Facebook Twitter youtube Tiktok

Mua bán sáng chế, nhãn hiệu ở Việt Nam chỉ mới manh nha

Theo Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ Trần Việt Hùng, lượng đơn đăng ký sáng chế của người Việt tăng trung bình 20-25%/năm, đơn đăng ký nhãn hiệu tăng gấp 7 lần so với 10 năm trước nhưng việc mua bán hay chuyển nhượng vẫn đang manh nha. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ Trần Việt Hùng (ảnh).

mua ban sang che nhan hieu o viet nam chi moi manh nha

Từ khi Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) chính thức đi vào cuộc sống thì đối tượng làm chủ sáng chế tại Việt Nam có chuyển biến như thế nào, thưa ông?

Một dấu hiệu đáng mừng là những năm qua, lượng đơn đăng ký sáng chế của người Việt tăng cao, thành phần đăng ký cũng rất đa dạng. Trước đây, người ta hay nghĩ chỉ những kỹ sư, tiến sĩ làm trong các viện nghiên cứu mới thường đăng ký sáng chế. Nhưng hiện nay các tác giả tự do cũng đăng ký rất nhiều, thậm chí chúng tôi cũng nhận được rất nhiều đơn đăng ký của những “nhà sáng chế là nông dân”.

Không chỉ ở lĩnh vực sáng chế, tốc độ tăng của đơn đăng ký nhãn hiệu cũng tăng trưởng khá ấn tượng. Nếu trước đây khoảng 10 năm, chỉ khoảng 5.000 đơn đăng ký nhãn hiệu/năm, nhưng hiện nay chúng tôi nhận được khoảng 35.000 đơn, tăng khoảng 7 lần. Từ chỗ các DN Việt Nam chỉ chiếm 20-25% trong tổng số đơn đăng ký (còn lại là các DN nước ngoài) thì hiện nay DN trong nước vượt lên chiếm áp đảo đến trên 60%. Đây là con số rất đáng mừng, thể hiện sự chuyển biến thực sự tích cực trong nhận thức của DN.

Song song với đó, các DN Việt còn rất tích cực và chủ động trong việc đăng ký ra nước ngoài. Các DN đã hiểu vấn đề, rằng đơn đăng ký ra nước ngoài tuy có tốn kém, nhưng khi chúng ta gia nhập hàng loạt công ước quốc tế thì lượng đơn đăng ký của DN VN ra ngoài nước đã tăng vọt. Việc đăng ký SHTT tại nước ngoài rất quan trọng, bởi nếu không nhanh chân thì nguy cơ bị mất thương hiệu rất dễ xảy ra. Trong quá khứ đã không ít chuyện DN Việt gặp rắc rối với nhãn hiệu của chính mình khi bị các DN nước ngoài đăng ký trước, như câu chuyện cà phê Trung Nguyên, Vietsopetro… bị đăng ký ở nước ngoài và phải rất vất vả mới đòi lại được.

Lượng đơn đăng ký gửi về Cục SHTT ngày càng tăng, chính vì thế chúng tôi nỗ lực hết sức cho công tác xử lý đơn. 6 tháng đầu năm 2011, tốc độ xử lý đơn trung bình đã tăng 20%. Hiện nay, tuy có cố gắng nhiều nhưng vẫn còn nhiều đơn tồn đọng do lượng gửi tới quá đông. Hiện Cục SHTT đang nỗ lực quản lý và nâng cao năng lực xử lý đơn bằng biện pháp tự động hóa. Việc này giúp cho hoạt động kiểm tra của xét nghiệm viên tiến hành nhanh hơn rất nhiều.

Lượng đơn đăng ký sáng chế và nhãn hiệu tăng cao, nhưng việc mua bán, chuyển nhượng… sáng chế, nhãn hiệu để nâng giá trị đã thực sự phát triển tại Việt Nam chưa, thưa ông?

Tôi nghĩ là các DN Việt Nam đã được hưởng lợi từ SHTT. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa phát huy hết lợi ích đó. Tại sao tôi nói như vậy. Bởi đăng ký bảo hộ quyền SHTT của Việt Nam được xếp vào diện gần như rẻ nhất của thế giới. Chúng ta mất chưa đến 1 triệu đồng để được bảo hộ nhãn hiệu trong vòng 10 năm. Đó là cái giá rất rẻ. Tuy nhiên, chúng ta chưa thực sự biến sáng chế hay nhãn hiệu thành tài sản.

Nhiều sáng chế thực sự có hiệu quả, nhưng bán sáng chế đó như thế nào, nhượng quyền, ký hợp đồng mua bán ra sao… là điều còn mới mẻ và lúng túng ở Việt Nam. Vài năm trở lại đây chúng ta mới bắt đầu manh nha câu chuyện mua bán sáng chế. Trong khi đó, tại các nước phát triển, việc mua bán sáng chế diễn ra phổ biến và họ coi đó là thị trường.

Một viện nghiên cứu có thể sống khỏe khi chỉ tập trung nghiên cứu và bán các sáng chế. Tương tự, một nhãn hiệu nếu tập trung làm tốt thì có thể bán, nhượng quyền thương mại để thu lại các giá trị gia tăng rất lơn. Tôi nhận định, hiện tại ở Việt Nam mới chỉ khai thác khoảng 20% tiềm năng này với một số hợp đồng chuyển nhượng “đình đám” trước đây như công ty Colgate của Mỹ mua lại nhãn hiệu kem đánh răng Dạ Lan của Việt Nam với giá 2,5 triệu USD, tiếp đến là Unilever mua lại nhãn hiệu kem đánh răng P/S với giá 5 triệu USD. Nguyên nhân là các DN còn thiếu một phương thức định giá tài sản trí tuệ một cách chuyên nghiệp, các DN còn loay hoay không biết rõ giá trị thương hiệu của mình là bao nhiêu, bán giá nào cho hợp lý…

Vậy, làm thế nào để định giá đúng tài sản trí tuệ và phát huy hiệu quả của hoạt động này?

Trên thế giới, hiện cũng chưa có một phương pháp định giá được coi là chuẩn mực nào để áp dụng cho mỗi quốc gia. Thực tế, tương ứng với mỗi đối tượng SHTT sẽ có phương pháp định giá phù hợp.

Để định giá đúng và chính xác tài sản này, nhà nước cần phải có những quy định cụ thể, chặt chẽ hơn về tài sản trí tuệ; phân loại và ghi nhận loại tài sản này, ban hành chi tiết và đầy đủ những tiêu chuẩn về thẩm định giá. Cũng giống như trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán cũng cần có một bộ tiêu chuẩn để thực hiện, đặc biệt là tiêu chuẩn về định giá tài sản vô hình. Ngoài ra, DN cần được tự xác định giá trị tài sản trí tuệ. Có thể cho phép DN tự xác định giá trị tài sản vô hình để được ghi nhận trong báo cáo tài chính. Để thể hiện chính xác giá trị, hàng năm các DN cần được các tổ chức định giá xác định lại giá trị của các tài sản vô hình này.

* Xin cảm ơn ông!

Theo Công thương

 

Tin liên quan

Đã có 80 đơn đề nghị bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ gửi tới Hải quan

Đã có 80 đơn đề nghị bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ gửi tới Hải quan

(HQ Online) - Thực hiện quản lý về xuất xứ hàng hóa, thực thi và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, nhãn mác hàng hóa, trong 6 tháng đầu năm, Tổng cục Hải quan đã tiếp nhận 80 đơn đề nghị và chấp nhận 56 đơn đề nghị hàng hóa có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; tiếp nhận đề nghị gia hạn kiểm tra, giám sát hải quan đối với 7 nhãn hiệu hàng hóa có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Ra mắt tem chống hàng giả công nghệ cao

Ra mắt tem chống hàng giả công nghệ cao

(HQ Online)-Đó là nhận định của ông Nguyễn Vũ Hải, Giám đốc Trung tâm chống hàng giả tại hội thảo giới thiệu và thực thi giải pháp chống hàng giả, bảo vệ thương hiệu cho doanh nghiệp, do Trung tâm chống hàng giả tổ chức tại TP. HCM, ngày 30 – 10.
Xây dựng chiến lược thương hiệu cho thực phẩm Việt Nam

Xây dựng chiến lược thương hiệu cho thực phẩm Việt Nam

(HQ Online)- Công tác xây dựng thương hiệu và marketing xuất khẩu trong ngành công nghiệp thực phẩm của Việt Nam còn nhiều hạn chế. Các sản phẩm thực phẩm của Việt Nam chưa có giá trị gia tăng cao và chưa giành được vị trí vững chắc trên thị trường nhất là thị trường ngoài nước.
Phó Thủ tướng yêu cầu xử lý vi phạm tại Công ty Thuận Phong

Phó Thủ tướng yêu cầu xử lý vi phạm tại Công ty Thuận Phong

(HQ Online)- Ngày 7-10, Văn phòng Chính phủ cho biết, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu xử lý vi phạm tại Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Thuận Phong.
Tuyên chiến với nạn hàng giả- Bài 1: Tràn lan hàng giả

Tuyên chiến với nạn hàng giả- Bài 1: Tràn lan hàng giả

(HQ Online)- TP.HCM là thị trường có sức mua lớn nhất cả nước và cũng là thị trường mà hàng gian, hàng giả có “đất sống” mạnh mẽ nhất
Không có "vùng cấm" trong công tác chống hàng giả

Không có "vùng cấm" trong công tác chống hàng giả

(HQ Online)- Đây là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại tọa đàm xây dựng và bảo vệ thương hiệu, đấu tranh chống hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ do Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ Thương hiệu Việt Nam phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức sáng 20-6. 
Chuyển biến trong thực thi quyền sở hữu trí tuệ

Chuyển biến trong thực thi quyền sở hữu trí tuệ

(HQ Online)- Chương trình hành động số 168/CTHĐ/VHTT-KHCN-NN&PTNN-TC-TM-CA về hợp tác phòng và chống xâm phạm quyền SHTT giai đoạn 2006 - 2010 (gọi tắt là Chương trình hành động 168 giai đoạn I) do các Bộ: Khoa học và Công nghệ, Văn hoá - Thông tin (nay là Văn hoá, Thể thao và Du lịch), Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Thương mại (nay là Công Thương), Công an, Bưu chính - Viễn thông (nay là Thông tin và Truyền thông) đã ký kết, công tác phối hợp trong hoạt động thực thi, bảo vệ quyền SHTT.
“Hàng hiệu” xuất xứ từ làng nghề

“Hàng hiệu” xuất xứ từ làng nghề

(HQ Online)- Hàng giả, hàng nhái đã và đang tràn lan tại các chợ đầu mối, cửa hàng tạp hóa thậm chí tại các chợ cóc, chợ tạm, vỉa hè trên địa bàn Thủ đô. Nếu như trước đây hàng giả chủ yếu được nhập từ Trung Quốc, thì nay, một số cơ sở sản xuất hàng giả, hàng nhái nhãn hiệu nổi tiếng đã xuất hiện ở Hà Nội.
Thu giữ hơn 2.000 sản phẩm, logo nhãn hiệu nổi tiếng

Thu giữ hơn 2.000 sản phẩm, logo nhãn hiệu nổi tiếng

(HQ Online)- Đội Chống hàng giả và sở hữu trí tuệ (Đội 8) - Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự và quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) - Công an TP. Hà Nội vừa phát hiện số lượng lớn túi xách, ví da giả nhãn hiệu nổi tiếng.
Thu giữ hơn 1000 phụ tùng xe máy giả thương hiệu Honda

Thu giữ hơn 1000 phụ tùng xe máy giả thương hiệu Honda

(HQ Online)- Lực lượng Quản lý thị trường và Công an kinh tế tỉnh Yên Bái vừa tổ chức kiểm tra thu giữ hơn 1.000 mẫu phụ tùng xe máy giả mang thương hiệu Honda tại 2 cửa hàng thuộc thành phố Yên Bái.
Dây cáp điện trong cuộc chiến chống hàng giả

Dây cáp điện trong cuộc chiến chống hàng giả

(HQ Online)- Tại hội thảo Hàng giả, hàng nhái vào bảo vệ người tiêu dùng do Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM phối hợp với Hội Dây cáp điện TP.HCM vừa tổ chức tại TP.HCM, các diễn giả cho biết, tình trạng làm giả dây cáp điện của các thương hiệu uy tín ngày càng gia tang, gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp (DN) trong lĩnh vực này.
Tôn vinh âm nhạc bằng hoạt động sở hữu trí tuệ

Tôn vinh âm nhạc bằng hoạt động sở hữu trí tuệ

(HQ Online)- Nhân dịp ngày sở hữu trí tuệ (SHTT) thế giới 26-4, tại Hà Nội, ngày 24-4, Cục SHTT, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức mít tinh với chủ đề : “Hãy thức tỉnh và hành động vì âm nhạc”.
Sơ hở quy định về ghi nhãn hàng hóa

Sơ hở quy định về ghi nhãn hàng hóa

(HQ Online)- Trong xu thế hội nhập, hoạt động kinh doanh hàng giả, hàng nhái đang làm xấu đi mô hình đầu tư kinh doanh của Việt Nam, ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Mặc dù rất quyết tâm “chặn” hàng giả, hàng nhái nhưng lực lượng Hải quan đang gặp nhiều khó khăn do bất cập trong các quy định của pháp luật.
Xem thêm
cty-toan-phat
cong-ty-tan-cang-sg-vpdd

Tin mới

Địa ốc Đất Xanh dự kiến chào bán hơn 150 triệu cổ phiếu

Địa ốc Đất Xanh dự kiến chào bán hơn 150 triệu cổ phiếu

Ngày 19/4, ĐHĐCĐ Công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Xanh đã thông qua kế hoạch doanh thu thuần đạt 3.900 tỷ đồng, lãi sau thuế đạt 226 tỷ đồng.
Mặc doanh nghiệp nghỉ bán, quản lý thị trường vẫn tăng cường kiểm tra

Mặc doanh nghiệp nghỉ bán, quản lý thị trường vẫn tăng cường kiểm tra

Mặc dù nhiều cửa hàng kinh doanh vàng trên địa bàn đóng cửa, treo biển nghỉ bán hàng, song Cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục tăng cường kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng.
Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu 16.800 lượng vàng SJC vào ngày 22/4

Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu 16.800 lượng vàng SJC vào ngày 22/4

Từ 10 giờ sáng ngày 22/4/2024, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ tiến hành đấu thầu dự kiến 16.800 lượng vàng miếng SJC.
Nghệ An: Bắt đối tượng vận chuyển 2.000 viên ma túy đi tiêu thụ

Nghệ An: Bắt đối tượng vận chuyển 2.000 viên ma túy đi tiêu thụ

Ngày 19/4, Công an Nghệ An vừa bắt giữ một đối tượng đang vận chuyển 2.000 viên ma túy đi tiêu thụ.
Gia hạn Thông tư 02 về cơ cấu, giữ nguyên nhóm nợ đến hết năm 2024?

Gia hạn Thông tư 02 về cơ cấu, giữ nguyên nhóm nợ đến hết năm 2024?

Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng thương mại kéo dài chính sách cơ cấu, giữ nguyên nhóm nợ với doanh nghiệp khó khăn thêm 6 tháng
LONGFORM: Hệ sinh thái Tài chính số- Lấy dữ liệu làm tài nguyên, lấy giải pháp đột phá làm nền tảng

LONGFORM: Hệ sinh thái Tài chính số- Lấy dữ liệu làm tài nguyên, lấy giải pháp đột phá làm nền tảng

Đến nay, hầu hết lĩnh vực trong ngành Tài chính đều đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong chuyển đổi số, đặc biệt là các lĩnh vực trọng tâm thuế, hải quan, kho bạc…
Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Hải quan Khánh Hòa Nguyễn Văn Cường

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Hải quan Khánh Hòa Nguyễn Văn Cường

Ngày 26/3/2024, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đã ký Quyết định số 779/QĐ-TCHQ bổ nhiệm có thời hạn ông Nguyễn Văn Cường, Đội trưởng Đội Kiểm soát Hải quan thuộc Cục Hải quan Khánh Hòa giữ chức vụ Phó Cục trưởng Cục Hải quan Khánh Hòa kể từ ngày 5/4/20
Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đinh Ngọc Thắng

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đinh Ngọc Thắng

Sáng ngày 27/3/2024, Bộ Tài chính đã tổ chức Hội nghị công bố và trao Quyết định bổ nhiệm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đối với ông Đinh Ngọc Thắng.
Infographics: Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam Dương Xuân Sinh

Infographics: Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam Dương Xuân Sinh

Ngày 31/1/2024, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn đã ký Quyết định số 299/QĐ-TCHQ điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Dương Xuân Sinh, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lào Cai giữ chức vụ Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam từ ngày 1/3/2024.
Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Trưởng Ban Cải cách, hiện đại hóa hải quan Đặng Thanh Dũng

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Trưởng Ban Cải cách, hiện đại hóa hải quan Đặng Thanh Dũng

Điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Đặng Thanh Dũng, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam, giữ chức vụ Phó Vụ trưởng-Phó Trưởng Ban Cải cách, hiện đại hóa hải quan, Tổng cục Hải quan.
Phiên bản di động