Facebook Twitter youtube Tiktok

Cần đẩy nhanh ký kết các thỏa thuận công nhận lẫn nhau về AEO

(HQ Online) - Hải quan Việt Nam đã triển khai chương trình DN ưu tiên (AEO) từ những năm 2011 và đã đáp ứng các điều kiện cơ bản của Khung tiêu chuẩn về an ninh và tạo thuận lợi thương mại toàn cầu của WCO (Khung tiêu chuẩn SAFE), tuy nhiên lại chưa ký kết một thỏa thuận công nhận lẫn nhau về AEO nào. Là một trong những chuyên gia của Hải quan Việt Nam và của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) về AEO, bà Nguyễn Thị Khánh Hồng đã trao đổi với Tạp chí Hải quan về vấn đề này.
Thay đổi mô hình về Thoả thuận công nhận AEO lẫn nhau
Hội nghị AEO toàn cầu lần thứ 5 với những khuyến nghị quan trọng cho AEO 2.0
Bà Nguyễn Thị Khánh Hồng, chuyên gia của Hải quan Việt Nam và của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO)
Bà Nguyễn Thị Khánh Hồng, chuyên gia của Hải quan Việt Nam và của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO)

Bà có đánh giá như thế nào về các quy định, quy trình trong chương trình AEO của Việt Nam?

Đánh giá tổng quan thì các quy định và quy trình về AEO của Việt Nam tới nay được Luật hóa và hướng dẫn khá đầy đủ và chi tiết. Chương trình AEO tại Việt Nam chính thức được luật hóa từ Điều 42 đến Điều 45 trong Luật Hải quan 2014 và quy định chi tiết tại Nghị định 08/2015/NĐ-CP (các điều từ 9-12). Thông tư 72/2015/TT-BTC và Thông tư 07/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính đã hướng dẫn chi tiết các điều kiện áp dụng, chế độ ưu tiên và thủ tục thẩm định, công nhận, đình chỉ, quản lý chế độ ưu tiên.

Tuy nhiên, có một số điều sau đây tôi đánh giá là Việt Nam đã tự hạn chế phạm vi và lợi ích của chương trình AEO và làm nó trở nên kém hấp dẫn đối với DN.

Việc công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên (AEO) đang là xu thế được cơ quan Hải quan nhiều nước thúc đẩy như là một công cụ quan trọng tăng cường lợi thế cạnh tranh, tạo môi trường minh bạch, chủ động cho DN kinh doanh quốc tế, giảm tối đa thời gian thông quan, tiết kiệm chi phí tuân thủ thương mại, hỗ trợ thúc đẩy sản xuất đồng thời vẫn đảm bảo an ninh, an toàn cho chuỗi cung ứng toàn cầu.

Theo tuyển tập về AEO của WCO 2022, trên thế giới hiện có 91 thỏa thuận công nhận lẫn nhau về AEO song phương, 5 thỏa thuận công nhận lẫn nhau đa phương và 78 thỏa thuận công nhận lẫn nhau đang trong quá trình đàm phán.

Đầu tiên tôi muốn nói rõ về khái niệm AEO trong Khung tiêu chuẩn SAFE của WCO để thấy được cách hiểu về AEO của Việt Nam chưa đầy đủ. Theo Khung tiêu chuẩn SAFE, AEO là đối tác kinh tế được ủy quyền của Hải quan tham gia vào quá trình vận chuyển hàng hóa quốc tế với bất kỳ chức năng nào, được cơ quan Hải quan thẩm định và chấp thuận là tuân thủ các tiêu chuẩn an ninh chuỗi cung ứng của WCO hoặc các tiêu chuẩn quốc tế tương đương khác. Loại hình AEO có thể là DN sản xuất, XNK, kinh doanh, đại lý hải quan, hãng vận tải, đơn vị gom hàng, công ty môi giới, cảng, sân bay, đơn vị điều hành containers, doanh nghiệp kinh doanh kho bãi, nhà phân phối và DN giao nhận hàng hóa.

Theo WCO, trong 97 chương trình AEO đang triển khai trên toàn thế giới, gần 40 chương trình được coi là thành công với hơn 500 AEO được chứng nhận với đa dạng loại hình doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng. Các nước này thường đưa ra bộ tiêu chí AEO áp dụng riêng cho từng loại hình DN.

Luật Hải quan Việt Nam hiện nay đưa ra các điều kiện cơ bản để trở thành AEO bao gồm: Tuân thủ pháp luật hải quan, Thuế và Kế toán, Kiểm toán, Kim ngạch, Thực hiện thủ tục hải quan và nộp thuế điện tử và Kiểm soát nội bộ. Trong đó điều kiện về hệ thống Kiểm soát nội bộ bao gồm các tiêu chí an ninh theo quy định của WCO. Tuy nhiên các điều kiện này lại không hoàn toàn phù hợp với các loai hình DN khác trong chuỗi cung ứng như hãng vận tải, kho bãi, đại lý hải quan... Việc mở rộng đối tượng áp dụng cần có lộ trình thí điểm, do đó để giải quyết cái gốc của vấn đề thì phải sửa đổi Luật Hải quan để mở rộng chương trình AEO, đồng thời thực hiện theo đúng như khuyến nghị của WCO về các điều kiện áp dụng.

Điểm hạn chế thứ hai tôi muốn đề cập đó là các điều kiện về Kim ngạch bình quân quá cao để trở thành AEO khiến cho số lượng AEO tiềm năng trở nên rất ít. Theo quy định hiện hành thì DN phải tự đánh giá xem liệu họ có đáp ứng tất cả các điều kiện hay không, bao gồm duy trì một chương trình tuân thủ tốt, thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ, thực hiện thủ tục hải quan và nộp thuế điện tử. Ngoài ra, doanh nghiệp phải đáp ứng thêm các điều kiện về kim ngạch bình quân của 02 (hai) năm liên tục ở mức nhất định, ví dụ phải có kim ngạch XNK từ 100 triệu USD/năm trở lên, hoặc phải có kim ngạch XK hàng hóa sản xuất tại Việt Nam từ 40 triệu USD/năm trở lên. Hay Đại lý thủ tục hải quan phải có số tờ khai hải quan đã làm thủ tục hải quan đứng tên đại lý trong năm đạt từ 20.000 tờ khai/năm trở lên.

Như tôi đã nói ở trên định nghĩa về AEO của WCO không đề cập đến kim ngạch nhằm hạn chế số lượng doanh nghiệp tiềm năng trở thành AEO. Mục đích tối cao của chương trình AEO là muốn đảm bảo chuỗi cung ứng toàn cầu được an toàn và tin cậy thì mọi đối tác trong chuỗi cung ứng đó nếu có nguyện vọng và tuân thủ các quy định về luật lệ và đảm bảo an ninh đều có thể trở thành AEO. Theo tuyển tập AEO của WCO năm 2022, nhóm các nước có nhiều AEO nhất bao gồm: Mỹ với hơn 11.020 AEO, EU có 17.895 AEO, Trung Quốc có 3.203 AEO, Hàn Quốc có 845 AEO và Nhật Bản có 706 AEO.

Có thể nói việc mở rộng phạm vi đăng ký của chương trình và điều chỉnh tiêu chí Kim ngạch sẽ giúp Việt Nam thúc đẩy gia tăng số lượng AEO nhờ đó nâng cao vị thế và tầm ảnh hưởng của Chương trình AEO của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Theo bà, theo các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia ký kết, cơ quan Hải quan phải đáp ứng các quy định gì để tạo điều kiện tối đa cho DN nói chung và AEO nói riêng? Bà có thể chia sẻ kinh nghiệm của các nước trong vấn đề này thông qua việc thực hiện chương trình AEO?

Quy định ở các Hiệp định thương mại tự do (FTA) bao trùm rất nhiều vấn đề nhằm hạn chế hoặc xóa bỏ các rào cản về thuế quan và phi thuế quan tiến tới hình thành các thị trường có các chuẩn mực thống nhất về hàng hóa và dịch vụ. Trong các FTA thế hệ mới như EVFTA, CTTPP hay RCEP đều có một chương về Thủ tục hải quan và các biện pháp tạo thuận lợi thương mại. Theo đó Việt Nam và các đối tác FTA đồng ý tăng cường hợp tác trong lĩnh vực Hải quan và hỗ trợ hành chính để đảm bảo luật pháp và các thủ tục hải quan tương ứng, đáp ứng các mục tiêu thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại đồng thời đảm bảo hoạt động kiểm soát hải quan hiệu quả. Các chuẩn mực quốc tế về Hải quan và Tạo thuận lợi Thương mại của WTO và WCO như thực hiện Công ước HS, RKC, Khung tiêu chuẩn SAFE, Quản lý Rủi ro, Xác định trước, Bảo vệ quyền sở hữu thương mại, tạo thuận lợi cho hàng hóa quá cảnh... được quy định rất chi tiết.

Một số điểm chung trong các FTA thế hệ mới là Hải quan và các cơ quan liên quan cam kết thực hiện tối đa việc đơn giản hóa thủ tục Hải quan cho DN tuân thủ đặc biệt là AEO (bao gồm cả có DN vừa và nhỏ), cam kết tạo thuận lợi cho việc thực hiện các tiêu chuẩn về chuỗi cung ứng quốc tế và thúc đẩy việc thiết lập các cơ chế công nhận lẫn nhau về các chương trình AEO (viết tắt là MRA), kiểm soát hải quan kể cả các biện pháp tạo thuận lợi thương mại tương đương.

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy hai nước tích cực nhất đi đầu trong việc đàm phán ký kết FTA cũng như AEO MRA – đó là Hàn Quốc và Trung Quốc. Tại thời điểm 2022, Hàn Quốc đã ký kết 18 FTA và 22 AEO MRA đồng thời đang đàm phán MRA với Việt Nam và Nga. Tương tự như vậy, Trung Quốc đã ký kết 17 FTA và 27 AEO MRA.

Với Việt Nam, mặc dù đã triển khai chương trình AEO được hơn 10 năm và đã ký kết Thỏa thuận hỗ trợ hành chính với một số nước về Hợp tác Hải quan, nhưng trước đây (2020) do quy định về thẩm quyền ký các MRA chưa rõ ràng dẫn đến tới nay Việt Nam nói chung và Hải quan Việt Nam nói riêng vẫn chưa triển khai được bất kỳ một MRA về DNUT.

Tuy nhiên, kể từ tháng 12/2020, thẩm quyền ký kết MRA đã được quy định cụ thể tại Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ. Đây cũng là một nỗ lực của Hải quan Việt Nam trong việc từng bước giải quyết các vấn đề để thúc đẩy việc ký kết MRA. Cùng với việc tham gia sâu vào nhiều FTA thế hệ mới, việc tăng cường ký kết AEO MRA để tạo điều kiện thuận lợi cho AEO tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu được hưởng lợi ích không biên giới là việc chúng ta cần làm trong thời gian sớm nhất.

Theo bà, thời gian tới, Hải quan Việt Nam cần làm gì để đẩy nhanh tiến trình ký các thỏa thuận công nhận lẫn nhau về AEO để tạo điều kiện hơn nữa cho DN Việt Nam?

Việt Nam được coi là nước nổi bật nhất trong tiến trình đàm phán ký kết các FTA với 15 FTA đã ký kết và 2 FTA đang đàm phán. Việt Nam cũng được đánh giá cao trong việc ký kết thành công các FTA thế hệ mới với hầu hết các đối tác thương mại lớn trên thế giới như Mỹ, EU, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, việc đàm phán ký kết các AEO MRA là bước đi tất yếu cần phải tích cực triển khai nhằm thực hiện cam kết tạo thuận lợi tối đa cho DN trong việc tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cũng chỉ ra năm 2021, Việt Nam có 5 thị trường xuất khẩu có kim ngạch trên 10 tỷ USD, 11 thị trường có kim ngạch trên 5 tỷ USD và 33 thị trường có kim ngạch trên 1 tỷ đô. Đây cũng chính là các thị trường tiềm năng để Việt Nam ký kết thỏa thuận AEO MRA nhằm giúp cho DN có được lợi thế cạnh tranh so với các DN chủ nhà tại các thị trường này.

Chương trình AEO được thiết lập trên cơ sở tự nguyện tuân thủ của DN đối với cơ quan Hải quan, do đó các Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về AEO cũng được ký kết trên tinh thần hợp tác nhằm tạo thuận lợi cho DN. Theo hướng dẫn về AEO MRA của WCO thì cấp ký kết các Thỏa thuận này là Tổng cục trưởng Hải quan các nước. Hiện nay, thẩm quyền ký kết MRA theo quy định của Việt Nam là Bộ trưởng Bộ Tài chính. Hi vọng với thẩm quyền được quy định rõ ràng sẽ mở đường cho các AEO MRA được ký kết.

Khung tiêu chuẩn SAFE của WCO ngoài mục tiêu tăng cường kiểm soát an ninh, nó đề ra các chuẩn mực giúp cho các cơ quan Hải quan thành viên triển khai các vấn đề về hiện đại hóa hải quan nhờ vào các mối quan hệ đối tác với DN, với các cơ quan chuyên ngành và với Hải quan nước bạn. Theo đó giúp cho việc quản lý chuỗi cung ứng xuyên suốt từ khâu đầu đến khâu cuối. Cụ thể nó bao gồm các chuẩn mực về triển khai hệ thống tiếp nhận thông tin trước khi hàng đến cửa khẩu, phân tích rủi ro trước khi hàng đến, thiết lập hệ thống trao đổi thông tin với AEO và các cơ quan quản lý chuyên ngành trong nước và với hải quan các nước đối tác một cách thường xuyên, liên tục… Để thực hiện tất cả chuẩn mực này đều cần có một hệ thống công nghệ thông tin hiện đại tương thích với chuẩn mực thế giới, với các tiêu chí thông tin được số hóa theo định dạng thống nhất (Data Model) của WCO, xóa bỏ rào cản trong việc trao đổi thông tin, nhờ đó tăng cường hiệu quả đánh giá rủi ro, nâng cao hiệu quả quản lý và kết quả là tạo thuận lợi tối đa cho DN.

Như vậy ngoài vấn đề về thẩm quyền, việc nâng cao hiệu quả hiện đại hóa thông qua đơn giản hóa thủ tục hải quan, số hóa dữ liệu, ứng dụng CNTT hiện đại là điều kiện cần để chương trình AEO của Việt Nam hấp dẫn hơn trong việc ký kết MRA. Đồng thời nó cũng là điều kiện để sau khi AEO MRA được ký kết, việc thực thi đi vào cuộc sống đem lại lợi ích cho DN, hải quan và cả Chính phủ.

Như thông tin hiện nay tôi được biết, Hải quan Việt Nam đang nỗ lực sửa đổi các điều kiện áp dụng chế độ ưu tiên tại dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 08/2015/NĐ-CP của Chính phủ để đảm bảo tương đồng với các quy định của các nước ASEAN nói riêng, của WCO nói chung, tiến tới ký kết 1 MRA đa phương giữa 10 nước thành viên ASEAN.

Năm 2026 theo kế hoạch Luật Hải quan sẽ được sửa đổi. Đây là cơ hội để mọi vướng mắc về việc phát triển chương trình AEO và ký kết MRA như đã nêu trên được giải quyết một cách triệt để: điều chỉnh điều kiện AEO để tương đồng với quy định chung của WCO, mở rộng đối tượng được áp dụng.

Tôi tin rằng, nếu những vấn đề nêu trên được giải quyết cùng với sự quyết tâm cao của Hải quan Việt Nam, chương trình AEO cũng như việc ký kết MRA trong những năm tới sẽ phát triển rực rỡ.

Xin cảm ơn bà!

Hồng Nụ (thực hiện)

Tin liên quan

Áp dụng quản lý rủi ro giúp đơn giản hoá thủ tục hải quan

Áp dụng quản lý rủi ro giúp đơn giản hoá thủ tục hải quan

Công tác quản lý rủi ro (QLRR) đã góp phần cùng công tác cải cách, hiện đại hoá hải quan tạo nền tảng quan trọng cho sự đột phá trong cải cách, điện tử hoá, tự động hoá, đơn giản hoá thủ tục hải quan nói riêng cũng như công tác quản lý của ngành Hải quan nói chung theo hướng đẩy mạnh chuyển đổi số.
Thực hiện chức năng tự động phân công công chức kiểm tra hồ sơ hải quan trên hệ thống VNACCS/VCIS

Thực hiện chức năng tự động phân công công chức kiểm tra hồ sơ hải quan trên hệ thống VNACCS/VCIS

Theo Cục Hải quan, kể từ ngày 1/7/2023, hệ thống VNACCS/VCIS sẽ chính thức thực hiện chức năng tự động phân công chức kiểm tra hồ sơ hải quan.
(INFOGRAPHICS): Tín hiệu tích cực trong thu hút FDI tại Việt Nam 5 tháng đầu năm 2025

(INFOGRAPHICS): Tín hiệu tích cực trong thu hút FDI tại Việt Nam 5 tháng đầu năm 2025

Theo báo cáo từ Cục Thống kê (Bộ Tài chính), thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2025 ghi nhận những tín hiệu tích cực.
Dừng thủ tục kiểm tra "một cửa, một lần dừng" tại cặp cửa khẩu Lao Bảo – Densavan

Dừng thủ tục kiểm tra "một cửa, một lần dừng" tại cặp cửa khẩu Lao Bảo – Densavan

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 180/NQ-CP về việc dừng thực hiện thủ tục kiểm tra "một cửa, một lần dừng" tại cặp cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (Việt Nam) – Densavan (Lào).
Hải quan Khu công nghiệp Đà Nẵng thắt chặt quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp

Hải quan Khu công nghiệp Đà Nẵng thắt chặt quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp

Ngày 20/6/2025, Hải quan Khu công nghiệp Đà Nẵng (thuộc Chi cục Hải quan khu vực XII) đã tổ chức “Hội nghị Đối thoại - Doanh nghiệp chế xuất năm 2025” với sự tham gia của gần 50 đại biểu đại diện cho 32 doanh nghiệp chế xuất trên địa bàn quản lý; đại diện Ban quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng và Công ty phát triển Công nghệ Thái Sơn.
Gỡ “nút thắt” thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Cốc Nam

Gỡ “nút thắt” thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Cốc Nam

Cốc Nam là một trong những cửa khẩu chiến lược trong hệ thống các cửa khẩu đường bộ trên tuyến biên giới quốc gia, thuộc tỉnh Lạng Sơn, nhất là khi lối thông quan Cốc Nam (khu vực mốc 1104-1105) chính thức thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam) - Hữu Nghị Quan (Trung Quốc). Tuy vậy, hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) hàng hóa qua khu vực này vẫn khá trầm lắng so với các cửa khẩu khác trên địa bàn tỉnh. Để thúc đẩy XNK hàng hóa qua cửa khẩu này, Hải quan cửa khẩu Cốc Nam và các cơ quan liên quan của tỉnh đang nỗ lực thực hiện các giải pháp.
Hải quan khu vực III tặng nhà tình nghĩa ở huyện đảo Cát Hải

Hải quan khu vực III tặng nhà tình nghĩa ở huyện đảo Cát Hải

Chi cục Hải quan khu vực III vừa phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức khánh thành và trao tặng nhà tình nghĩa cho ông Nguyễn Văn Đài (thị trấn Cát Hải, huyện đảo Cát Hải, Hải Phòng).
Hải quan khu vực VI thu hồi trên 5,9 tỷ đồng nợ thuế

Hải quan khu vực VI thu hồi trên 5,9 tỷ đồng nợ thuế

Tính đến ngày 14/6, tổng nợ thuế chuyên thu Chi cục Hải quan khu vực VI đang quản lý trên 256,7 tỷ đồng và đơn vị đã thu hồi được trên 5, 9 tỷ đồng.
Hải quan khu vực II tăng thu ngân sách hơn 87 tỷ đồng qua tham vấn giá

Hải quan khu vực II tăng thu ngân sách hơn 87 tỷ đồng qua tham vấn giá

Qua công tác tham vấn giá đối với hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK), Chi cục Hải quan khu vực II đã tăng thu cho ngân sách Nhà nước trên 87 tỷ đồng.
Hải quan khu vực V tạo thuận lợi cho doanh nghiệp ở vùng động lực kinh tế mới của miền Bắc

Hải quan khu vực V tạo thuận lợi cho doanh nghiệp ở vùng động lực kinh tế mới của miền Bắc

Ngày 20/6, tại Bắc Ninh, Chi cục Hải quan khu vực V tổ chức Hội nghị đối thoại Hải quan – Doanh nghiệp lần thứ Nhất, năm 2025. Sự kiện có sự phối hợp của Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn.
Hải quan khu vực VI quyết liệt các giải pháp tăng thu ngân sách

Hải quan khu vực VI quyết liệt các giải pháp tăng thu ngân sách

Để đảm bảo ổn định nguồn thu NSNN, Chi cục Hải quan khu vực VI yêu cầu các đơn vị trong toàn Chi cục quyết liệt thực hiện nhóm giải pháp trọng tâm, phấn đấu thu ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2025.
Hải quan khu vực XVII tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động xuất nhập khẩu

Hải quan khu vực XVII tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động xuất nhập khẩu

Chi cục Hải quan khu vực XVII đã và đang đẩy mạnh chuyển đổi số, tinh gọn thủ tục hành, hiện đại hóa công tác quản lý, hướng tới xây dựng hải quan chuyên nghiệp, minh bạch, hiệu quả và đồng hành cùng doanh nghiệp.
Chi cục Hải quan khu vực X xử lý gần 161.300 lượt thủ tục hành chính qua dịch vụ công

Chi cục Hải quan khu vực X xử lý gần 161.300 lượt thủ tục hành chính qua dịch vụ công

Công tác cải cách hành chính từ lâu luôn được xem là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt và ưu tiên hàng đầu của Chi cục Hải quan khu vực X.
Hải quan khu vực X thu ngân sách đạt trên 10.800 tỷ đồng

Hải quan khu vực X thu ngân sách đạt trên 10.800 tỷ đồng

Tính đến ngày 15/6/2025, Chi cục Hải quan khu vực X đã thu ngân sách đạt 10.816,06 tỷ đồng, giảm 7,1% so với cùng kỳ năm 2024 và đạt 49,5% chỉ tiêu Pháp lệnh do Thủ tướng Chính phủ giao (21.850 tỷ đồng).
Chi cục Hải quan khu vực XIV: Tháo gỡ kịp thời vướng mắc cho doanh nghiệp

Chi cục Hải quan khu vực XIV: Tháo gỡ kịp thời vướng mắc cho doanh nghiệp

Chiều 19/6, Chi cục Hải quan khu vực XIV đã tổ chức Hội nghị đối thoại Hải quan- doanh nghiệp lần 1 năm 2025, với sự tham gia của hơn 90 doanh nghiệp thường xuyên làm thủ tục tại địa bàn.
Hải quan Khu vực XVII khen thưởng 12 doanh nghiệp tiêu biểu

Hải quan Khu vực XVII khen thưởng 12 doanh nghiệp tiêu biểu

Ngày 19/6, tại Hội nghị đối thoại Hải quan – Doanh nghiệp năm 2025, Chi cục Hải quan Khu vực XVII đã tặng Giấy khen cho 12 doanh nghiệp tiêu biểu có thành tích năm 2024.
Xem thêm
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc
cong-ty-co-phan-dau-tu-va-phat-trien-lifetech

Tin mới

Chi cục Thuế khu vực IV: Đẩy mạnh các biện pháp thu nợ thuế

Chi cục Thuế khu vực IV: Đẩy mạnh các biện pháp thu nợ thuế

Tổng tiền thuế nợ trên địa bàn Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình là hơn 9.281 tỷ đồng, tính đến tháng 6/2026.
Top 10 công ty công nghệ uy tín năm 2025 sẵn sàng “vươn mình” cùng “bệ phóng” chính sách

Top 10 công ty công nghệ uy tín năm 2025 sẵn sàng “vươn mình” cùng “bệ phóng” chính sách

Báo cáo Top 10 Công ty Công nghệ uy tín năm 2025 do Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố ngày 20/6/2025 cho thấy, ngành Công nghệ thông tin – Viễn thông đang đóng vai trò trụ cột trong nền kinh tế.

Điều tra vụ buôn lậu tại Công ty Humitex, Hải Phòng

Sau khi khởi tố vụ án buôn lậu nêu trên, Chi cục Hải quan khu vực III đã phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân TP Hải Phòng chuyển vụ án đến Cơ quan Cảnh sát điều tra.
Bắt giữ lượng lớn viên nén, chất lỏng nghi là ma túy qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y

Bắt giữ lượng lớn viên nén, chất lỏng nghi là ma túy qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y

Các lực lượng chức năng tại cửa khẩu quốc tế Bờ Y đã phát hiện bắt giữ đối tượng vận chuyển số lượng lớn chất nghi là ma túy từ Lào vào Việt Nam.
Top 10 thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất Việt Nam: Có đến 5 nhãn hiệu cùng “nhà Vinamilk”

Top 10 thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất Việt Nam: Có đến 5 nhãn hiệu cùng “nhà Vinamilk”

Sản phẩm Vinamilk có mặt trong gần 9/10 hộ gia đình Việt với tần suất mua đều đặn hàng tháng (14 lần/năm).
(INFOGRAPHICS): Tín hiệu tích cực trong thu hút FDI tại Việt Nam 5 tháng đầu năm 2025

(INFOGRAPHICS): Tín hiệu tích cực trong thu hút FDI tại Việt Nam 5 tháng đầu năm 2025

Theo báo cáo từ Cục Thống kê (Bộ Tài chính), thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2025 ghi nhận những tín hiệu tích cực.
(INFOGRAPHICS): Điểm nhấn trong công tác thu ngân sách 5 tháng đầu năm

(INFOGRAPHICS): Điểm nhấn trong công tác thu ngân sách 5 tháng đầu năm

Theo báo cáo của Cục Thuế (Bộ Tài chính), tổng thu NSNN lũy kế 5 tháng đầu năm 2025 đạt 1.006.245 tỷ đồng, bằng 58,5% dự toán, tăng 28,6% so với cùng kỳ.
(INFOGRAPHICS) Một số lưu ý đối với hộ kinh doanh áp dụng phương pháp kê khai

(INFOGRAPHICS) Một số lưu ý đối với hộ kinh doanh áp dụng phương pháp kê khai

Để hỗ trợ hộ kinh doanh chuyển đổi từ phương pháp nộp thuế khoán sang kê khai được thuận lợi, Cục Thuế đã đưa ra một số lưu ý quan trọng cần nắm vững.
(INFOGRAPHICS): 2 sân bay Long Thành và Tân Sơn Nhất do Hải quan khu vực XV quản lý

(INFOGRAPHICS): 2 sân bay Long Thành và Tân Sơn Nhất do Hải quan khu vực XV quản lý

Chi cục Hải quan khu vực XV quản lý địa bàn các sân bay: Tân Sơn Nhất, Long Thành và Hải quan chuyển phát nhanh tại TP. Hồ Chí Minh.
(INFOGRAPHICS): Ứng dụng hóa đơn điện tử với nhiều tính năng hỗ trợ người nộp thuế

(INFOGRAPHICS): Ứng dụng hóa đơn điện tử với nhiều tính năng hỗ trợ người nộp thuế

Ngành Thuế đã xây dựng xong ứng dụng hóa đơn điện tử với nhiều tính năng hỗ trợ các hộ kinh doanh, lập, tra cứu hóa đơn.
Phiên bản di động