Facebook Twitter youtube Tiktok

Cần đầu mối về kiểm tra chuyên ngành để giảm thời gian thông quan hàng hóa

(HQ Online) - Tại hội nghị đối thoại giữa Cục Hải quan TPHCM với doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) vào cuối tuần qua, những vướng mắc, kiến nghị liên quan đến kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK là một trong những nội dung được DN nhắc đến nhiều. Đặc biệt, các DN kiến nghị cần một đầu mối để giảm thời gian thông quan hàng hóa.
Tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong bối cảnh khó khăn Còn “nút thắt” kiểm tra chuyên ngành, còn dang dở cải cách Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang: Cần ban hành nghị định cải cách, nâng cao hiệu quả kiểm tra chuyên ngành Kiểm tra an toàn thực phẩm cần thực hiện toàn bộ trên NSW
Công chức hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 4 kiểm tra hàng NK. 	Ảnh: T.H
Công chức hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 4 kiểm tra hàng NK. Ảnh: T.H

Nhiều bộ, ngành cùng quản lý

Ông Vũ Thái Sơn, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Long Sơn: Giao một đầu mối về KTCN sẽ thuận lợi cho DN

Tập đoàn Long Sơn là DN chế biến, xuất khẩu hạt điều quy mô lớn. Chúng tôi có hơn 10 nhà máy chế biến hạt điều xuất khẩu, với 5 pháp nhân xuất khẩu, sản lượng đạt 30.000 tấn điều nhân trị giá khoảng 180 triệu USD. Mỗi năm chúng tôi nhập khẩu vài chục nghìn tấn đến cả 100.000 tấn điều về phục vụ sản xuất, xuất khẩu. Cái vướng nhất của chúng tôi cũng như các DN nhập khẩu nguyên liệu điều xuất khẩu là vấn đề KTCN. Hạt điều nhập khẩu phải thực hiện kiểm dịch thực vật theo quy định. Nhưng hiện nay, hàng nhập khẩu về phải để tại cảng để chờ lấy mẫu kiểm dịch thực vật. Trong thời gian chờ kết quả kiểm tra, DN tốn thêm chi phí lưu container, lưu bãi rất lớn.

Nếu KTCN được giao về một đầu mối là cơ quan Hải quan sẽ thuận lợi cho DN trong việc thông quan hàng hóa, DN không phải liên hệ nhiều nơi, tiết giảm chi phí, thời gian.

Ông Nguyễn Văn Hưng, Công ty TNHH Yusen Logistics (Việt Nam): Cơ quan Hải quan có đủ dữ liệu để áp dụng KTCN theo quản lý rủi ro

Dự thảo Nghị định kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu đã được cơ quan Hải quan cũng như các đơn vị có liên quan lấy ý kiến đóng góp của DN nhiều lần, chúng tôi cũng đã tham gia đóng góp ý kiến xây dựng dự thảo nghị định này. Theo tôi, việc giao cơ quan Hải quan làm đầu mối KTCN là phù hợp, vì cơ quan Hải quan sẽ có dữ liệu, thông tin để thực hiện áp dụng quản lý rủi ro trong KTCN. Việc áp dụng các phương thức kiểm tra chặt, kiểm tra thông thường, kiểm tra giảm đã được quy định cụ thể, có tuần tự áp dụng và có hướng mở để DN chủ động tuân thủ nhằm tạo thuận lợi cho việc nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, danh mục hàng hóa thuộc diện phải kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm kèm các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng,… được công khai tại một đầu mối là Cổng thông tin một cửa quốc gia giúp người nhập khẩu dễ dàng tra cứu, áp dụng thay vì phân tán tại các quyết định hoặc thông tư của từng cơ quan quản lý nhà nước như trước đây.

Bên cạnh đó, việc thực hiện kiểm tra theo mặt hàng để cắt giảm số lượng các lô hàng phải kiểm tra. DN chỉ cần thực hiện thủ tục công bố hợp quy, tự công bố sản phẩm, đăng ký bản công bố sản phẩm lần đầu nhập khẩu. Cổng thông tin một cửa quốc gia tự động cấp mã số đăng ký bản công bố hợp quy, mã số tự công bố sản phẩm và mã số đăng ký bản công bố sản phẩm. Các lần nhập khẩu sau được áp dụng phương thức kiểm tra thông thường, giảm hoặc miễn kiểm tra. Việc áp dụng và chuyển đổi phương thức kiểm tra được áp dụng đối với hàng hóa, không phân biệt nhà nhập khẩu và được công khai trên Cổng thông tin một cửa quốc gia rất thuận tiện cho doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Hữu Nghiệp, Phó Cục trưởng Cục Hải quan TPHCM: 7 nội dung cải cách KTCN

Đề án “Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu” với 7 nội dung cải cách mạnh mẽ, nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Trong đó, giao cơ quan Hải quan là đầu mối trong kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu. Khi xây dựng dự thảo nghị định KTCN, cơ quan Hải quan cũng thực hiện trên cơ sở những buổi đối thoại, tiếp xúc lấy ý kiến của cộng đồng DN và qua quá trình thực hiện nghiệp vụ. Theo đó, sẽ áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý KTCN. Không có lý gì mà tất cả các mặt hàng và tất cả DN đều bị kiểm tra như nhau, mà phải có sự phân loại, đánh giá rủi ro DN, phân loại hàng hóa để thực hiện. KTCN nếu kiểm hết, lô hàng nào cũng kiểm được coi như làm hình thức, sơ sài, kiểm nhiều coi như không kiểm, nên áp dụng quản lý rủi ro thì quản lý chuyên ngành sẽ kiểm tra chặt chẽ hơn trên cơ sở tuân thủ pháp luật của DN.

Như vậy, sẽ áp dụng đầy đủ, thực chất nguyên tắc quản lý rủi ro trong kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu để bảo đảm vai trò quản lý nhà nước và nâng cao tính tuân thủ của DN.

Đặc biệt, khi có kết quả của cơ quan KTCN, cơ quan Hải quan có thêm chức năng có thể kiểm tra lại kết quả này. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về KTCN, cơ quan Hải quan có thêm thẩm quyền nhất định để phục vụ DN tốt hơn, nhằm ngăn chặn những hành vi vi phạm về KTCN.

Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã đề nghị các bộ, ngành hết sức khẩn trương để sớm thông qua nghị định về KTCN.

Thu Hoà (ghi)

Cho rằng hiện nay có quá nhiều bộ, ngành quản lý kiểm tra chuyên ngành (KTCN), khiến việc thực hiện khó khăn, bà Bùi Thanh Duyên, Công ty TNHH BASF Việt Nam cho biết, BASF Việt Nam hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hóa chất đa ngành hàng. Tuy nhiên, BASF gặp khó khăn trong việc xác định mặt hàng nhập khẩu thuộc chính sách quản lý và KTCN thuộc cơ quan nào. Bởi vì, hiện tại có nhiều bộ và cơ quan ngang bộ cùng quản lý chuyên ngành, trong đó có 13 bộ quản lý đối với hàng hóa phải kiểm tra chất lượng; 3 bộ quản lý hàng hóa phải kiểm tra an toàn thực phẩm…

Giải đáp câu hỏi của Công ty TNHH BASF Việt Nam, Phó Cục trưởng Cục Hải quan TPHCM Nguyễn Hữu Nghiệp cho biết, theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Công Thương quy định tại Nghị định số 96/2022/NĐ-CP, Bộ Công Thương là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại, bao gồm các ngành và lĩnh vực: điện, than, dầu khí, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, hóa chất,… Do vậy, liên quan đến việc nhập khẩu, kinh doanh mặt hàng hóa chất, trường hợp cần tham khảo đề nghị Công ty TNHH BASF Việt Nam liên hệ với Bộ Công Thương để được hướng dẫn.

Cũng về KTCN, đại diện Chi nhánh Công ty TNHH Tư vấn thuế Deloitte Việt Nam cho rằng, công ty nhập khẩu mặt hàng thực phẩm, trong đó có nhóm hàng súp và nước xuýt và chế phẩm để làm súp và nước xuýt; chế phẩm thực phẩm tổng hợp đồng nhất thuộc nhóm 2104, khi đối chiếu và so sánh các quy định kiểm tra an toàn thực phẩm (ATTP) của Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì nhóm hàng 2104 nêu trên không thuộc bộ nào quản lý, nên không cơ quan nào nhận đăng ký kiểm tra ATTP.

Giải đáp vướng mắc trên, đại diện Cục Hải quan TPHCM cho biết, căn cứ mục 6 Phụ lục II - Danh mục các sản phẩm/nhóm sản phẩm thực phẩm; hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế ban hành kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, quy định “Các sản phẩm khác không được quy định tại danh mục của Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn”.

Liên quan đến vấn đề này, ngày 15/11/2023, Tổng cục Hải quan đã có công văn số 12527/BTC-TCHQ hướng dẫn đối với thực phẩm nhập khẩu không thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm theo quy định tại thông tư, quyết định của các bộ quản lý chuyên ngành.

Theo đó, danh mục mặt hàng thực phẩm nhập khẩu phải kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm theo quy định của Luật An toàn thực phẩm, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP. Thực phẩm nhập khẩu không thuộc danh mục thực phẩm phải kiểm tra nhà nước tại các Thông tư số 11/2021/TT-BNNPTNT, Thông tư số 28/2021/TT- BYT, Quyết định số 1182/QĐ-BCT, DN nhập khẩu không phải thực hiện quy định về kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu; việc kiểm tra, quản lý hàng hóa nhập khẩu khi DN bán, sử dụng tại Việt Nam thuộc trách nhiệm của bộ quản lý chuyên ngành. Các bộ quản lý chuyên ngành tăng cường kiểm soát đối với thực phẩm nhập khẩu không thuộc danh mục kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm tại các thông tư, quyết định của bộ, ngành nêu trên sau khi hàng hóa đã được thông quan.

Sớm ban hành nghị định về KTCN

Theo các doanh nghiệp, hiện nay thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK nhanh chóng, nhưng đối với hàng hóa cần phải KTCN lại rất khó khăn; trình tự, thủ tục KTCN có nhiều khác biệt tùy theo bộ, ngành quản lý và loại hình hàng hóa. DN cũng mất nhiều thời gian đọc hiểu các luật chuyên ngành và các nghị định hướng dẫn. Trong khi đó, cách hiểu và cách triển khai của các bộ, ngành chưa thống nhất.

Bên cạnh đó, Danh mục hàng hóa thuộc diện KTCN quá nhiều. Các bộ, ngành cần xem xét giảm số nhóm sản phẩm, giảm số lượng dòng hàng cần kiểm tra và giảm số lượng các lô hàng phải kiểm tra. Việc kiểm tra cần thực hiện triệt để theo nguyên tắc đánh giá rủi ro, kiểm tra theo xác suất. Việc thực hiện KTCN còn phiền hà. Tình trạng chồng chéo trong KTCN còn tồn tại. Một mặt hàng có thể bị quản lý cùng lúc bởi nhiều bộ, ngành. Thủ tục KTCN tuy đa số được thực hiện kiểm tra tập trung tại các cửa khẩu nhưng vẫn có trường hợp DN phải tới tận các bộ, ngành mới giải quyết xong việc. Thực tế này gây nhiều phiền toái do gia tăng chi phí, thời gian tuân thủ của DN.

Một số DN cho rằng, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 38/QĐ-TTg ngày 12/1/2021 phê duyệt Đề án Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hoá nhập khẩu, trong đó quy định rõ vai trò đầu mối của cơ quan Hải quan trong kiểm tra chất lượng, kiểm tra ATTP đối với hàng hóa nhập khẩu. Đề nghị Cục Hải quan TPHCM chia sẻ thông tin cập nhật liên quan tới đề án này.

Giải đáp vấn đề DN đặt ra, ông Nguyễn Hữu Nghiệp cho rằng, thời gian qua, Tổng cục Hải quan đã tích cực đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện Dự thảo Nghị định quy định kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm tra nhà nước về ATTP đối với hàng hóa nhập khẩu. Nghị định này quy định cơ quan kiểm tra được bộ quản lý ngành, lĩnh vực giao/chỉ định hoặc cơ quan Hải quan thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm theo phương thức kiểm tra chặt, kiểm tra thông thường, kiểm tra giảm; cơ quan Hải quan thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu theo phương thức kiểm tra chặt, kiểm tra thông thường, kiểm tra giảm… Dự thảo nghị định nhằm cải cách toàn diện các quy định về hoạt động kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu theo hướng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng quản lý rủi ro, đơn giản hóa quy trình, thủ tục kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu, giảm đầu mối tiếp xúc giữa DN với các cơ quan, tổ chức… Khi được ban hành sẽ góp phần tạo thuận lợi cho DN; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng; nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu.

Từ thực tế trên, các DN kiến nghị, cần cải cách thủ tục KTCN, nên đưa về một đầu mối quản lý, đồng thời Chính phủ sớm ban hành nghị định về quản lý KTCN…

Lê Thu

Tin liên quan

Hải quan khu vực IX phối hợp phá chuyên án hơn 15.000 viên ma túy

Hải quan khu vực IX phối hợp phá chuyên án hơn 15.000 viên ma túy

Lực lượng Cảnh sát biển, Hải quan, Công an và Bộ đội Biên phòng vừa phối hợp phá thành công chuyên án mang bí số M225, bắt giữ 2 đối tượng, thu giữ 15.127 viên ma túy tổng hợp.
Hải quan cửa khẩu Lao Bảo nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng xuất nhập khẩu

Hải quan cửa khẩu Lao Bảo nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng xuất nhập khẩu

Nhờ tạo thuận lợi, đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp của cán bộ, công chức Hải quan cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (Chi cục Hải quan khu vực IX) đã góp phần đưa lưu lượng hàng hoá xuất nhập khẩu tăng trưởng mạnh qua địa bàn.
Hải quan không để ảnh hưởng đến thủ tục khi có thay đổi địa bàn quản lý

Hải quan không để ảnh hưởng đến thủ tục khi có thay đổi địa bàn quản lý

Triển khai Quyết định mới về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan cho phù hợp với việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, Cục Hải quan chỉ đạo các Chi cục có thay đổi về địa bàn quản lý khẩn trương bàn giao, ổn định bộ máy đi vào hoạt động ngay, không để ảnh hưởng đến việc thực hiện thủ tục hải quan của người dân và doanh nghiệp.
Doanh nghiệp công nghệ cao hưởng lợi từ Luật Hải quan sửa đổi

Doanh nghiệp công nghệ cao hưởng lợi từ Luật Hải quan sửa đổi

Dự thảo Luật Hải quan sửa đổi, bổ sung dự kiến được Quốc hội thông qua vào ngày 17/6. Dự thảo Luật đã được thảo luận tại cuộc họp tổ và hội trường Quốc hội, đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội 2 lần cho ý kiến đồng thuận với những nội dung sửa đổi, bổ sung lần này theo hướng đơn giản hóa thu tục, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) của doanh nghiệp (DN).
Nhiều doanh nghiệp nợ thuế lớn “biến mất” khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh

Nhiều doanh nghiệp nợ thuế lớn “biến mất” khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh

Chi cục Hải quan Khu vực XIX (quản lý địa bàn 7 tỉnh, thành phố gồm: TP. Cần Thơ, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau) vừa công khai 15 doanh nghiệp thuộc địa bàn quản lý đang nợ thuế quá hạn cưỡng chế, trong đó phần lớn doanh nghiệp không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh.
Hiệu quả trong công tác thu từ hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Hiệu quả trong công tác thu từ hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Theo Chi cục Hải quan khu vực VI, từ đầu năm đến nay, số thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn tăng 47% so với cùng kỳ năm 2024. Đây được xem là kết quả tích cực mang lại từ việc triển khai linh hoạt nhiều giải pháp nhằm tạo thuận lợi, thu hút doanh nghiệp (DN) XNK hàng hóa qua các cửa khẩu trên địa bàn.
Hải quan Hòn Gai nâng cao quản lý hải quan đối với loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu

Hải quan Hòn Gai nâng cao quản lý hải quan đối với loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu

Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai (Chi cục hải quan khu vực VIII) tổ chức lớp tập huấn công tác Quản lý nhà nước về hải quan đối với loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu và doanh nghiệp chế xuất (GC-SXXK, DNCX) cho toàn thể công chức thuộc đơn vị.
Hải quan cảng Hòn La thu ngân sách đạt hơn 611 tỷ đồng

Hải quan cảng Hòn La thu ngân sách đạt hơn 611 tỷ đồng

Tính đến hết 12/6, Hải quan cửa khẩu cảng Hòn La (Chi cục Hải quan khu vực IX) hoàn thành hơn 611 tỷ đồng số thu ngân sách nhà nước, đạt 99% chỉ tiêu kế hoạch năm (620 tỷ đồng).
Dự thảo Luật Hải quan sửa đổi: Cải cách thủ tục hướng đến doanh nghiệp

Dự thảo Luật Hải quan sửa đổi: Cải cách thủ tục hướng đến doanh nghiệp

Dự thảo Luật Hải quan sửa đổi, bổ sung đã được thảo luận tại cuộc họp tổ và hội trường Quốc hội, đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội 2 lần cho ý kiến. Về cơ bản các ý kiến đều đánh giá cao những điểm mới về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu (XNK), đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết 57-NQ/TW.
Hải quan khu vực IV tổ chức Đại hội Đảng bộ lần thứ Nhất

Hải quan khu vực IV tổ chức Đại hội Đảng bộ lần thứ Nhất

Ngày 14/6, Đảng bộ Chi cục Hải quan khu vực IV tổ chức Đại hội lần thứ Nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
(INFOGRAPHICS): 2 sân bay Long Thành và Tân Sơn Nhất do Hải quan khu vực XV quản lý

(INFOGRAPHICS): 2 sân bay Long Thành và Tân Sơn Nhất do Hải quan khu vực XV quản lý

Trong số 20 Chi cục Hải quan khu vực, Chi cục Hải quan khu vực XV quản lý địa bàn các sân bay: Tân Sơn Nhất, Long Thành và Hải quan chuyển phát nhanh tại TP. Hồ Chí Minh.
Hải quan cửa khẩu Lào Cai thông quan gần 18.000 tấn vải thiều xuất khẩu

Hải quan cửa khẩu Lào Cai thông quan gần 18.000 tấn vải thiều xuất khẩu

Hải quan cửa khẩu Lào Cai (Chi cục Hải quan khu vực VII) bố trí đủ lực lượng, đảm bảo thông quan nhanh chóng đối với các lô hàng xuất nhập khẩu, nhất là mặt hàng vải thiều xuất khẩu.
Đội Kiểm soát hải quan Quảng Ninh phổ biến, giáo dục pháp luật đến cán bộ và nhân dân

Đội Kiểm soát hải quan Quảng Ninh phổ biến, giáo dục pháp luật đến cán bộ và nhân dân

Đội Kiểm soát Hải quan (Chi cục Hải quan khu vực VIII) đã phối hợp với Ủy ban nhân dân phường Hải Hòa, Đồn Biên phòng phường Hải Hòa và Hải quan cửa khẩu quốc tế Móng Cái tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân khu vực biên giới, biển đảo năm 2025 đến cán bộ và nhân dân trên địa bàn phường Hải Hòa, thành phố Móng Cái.
Cao Bằng: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 476,45 triệu USD

Cao Bằng: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 476,45 triệu USD

6 tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Cao Bằng ước đạt 476,45 triệu USD, bằng 52,9% kế hoạch, tăng 42,5% so với cùng kỳ năm 2024.
Thành lập Đảng bộ Chi cục Hải quan khu vực VIII trực thuộc Đảng bộ UBND tỉnh Quảng Ninh

Thành lập Đảng bộ Chi cục Hải quan khu vực VIII trực thuộc Đảng bộ UBND tỉnh Quảng Ninh

Sáng 13/6, Đảng bộ Chi cục Hải quan khu vực VIII tổ chức Hội nghị công bố các quyết định của Đảng ủy UBND tỉnh về thành lập Đảng bộ Chi cục Hải quan khu vực VIII và công tác cán bộ; công bố các quyết định của Đảng ủy Chi cục về thành lập các tổ chức đảng trực thuộc.
Hải quan Việt Nam đóng góp tích cực vào tiến trình hội nhập của Hải quan ASEAN

Hải quan Việt Nam đóng góp tích cực vào tiến trình hội nhập của Hải quan ASEAN

Đó là kết quả đánh giá được đưa ra tại Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN (DG) lần thứ 34 tại Brunei Darussalam từ ngày 3-5/6/2025.
Xem thêm
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc
cong-ty-co-phan-dau-tu-va-phat-trien-lifetech

Tin mới

Một Việt kiều vận chuyển hơn 4 kg ma túy lĩnh án tử hình

Một Việt kiều vận chuyển hơn 4 kg ma túy lĩnh án tử hình

Ngày 16/6, Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đã tuyên phạt Lê Trung Nghĩa (sinh năm 1983, quốc tịch Đức) mức án tử hình về tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy”.
Thương hiệu yến Việt ghi dấu trên đất Hàn

Thương hiệu yến Việt ghi dấu trên đất Hàn

Xuất khẩu sang Hàn Quốc, "The Hải Yến" không chỉ mở rộng thị trường mà còn khẳng định vị thế thương hiệu yến sào Việt Nam trên bản đồ quốc tế.
Doanh nghiệp công nghệ cao hưởng lợi từ Luật Hải quan sửa đổi

Doanh nghiệp công nghệ cao hưởng lợi từ Luật Hải quan sửa đổi

Dự thảo Luật Hải quan sửa đổi, bổ sung dự kiến được Quốc hội thông qua vào ngày 17/6.
HDBank thúc đẩy tài chính trọn đời bằng hệ sinh thái tài chính số toàn diện

HDBank thúc đẩy tài chính trọn đời bằng hệ sinh thái tài chính số toàn diện

HDBank mang đến “Ngày không tiền mặt 2025” góc nhìn sâu sắc về hành vi tài chính của người Việt, từ những chi tiêu thường nhật đến kế hoạch dài hạn, đồng hành theo mỗi giai đoạn cuộc sống mỗi người…
Quản lý dòng tiền hiệu quả khi thanh toán không dùng tiền mặt

Quản lý dòng tiền hiệu quả khi thanh toán không dùng tiền mặt

Lễ hội không tiền mặt 2025 có hàng chục gian hàng của các ngân hàng, tổ chức tài chính, trung gian thanh toán... sẵn sàng hỗ trợ để tiểu thương chuyển đổi số, thanh toán không tiền mặt, quản lý dòng tiền hiệu quả.
(INFOGRAPHICS): 2 sân bay Long Thành và Tân Sơn Nhất do Hải quan khu vực XV quản lý

(INFOGRAPHICS): 2 sân bay Long Thành và Tân Sơn Nhất do Hải quan khu vực XV quản lý

Chi cục Hải quan khu vực XV quản lý địa bàn các sân bay: Tân Sơn Nhất, Long Thành và Hải quan chuyển phát nhanh tại TP. Hồ Chí Minh.
(INFOGRAPHICS): Ứng dụng hóa đơn điện tử với nhiều tính năng hỗ trợ người nộp thuế

(INFOGRAPHICS): Ứng dụng hóa đơn điện tử với nhiều tính năng hỗ trợ người nộp thuế

Ngành Thuế đã xây dựng xong ứng dụng hóa đơn điện tử với nhiều tính năng hỗ trợ các hộ kinh doanh, lập, tra cứu hóa đơn.
(LONGFORM): Phân cấp, phân quyền để nâng cao hiệu quả quản lý thuế

(LONGFORM): Phân cấp, phân quyền để nâng cao hiệu quả quản lý thuế

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý dự thảo nghị định quy định về phân cấp, phân quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế, quản lý thuế.
(INFOGRAPHICS): 5 tiêu chí xác định người nộp thuế “rủi ro cao” trong đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử

(INFOGRAPHICS): 5 tiêu chí xác định người nộp thuế “rủi ro cao” trong đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử

Tại Thông tư 32/2025/TT-BTC hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế, Bộ Tài chính nêu rõ 5 tiêu chí xác định người nộp thuế rủi ro về thuế cao trong đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử
(INFOGRAPHICS): Từ 1/7/2025: Số định danh cá nhân sẽ thay thế mã số thuế cá nhân

(INFOGRAPHICS): Từ 1/7/2025: Số định danh cá nhân sẽ thay thế mã số thuế cá nhân

Từ ngày 1/7/2025, số định danh cá nhân (số Căn cước công dân) sẽ chính thức thay thế mã số thuế đối với hộ gia đình, hộ kinh doanh và cá nhân.
Phiên bản di động