Facebook Twitter youtube Tiktok

Hé lộ kịch bản tăng trưởng GDP 2020

Những phác thảo ban đầu của kịch bản tăng trưởng GDP năm 2020 dần hé lộ, mức tăng trưởng 7% được nhắc tới.
he lo kich ban tang truong gdp 2020 GDP năm 2019 tăng 7,02%, vượt mục tiêu đề ra
he lo kich ban tang truong gdp 2020 Triển vọng tăng trưởng kinh tế tài chính năm 2020
he lo kich ban tang truong gdp 2020 Ngành da giày: Kỳ vọng tăng trưởng khả quan

he lo kich ban tang truong gdp 2020
.

Kịch bản tăng trưởng kinh tế 2020: thấp 6,8%, cao 7%

Giống như năm 2019, kịch bản tăng trưởng kinh tế 2020 được đưa vào ngay trong Dự thảo Nghị quyết số 01 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020. Dự thảo này đã được đưa ra thảo luận tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương, vừa kết thúc hôm qua (31/12) và chắc chắn sớm được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngay trong những ngày đầu tiên của năm mới 2020.

Điểm khác là, trong kịch bản tăng trưởng kinh tế 2020 được hé lộ, thì mức tăng trưởng 7% đã được nhắc tới, mặc dù mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 được Quốc hội thông qua là 6,8%. Cụ thể, theo những phác thảo ban đầu của kịch bản tăng trưởng kinh tế 2020, thì quý I/2020, tăng trưởng GDP sẽ ở mức 6,52-6,77%; quý II là 6,65-6,87%; quý III là 7,11-7,37%; còn quý IV là 6,81-6,93%. Theo đó, tăng trưởng GDP 6 tháng là 6,59-6,83%; 9 tháng là 6,79-7,03%; cả năm sẽ là 6,8-7%.

Kịch bản này có nghĩa, Chính phủ quyết tâm ít nhất đạt mục tiêu đề ra là tăng trưởng GDP 6,8% và sẽ nỗ lực cao hơn để nền kinh tế Việt Nam có thêm một năm nữa đạt tốc độ tăng trưởng trên 7%.

Điều này là hoàn toàn có cơ sở, bởi dù Quốc hội chỉ quyết nghị mục tiêu tăng trưởng ở mức 6,5-6,7% trong năm 2018 và 6,6-6,8% trong năm 2019, song cuối cùng, bằng sự nỗ lực vượt bậc của cả bộ máy chính trị, đặc biệt là sự chỉ đạo điều hành quyết liệt của Chính phủ, nền kinh tế đã tăng trưởng vượt dự kiến. Năm 2018 là 7,08%, còn năm 2019 là 7,02%.

Thậm chí, cả 12/12 chỉ tiêu kế hoạch đều đạt và vượt mục tiêu đề ra. Nền kinh tế đã có 2 năm đạt những thành tựu toàn diện và đây chính là cơ sở để kỳ vọng và tin tưởng tăng trưởng GDP trong năm 2020 sẽ tiếp tục đạt thành tựu tương tự.

Động lực cho tăng trưởng kinh tế 2020 dự kiến vẫn sẽ là khu vực chế biến, chế tạo. Để đạt được kịch bản tăng trưởng nói trên, năm 2020, khu vực công nghiệp và xây dựng phải đạt tốc độ tăng trưởng 8,5%. Trong khi đó, khu vực dịch vụ là 6,74-7,24%, còn khu vực nông - lâm nghiệp - thủy sản là 2,91-3%.

Nhìn vào kịch bản tăng trưởng theo từng ngành, có thể thấy, ngoài khu vực công nghiệp tăng trưởng ổn định, thì quyết định nền kinh tế tăng trưởng 6,8% hay 7% phụ thuộc rất lớn vào khu vực nông nghiệp và dịch vụ. Nếu nông nghiệp chỉ tăng trưởng 1,91%, hay dịch vụ tăng trưởng 6,74%, thì GDP cả năm tăng trưởng 6,8%. Nhưng nếu hai khu vực này chạm ngưỡng tăng trưởng cao của kịch bản, thì kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục có một năm thành công.

Triển vọng tích cực

Năm 2020 có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, bởi đây là năm cuối cùng thực hiện Kế hoạch 5 năm 2016-2020, cũng là năm cuối cùng của Chiến lược 10 năm 2011-2020. Việc năm 2020 đạt tốc độ tăng trưởng như thế nào sẽ quyết định khá lớn tới việc nền kinh tế có hoàn thành Kế hoạch 5 năm hay Chiến lược 10 năm hay không.

Trên thực tế, năm 2019, với tốc độ tăng trưởng 7,02%, Việt Nam vẫn thuộc các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao trên toàn cầu. Năm 2020, triển vọng là khá tích cực. Bằng chứng là, trong khi hạ thấp dự báo tăng trưởng của khu vực châu Á, thì Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) mới đây lại nâng mức dự báo tăng trưởng của kinh tế Việt Nam, từ mức 6,8% lên 6,9% cho năm 2019 và từ mức 6,7% lên 6,8% cho năm 2020.

Theo ông Nguyễn Minh Cường, Chuyên gia kinh tế trưởng của ADB, có nhiều cơ sở để tin tưởng vào triển vọng phát triển kinh tế của Việt Nam trong ngắn hạn và trung hạn. ADB đã dựa vào sự tăng trưởng của tiêu dùng nội địa, tăng trưởng xuất khẩu và đầu tư của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2019 để đưa ra dự báo lạc quan này.

Trong khi đó, Ngân hàng Thế giới (WB) cũng khẳng định, triển vọng phát triển kinh tế của Việt Nam là rất tích cực. “Để gia tăng thêm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế, Chính phủ Việt Nam cần ưu tiêu phát triển khu vực tư nhân vững mạnh và năng động”, ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia WB nhấn mạnh.

Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương, Thủ tướng Chính phủ đã đề cập 9 vấn đề cần tập trung thực hiện để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2020. Trong đó có việc làm sao tiếp nối và phát huy thành quả kinh tế - xã hội đã đạt được trong năm 2019, để nền kinh tế sớm về đích và đạt nhiều thành tích ấn tượng hơn nữa trong năm 2020.

Thủ tướng cũng đã nhấn mạnh việc phải tháo gỡ những rào cản về môi trường kinh doanh, sửa đổi ngay những bất cập về cơ chế chính sách, pháp luật; cũng như phải làm sao khơi thông hơn nữa các nhân tố chiến lược, cả về thể chế, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực; chỉ rõ động lực tăng trưởng của cả nước, của từng địa phương hay từng ngành; phát huy tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám quyết định và dám chịu trách nhiệm…

Đó là những yếu tố căn bản và quan trọng, để kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2020 đi đúng quỹ đạo, để nền kinh tế không chỉ tăng trưởng 6,8%, mà có thể đạt được 7% và cao hơn trong năm tới.

Dautu.vn

Tin liên quan

ADB nhận định gì về tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024?

ADB nhận định gì về tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024?

(HQ Online) - Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ đạt mức 6% vào năm 2024, sau đó tiếp tục cải thiện lên 6,2% trong năm 2025. Lạm phát dự báo cũng tăng nhẹ lên 4% trong cả hai năm. Các yếu tố chính tác động đến nền kinh tế là kinh tế toàn cầu tiếp tục suy giảm, tác động liên tục từ xung đột Nga – Ukraine, bất ổn ở Trung Đông và những lo ngại về an ninh ở Biển Đỏ.
UOB dự báo tăng trưởng quý 3 và quý 4 sẽ chậm lại do tác động của bão Yagi

UOB dự báo tăng trưởng quý 3 và quý 4 sẽ chậm lại do tác động của bão Yagi

(HQ Online) - Ảnh hưởng từ cơn bão Yagi sẽ được cảm nhận rõ hơn vào cuối quý 3 và đầu quý 4/2024, làm chậm lại tốc độ tăng trưởng của kinh tế Việt Nam so với dự báo trước đó của Ngân hàng UOB Việt Nam.
Dư địa tăng trưởng mới của ngành gỗ, thủ công mỹ nghệ

Dư địa tăng trưởng mới của ngành gỗ, thủ công mỹ nghệ

(HQ Online) - Khi lợi thế về nhân công giá rẻ đang dần mất đi, ngành gỗ và thủ công mỹ nghệ Việt Nam đang có những bước đi mạnh mẽ để khai thác các giá trị mới nhằm duy trì sự tăng trưởng cũng như nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc

Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc

(HQ Online) - Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc khuyến cáo doanh nghiệp xuất khẩu thực hiện nghiêm các quy định của Hàn Quốc về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019

Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019

(HQ Online) - Theo Cục Thống kê Hà Nội, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Hà Nội tháng 12 giảm 0,02% so tháng trước và giảm 0,31% so cùng kỳ năm trước.
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu

EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu

(HQ Online) - Hiệp định Thương mại Tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam (EVFTA) tiếp tục tác động tốt tới xuất khẩu (XK) cá ngừ của Việt Nam sang thị trường EU.
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD

Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD

(HQ Online) - Năm 2020, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản "cán đích" 41,25 tỷ USD. Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu đến năm 2025, giá trị xuất khẩu các sản phẩm nông lâm thủy sản của Việt Nam đạt khoảng 50-51 tỷ USD.
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA

Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA

(HQ Online) - Từ 1/1/2021, các cơ quan, tổ chức cấp được Bộ Công Thương ủy quyền sẽ cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu EUR.1 từ seri AB trở đi cho hàng hóa xuất khẩu sang EU, thay vì C/O mẫu EUR.1 seri AA.
Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD

Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD

(HQ Online) - Xác định rõ các thách thức của năm 2021, ngành dệt may đặt mục tiêu cao cho năm 2021 là xuất khẩu tổng giá trị 39 tỷ USD, mục tiêu trung bình là 38 tỷ USD.
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021

Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021

(HQ Online) - Ngày 29/12, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức họp báo công bố thông tin về Triển lãm quốc tế đổi mới sáng tạo Việt Nam 2021 (VIIE 2021) và khởi công xây dựng Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc sẽ diễn ra ngày 9 và 10/1/2021.
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay

Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay

(HQ Online) - Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng, năm 2021, ngành Ngân hàng sẽ tiếp tục tập trung vào các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch, thiên tai.
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu

Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu

(HQ Online) - Tháng 11/2020, giá trị xuất khẩu (XK) cá tra sang thị trường Trung Quốc – Hồng Kông đã giảm 29,3% so với tháng 10/2020.
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?

Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?

(HQ Online) - Thứ trưởng Thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn nhấn mạnh: "Năng lực sản xuất toàn ngành nông nghiệp không ngại mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD năm 2021. Với quyết tâm cao và không vướng mắc về thị trường quốc tế thì con số 44 tỷ USD là khả thi".
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới

Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới

(HQ Online) - Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội thì với mức tăng GDP năm 2020 tăng 2,91% so với năm trước là thành công lớn của Việt Nam. Việt Nam cũng là nước có mức tăng trưởng năm 2020 thuộc nhóm cao nhất thế giới.
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020

Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020

(HQ Online) - Ngày 26/12, tại TPHCM, Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020 đã chính thức khai mạc với gần 1.200 gian hàng giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp.
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam

Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam

(HQ Online) - Thông tin trên được đưa ra tại hội thảo góp ý báo cáo đánh giá kết quả thực hiện đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo và đề xuất các kiến nghị, bổ sung, chỉnh sửa đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030 được tổ chức ngày 25/12.
Xem thêm
cty-toan-phat-tu-1892024
peugeot-viet-nam
banner-hd-bank-hd-dai-han-den-31122024
td-tan-hiep-phat-tra-ql-dien-dan-hq-dn-1292024-den-2892024
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250
thaco-thilogi-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-17-9-2024-den-17-10-2024

Tin mới

Công ty Cổ phần Da Sài Gòn bị cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan

Công ty Cổ phần Da Sài Gòn bị cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan

Nợ chây ỳ trên 33,3 tỷ đồng tiền thuế, Công ty Cổ phần Da Sài Gòn bị cơ quan Hải quan áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan.
Chính sách hoàn thuế hàng nhập khẩu phái tái xuất

Chính sách hoàn thuế hàng nhập khẩu phái tái xuất

Tổng cục Hải quan vừa hướng dẫn chính sách hoàn thuế NK đối với hàng hóa NK theo quyền XNK, quyền phân phối của DN chế xuất.
Kho bạc Nhà nước chung tay khắc phục hậu quả thiên tai

Kho bạc Nhà nước chung tay khắc phục hậu quả thiên tai

Trong bối cảnh cả nước nỗ lực và khẩn trương khắc phục hậu quả của cơn bão số 3, hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN) cũng đã nhanh chóng vào cuộc, triển khai nhiều giải pháp kịp thời, chung tay hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.
Hải quan Cao Bằng xử lý gần 8.000 tờ khai xuất nhập khẩu

Hải quan Cao Bằng xử lý gần 8.000 tờ khai xuất nhập khẩu

Theo Cục Hải quan Cao Bằng, từ đầu năm đến 15/9, toàn Cục có 273 doanh nghiệp làm thủ tục xuất nhập khẩu.
Ngành Hải quan thực hiện công tác thu ngân sách: Thách thức dồn về cuối năm

Ngành Hải quan thực hiện công tác thu ngân sách: Thách thức dồn về cuối năm

Trong 45 ngày qua, tốc độ thu ngân sách nhà nước (NSNN) của ngành Hải quan đang có dấu hiệu chững lại so với 7 tháng đầu năm.
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa

(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa

Vùng Đông Nam Bộ (gồm TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh) có vị trí, vai trò quan trọng, là vùng kinh tế năng động, sáng tạo, đi đầu trong đổi mới và phát triển, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của cả nước.
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024) có các tin chính sau:
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc

(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc

Hết tháng 8, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt 130,78 tỷ USD.
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh

(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh

Quyết định số 2098/QĐ-TCHQ ngày 6/9/2024 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc điều động, bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Phúc Hạnh, Phó Chánh Văn phòng Tổng cục Hải quan giữ chức vụ Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Tổng cục Hải quan kể từ 15/9/2024.
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan

(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan

Trải qua 79 năm xây dựng và trưởng thành, Hải quan Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt trong giai đoạn phát triển kinh tế và hội nhập.
Phiên bản di động