Chỉ số giao dịch thương mại qua biên giới: Thời gian và chi phí đã rút ngắn
Các chỉ số thành phần giảm
Bình luận về chỉ số mới được công bố, ông Kim Long Biên-Phó Trưởng Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan (Tổng cục Hải quan) cho biết, báo cáo xếp hạng Môi trường kinh doanh do WB thực hiện thường niên bắt đầu từ năm 2002 với mục đích giúp cho các thành phần kinh tế, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân xác định được lợi ích và lĩnh vực phát triển, cải cách trong việc quy định rõ ràng, chặt chẽ các văn bản quy phạm và thực tế thực hiện. Xếp hạng Môi trường kinh doanh đo lường đối với 11 lĩnh vực kinh tế/chỉ số (chủ yếu về chi phí và thời gian), trong đó có 1 chỉ số “Giao dịch thương mại qua biên giới” có liên quan đến hoạt động của cơ quan Hải quan.
Báo cáo thường niên xếp hạng Môi trường kinh doanh năm 2016 được WB công bố tháng 10/2016, chỉ số chung về hoạt động kinh doanh của Việt Nam xếp hạng 82/190 nền kinh tế, tăng 9 bậc so với xếp hạng Môi trường kinh doanh năm 2015. Báo cáo xếp hạng Môi trường kinh doanh năm 2017 được công bố ngày 1/11/2017, đánh giá xếp hạng môi trường kinh doanh của 190 quốc gia trong năm 2017, Việt Nam xếp hạng 68/190 nền kinh tế, tăng 14 bậc so với xếp hạng Môi trường kinh doanh năm 2016.
Phân tích cụ thể về chỉ số “Giao dịch thương mại qua biên giới”, ông Biên cho rằng, tại báo cáo xếp hạng Môi trường kinh doanh năm 2016, Việt Nam xếp hạng 93/190 nền kinh tế, tăng 15 bậc so với xếp hạng Môi trường kinh doanh năm 2015; tổng thời gian giao dịch qua biên giới hàng NK là 138 giờ, hàng XK là 108 giờ. Tại báo cáo xếp hạng Môi trường kinh doanh năm 2017, Việt Nam xếp hạng 94/190 nền kinh tế, giảm 1 bậc so với xếp hạng Môi trường kinh doanh năm 2016. Tuy nhiên, các chỉ số thành phần về thời gian và chi phí XK đều có sự chuyển biến tích cực so với xếp hạng Môi trường kinh doanh năm 2016. Thời gian NK qua biên giới là 132 giờ, giảm 6 giờ so với năm 2016; thời gian XK qua biên giới là 105 giờ, giảm 3 giờ so với năm 2016; chi phí thực hiện thủ tục tại biên giới cũng giảm 19 USD.
Với kết quả trên, thời gian thông quan hàng hóa qua biên giới của Việt Nam đã rút ngắn đáng kể, đứng trong top 4 khu vực Đông Nam Á (gồm Singapore, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam). Ông Biên cho biết thêm, trong danh sách 190 quốc gia của xếp hạng Môi trường kinh doanh thì 10 quốc gia Đông Nam Á đều giảm bậc xếp hạng chỉ số “Giao dịch thương mại qua biên giới”, trong đó mức giảm bậc cao nhất là 6 bậc, mức giảm bậc thấp nhất là 1 bậc.
Tuy vậy, nếu so sánh với kết quả DB năm 2017 do WB vừa công bố thì tổng thời gian thông quan hàng hóa qua biên giới của Việt Nam chưa đạt được theo mục tiêu đặt ra trong Nghị quyết 19-2017/NQ-CP là tổng thời gian thông quan hàng hóa qua biên giới năm 2017 đối với hàng XK là 70 giờ, hàng NK là 90 giờ; phấn đến năm 2020, tổng thời gian đối với hàng XK là 60 giờ, hàng NK là 80 giờ.
Ông Biên cho rằng, tổng thời gian thông quan hàng qua biên giới thuộc trách nhiệm của cả cơ quan Hải quan và các cơ quan quản lý chuyên ngành khác. Trong Nghị quyết cũng nêu rõ, Bộ Tài chính chịu trách nhiệm đối với thời gian thực hiện thủ tục hải quan, còn các bộ ngành khác liên quan chịu trách nhiệm đối với thời gian thực hiện thủ tục kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK (gồm các Bộ: Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Y tế, Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Quốc phòng, Văn hóa, Thể thao và Du lịch...
Cần phân định rõ trách nhiệm
Với mục đích có thể đánh giá chính xác kết quả thực hiện Nghị quyết 19-2017/NQ-CP của Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) về thời gian thông quan hàng hóa qua biên giới, mới đây, Tổng cục Hải quan đã có văn bản gửi Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đề nghị hướng dẫn chi tiết nội hàm và phân định thời gian thuộc trách nhiệm của cơ quan Hải quan trong tổng thời gian thông quan hàng qua biên giới theo chỉ tiêu nêu tại Nghị quyết 19-2017/NQ-CP.
Về phía Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) trong thời gian qua đã rất nỗ lực triển khai các giải pháp để phấn đấu giảm thời gian thuộc trách nhiệm của mình (chỉ chiếm 28% trong tổng số thời gian thông quan hàng hóa). Trong đó, ngành Hải quan đã và đang tăng cường cải cách hành chính, hiện đại hóa hải quan và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghiệp vụ hải quan nhằm thúc đẩy, tạo thuận lợi thương mại, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa qua biên giới, giảm giấy tờ và chi phí cho DN.
Cụ thể, Tổng cục Hải quan đã và đang hoàn thiện một loạt văn bản quy phạm pháp luật theo hướng hiện đại, đồng bộ, tuân thủ chủ trương về cải cách thủ tục hành chính. Phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan Chính phủ trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn phảm quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực hải quan, nhằm hạn chế các quy định chồng chéo giữa các cơ quan quản lý, đảm bảo tính khả thi, hiệu lực, hiệu quả.
Tổng cục Hải quan cũng đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghiệp vụ hải quan như: Xây dựng hệ thống quản lý, giám sát hải quan tại cảng biển, cảng hàng không đảm bảo yêu cầu kiểm tra, giám sát hàng hóa từ khâu đầu đến khâu cuối. Đã thí điểm thành công Hệ thống tại cảng biển Hải Phòng (từ 15/8/2017); thí điểm Hệ thống quản lý, giám sát hải quan tại cảng hàng không tại sân bay quốc tế Nội Bài (từ 16/10/2017). Hiện đang thực hiện kế hoạch để chuẩn bị mở rộng triển khai chính thức trên cả nước trong năm 2018. Tổng cục Hải quan cũng nâng cấp, xây dựng hệ thống công nghệ thông tin khác nhằm nâng cao mức tự động hóa như: Hệ thống quản lý rủi ro phục vụ triển khai VNACCS/VCIS; Hệ thống thống kê hàng hóa XNK để kết nối Hệ thống VNACCS/VCIS… Cùng với đó, Tổng cục Hải quan đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến. Số lượng dịch vụ công trực tuyến tối thiểu mức độ 3 của Tổng cục Hải quan hiện là 126/178 thủ tục hành chính, trong đó 123 thủ tục hành chính được cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Để hoàn thiện việc triển khai và cung cấp dịch vụ công trực tuyến tối thiểu mức độ 3 đối với 42 thủ tục hành chính trong năm 2017, Tổng cục Hải quan đang khẩn trương triển khai nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, phát triển ứng dụng công nghệ thông tin và chuẩn bị kiểm thử hệ thống.
Song song đó, ngành Hải quan tích cực chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN. Đến nay Cơ chế một cửa quốc gia đã kết nối chính thức với 11 bộ, ngành; ngoài thủ tục thông quan hàng hóa (Bộ Tài chính), 41 thủ tục hành chính của 10 bộ còn lại đã thực hiện thông qua Cơ chế một cửa quốc gia. Cơ chế một cửa ASEAN cũng đang được rà soát lại kỹ thuật để chuẩn bị các điều kiện kết nối chính thức; đồng thời Tổng cục Hải quan cũng phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng kế hoạch và chuẩn bị hạ tầng phục vụ triển khai chính thức Cơ chế một cửa ASEAN về E-C/O form D vào tháng 1/2018. Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan đã và đang phối hợp chăt chẽ với các bộ để quyết liệt triển khai nhằm thay đổi căn bản phương thức kiểm tra chuyên ngành theo nguyên tắc đánh giá quản lý rủi ro, áp dụng thông lệ quốc tế, kết nối chia sẻ thông tin giữa cơ quan, tổ chức kiểm tra chuyên ngành với cơ quan Hải quan…
Tin liên quan
Ngành Hải quan triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới năm 2024
16:10 | 04/11/2024 Hải quan
Chấm dứt Đề án thí điểm nhập khẩu dược liệu qua cửa khẩu Chi Ma
15:24 | 04/11/2024 Hải quan
Tăng 3 làn phục vụ xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Kim Thành, Lào Cai
13:57 | 04/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 1 tháng 11/2024 (từ ngày 28/10 đến 3/11/2024)
09:39 | 04/11/2024 Multimedia
Kết quả thu ngân sách 10 tháng của ngành Hải quan bằng 92,3% dự toán
09:35 | 04/11/2024 Hải quan
Hải quan Hà Tĩnh thu ngân sách đạt 73,14% dự toán, giảm 1,03%
19:41 | 03/11/2024 Hải quan
Hải quan Hà Nam Ninh số hóa hồ sơ, thủ tục hành chính trong hoạt động nghiệp vụ
14:58 | 02/11/2024 Hải quan
Chính phủ điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu một số mặt hàng
12:52 | 02/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hoàn thiện pháp luật về thuế xuất nhập khẩu theo hướng miễn giảm đúng đối tượng
09:31 | 02/11/2024 Hải quan
Hải quan Đồng Nai: Cục trưởng trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với doanh nghiệp hàng tháng
09:26 | 02/11/2024 Hải quan
Hải quan Bình Dương: Gỡ vướng cho DN trong XNK hóa chất, tiền chất công nghiệp
08:33 | 02/11/2024 Hải quan
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 10/2024
20:09 | 01/11/2024 Hải quan
Hải quan Bà Rịa-Vũng Tàu: Phát triển quan hệ đối tác Hải quan-Doanh nghiệp thực chất, bền vững
13:30 | 01/11/2024 Hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
"Bức tranh" lợi nhuận ngân hàng 9 tháng năm 2024
Hải quan chủ trì phá 98 vụ án ma túy
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK