10 tháng Việt Nam chi trên 51 tỷ USD nhập khẩu máy tính và sản phẩm điện tử
Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc chiếm 92% sản lượng ô tô nhập khẩu trong tháng 10 | |
Xuất nhập khẩu có thể lập kỷ lục 540 tỷ USD trong năm nay | |
Gần 700 container hàng nhập khẩu “bỏ quên” tại cảng Cát Lái |
Biểu đồ: T.Bình. |
Hàng điện tử, nguyên liệu chiếm ưu thế
10 tháng qua, các mặt hàng liên quan đến linh kiện điện tử; nguyên liệu phục vụ sản xuất dệt may, giày dép hay máy móc thiết bị… là những nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất
Trong đó, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 51,27 tỷ USD là nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất.
So với cùng kỳ năm ngoái, kim ngạch của nhóm hàng trên tăng 8,61 tỷ USD, tương ứng tăng 20,2%.
Hàn Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất với kim ngạch 14,1 tỷ USD, nhưng bị giảm 511 triệu USD, tương ứng giảm 4%.
Trung Quốc là thị trường đứng thứ hai với kim ngạch 14,09 tỷ USD và có mức tăng ấn tượng nhất với hơn 4 tỷ USD (tương ứng tăng 40%).
Thị trường tiếp lớn thứ ba là Đài Loan với 6,3 tỷ USD, tăng 1,7 tỷ USD (tăng 38%).
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 29,77 tỷ USD, dù giảm nhẹ 0,6% so với cùng kỳ năm 2019 nhưng vẫn là nhóm hàng nhập khẩu có kim ngạch lớn thứ hai.
Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất của nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng với trị giá là 13,14 tỷ USD, tăng 10%.
Các vị trí tiếp theo là Hàn Quốc với 4,9 tỷ USD, giảm 4,1%; Nhật Bản với 3,7 tỷ USD, giảm 6%.
Nhóm mặt hàng nguyên phụ liệu dệt may, da, giày (bao gồm: bông, xơ sợi dệt, vải các loại, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày) đạt 15,46 tỷ USD, giảm 13,5% (tương ứng giảm 2,7 tỷ USD).
Tương tự nhiều nhóm hàng khác, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất, dù giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái những vẫn chiếm tới 50% tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da, giày của cả nước.
Điện thoại các loại và linh kiện là nhóm hàng “chục tỷ đô” cuối cùng tính hết tháng 10 với kim ngạch đạt 12,58 tỷ USD, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2019.
Trung Quốc và Hàn Quốc vẫn là 2 thị trường nhập khẩu chủ yếu của nhóm hàng trên với tổng trị giá đạt 11,72 tỷ USD, chiếm 93,2% tổng trị giá nhập khẩu điện thoại và linh kiện của cả nước.
Trong đó Trung Quốc đạt kim ngạch 6,19 tỷ USD, giảm 3%; Hàn Quốc đạt 5,53 tỷ USD, tăng 14,7%…
Ô tô nguyên chiếc các loại cũng là nhóm hàng có biến động đáng chú ý nhưng theo chiều hướng giảm. Hết tháng 10, Việt Nam nhập khẩu 80.110 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch đạt 1.76 tỷ USD, giảm tới 33,8% về lương và 34,5% về trị giá so với cùng kỳ 2019.
Hàng hóa chủ yếu về từ châu Á
Xét về thị trường, châu Á chiếm ưu thế áp đảo về cung cấp hàng hóa cho Việt Nam, với tỷ trọng lên đến 80,4% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.
Qua thông tin về thị trường nhập khẩu các nhóm hàng chủ lực đề cập ở trên có thể dễ dàng nhận ra Trung Quốc, Hàn Quốc là những đối tác Việt Nam nhập khẩu hàng hóa nhiều nhất.
Cụ thể, thị trường Trung Quốc đạt kim ngạch 65,62 tỷ USD, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm tới 31,2% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước trong cùng thời điểm.
Các con số này đối với thị trường Hàn Quốc lần lượt là: 37,47 tỷ USD, giảm 5,1%, chiếm 17,8% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.
Các thị trường lớn khác ở châu Á là khu vực ASEAN, Nhật Bản. Trong đó, ASEAN đạt 24,5 tỷ USD, giảm 8,1%, chiếm 11,6% kim ngạch nhập khẩu cả nước; các con số này của thị trường Nhật Bản là 16,55 tỷ USD; 2,7% và 7,9%.
Trong 4 châu lục còn lại, châu Mỹ đạt 18,13 tỷ USD; châu Âu đạt 15,59 tỷ USD; châu Đại Dương đạt 4,33 tỷ USD và châu Phi đạt 3,07 tỷ USD.
Trong 4 châu lục nêu trên, chỉ châu Âu có tăng trưởng dương (3,3%) còn lại đều tăng trưởng âm. Cụ thể, châu Mỹ (giảm 2,7%); châu Đại Dương (giảm 0,3%); châu Phi giảm mạnh nhất là 8,4%.
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10
09:41 | 22/11/2024 Xe - Công nghệ
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
09:03 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Triển vọng xuất khẩu tôm thời điểm cuối năm
08:41 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics