Tetra Pak được vinh danh 50 công ty tiên phong về Bền vững và Khí hậu

(HQ Online) - Tetra Pak - nhà cung cấp hàng đầu về các giải pháp chế biến và đóng gói thực phẩm vừa được Liên hợp quốc vinh danh là một trong 50 công ty tiên phong về Bền vững và Khí hậu thông qua các cam kết vì một tương lai bền vững.
Tetra Pak được xếp hạng A về chống biến đổi khí hậu và bảo vệ rừng
Tetra Pak tổ chức cuộc thi cùng bé thu gom vỏ hộp giấy
Tetra Pak triển khai thu gom vỏ hộp giấy tại chuỗi siêu thị MM Mega Market

Ông Adolfo Orive, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc điều hành của Tetra Pak, cho biết: “Công ty chúng tôi được thành lập dựa trên triết lý một hộp giấy cần tiết kiệm được nhiều hơn giá tiền sản xuất ra chính nó. Tính bền vững luôn là cốt lõi trong mọi hoạt động của chúng tôi và đây cũng là nền tảng cơ bản trong chiến lược năm 2030 của chúng tôi. Vì vậy chúng tôi tự hào khi nhận được sự ghi nhận trong ngành cho những thành quả chúng tôi đã thực hiện được cho đến nay”.

“Chúng tôi đã có những bước tiến dài trên hành trình tiên phong hướng tới một tương lai bền vững. Tuy nhiên, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng khí hậu hiện nay và những thách thức an ninh lương thực còn tiềm tàng, chúng tôi tin rằng ngành đóng gói thực phẩm cần một thay đổi lớn. Chúng tôi đặt mục tiêu cung cấp bao bì thực phẩm bền vững nhất thế giới. Điều này có nghĩa là sản xuất ra các vỏ hộp đựng thực phẩm được làm hoàn toàn từ vật liệu tái chế hoặc có thể tái chế, hoàn toàn có thể tái sử dụng và trung hòa carbon. Chúng tôi coi đây là cách duy nhất để bảo vệ chất lượng tốt – bảo vệ thực phẩm, con người và hành tinh”, ông Adolfo Orive nhấn mạnh.

 Tetra Pak là công ty hàng đầu về các giải pháp chế biến và đóng gói thực phẩm, được biết đến với cam kết tiên phong vì một tương lai bền vững.
Tetra Pak là công ty hàng đầu về các giải pháp chế biến và đóng gói thực phẩm, được biết đến với cam kết tiên phong vì một tương lai bền vững.

Tại Việt Nam, Tetra Pak tích cực triển khai nhiều hoạt động đóng góp vào sự phát triển bền vững chung của ngành và toàn xã hội. Cụ thể, gần như 100% vỏ hộp giấy đựng đồ uống của hãng đều được dán nhãn chứng nhận bảo vệ rừng FSC.

Công ty cũng không ngừng hợp tác với các đối tác và các đơn vị liên quan để mở rộng các hoạt động phát triển bền vững. Trong đó, chương trình tái chế học đường là một sáng kiến được Công ty thí điểm năm 2017 tại TP. Hồ Chí Minh và chính thức triển khai trên diện rộng tại Hà Nội từ năm 2019 với trên 1.600 trường mầm non, tiểu học tham gia cho đến nay. Không dừng lại ở đó, nhằm giúp người tiêu dùng có thể dễ dàng mang vỏ hộp sữa đã qua sử dụng đưa đi tái chế, công ty đã và đang hợp tác với nhiều tổ chức khác nhau mở rộng mạng lưới 62 điểm thu gom vỏ hộp sữa công cộng hiện có.

Đặc biệt, Tetra Pak cũng là một trong các thành viên sáng lập Liên minh tái chế bao bì Việt Nam PRO với tầm nhìn toàn bộ bao bì do các thành viên trong Liên minh cung cấp cho thị trường Việt Nam sẽ được thu gom và tái chế vào năm 2030.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Anh hùng Lao động Thái Hương được tôn vinh Nhà lãnh đạo phát triển bền vững phạm vi toàn cầu

Anh hùng Lao động Thái Hương được tôn vinh Nhà lãnh đạo phát triển bền vững phạm vi toàn cầu

(HQ Online) - Ngày 14/12/2023, Lễ trao giải Le Fonti Global Awards - giải thưởng danh giá hàng đầu thế giới trong kinh doanh và tôn vinh các doanh nhân – đã được tổ chức tại Dubai. Anh hùng Lao động Thái Hương - Nhà Sáng lập, Chủ tịch Hội đồng Chiến lược Tập đoàn TH, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Bắc Á, đã xuất sắc được vinh danh ở Hạng mục Phát triển Bền vững phạm vi toàn cầu với Giải thưởng Nhà lãnh đạo của năm.

Đọc tiếp

Phát triển hệ sinh thái để doanh nghiệp không "cô đơn" trong khu công nghiệp

Phát triển hệ sinh thái để doanh nghiệp không "cô đơn" trong khu công nghiệp

(HQ Online) - Hiện cả nước có gần 300 khu công nghiệp (KCN) đã đi vào hoạt động, nhưng với xu thế về phát triển bền vững, các doanh nghiệp mong muốn KCN được đầu tư phát triển thành hệ sinh thái, cân bằng giữa kinh tế, xã hội và môi trường cũng như có sự liên kết giữa các doanh nghiệp.
Thép cán nóng HRC trong nước "cung không đủ cầu", có nên hạn chế nhập khẩu?

Thép cán nóng HRC trong nước "cung không đủ cầu", có nên hạn chế nhập khẩu?

(HQ Online) - Theo Tổng cục Hải quan, 2 tháng đầu năm 2024, cả nước đã nhập khẩu 2,65 triệu tấn sắt thép các loại, tăng 85,4% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó thị trường nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, việc sử dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu nguyên liệu thép là vấn đề còn gây tranh cãi.
Chỉ số sức mạnh thương hiệu của Viettel đạt mức cao nhất trong các năm

Chỉ số sức mạnh thương hiệu của Viettel đạt mức cao nhất trong các năm

(HQ Online) - Brand Finance – tổ chức hàng đầu thế giới của Anh vừa công bố Bảng xếp hạng giá trị thương hiệu toàn cầu. Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) trở thành thương hiệu viễn thông mạnh thứ 2 thế giới, vượt qua nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn như Swisscom (Thụy Sĩ), Jio (Ấn Độ), STC (Ả Rập Xê Út)…

Đọc nhiều