngăn hàng lậu dịp tết Tân Sửu 2021
09:13 | 27/11/2020 Hải quan
Hải quan chủ động sát cánh cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn
06:32 | 24/11/2020 Hải quan
Mức độ hài lòng của DN, sự tín nhiệm của người dân đối với ngành Hải quan đã tăng lên nhiều lần
14:49 | 21/11/2020 Hải quan
Doanh nghiệp trong nước cũng có hoạt động chuyển giá
07:38 | 13/11/2020 Tài chính
Tin mới
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
Hải quan kiểm soát chặt các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép
Trên 300 doanh nghiệp phía Nam tham dự hội thảo lấy ý kiến của Tổng cục Hải quan
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics