Cần 30 năm mới đủ nhân lực cho thương mại điện tử?
Giải bài toán “khát” nguồn nhân lực bán dẫn, vi mạch Việt Nam - Nhật Bản cần nỗ lực bảo hộ và thực thi quyền đối với nhãn hiệu trên thương mại điện tử Thương mại điện tử dự báo vượt mốc 25 tỷ USD |
![]() |
Hiện nay, chỉ khoảng 30% nhân lực trong các doanh nghiệp cung cấp giải pháp TMĐT được đào tạo bài bản. Nguồn: Internet |
Nguồn nhân lực – nút thắt của thương mại điện tử Việt Nam
Theo Bộ Công Thương, năm 2024, quy mô thị trường TMĐT Việt Nam đã vượt mốc 25 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2023 và chiếm khoảng 9% tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng cả nước.
Việt Nam hiện đang giữ vị trí thứ 5 thế giới về tốc độ phát triển TMĐT, thuộc Top 10 toàn cầu. Tuy nhiên, đi cùng tốc độ phát triển "nóng", bài toán nhân lực cho thị trường này vẫn chưa có lời giải tương xứng.
Theo bà Lê Hoàng Oanh, Cục trưởng Cục TMĐT và Kinh tế số (Bộ Công Thương), nguồn nhân lực chất lượng cao luôn là vấn đề lớn đối với quá trình phát triển TMĐT tại Việt Nam.
Lĩnh vực TMĐT đòi hỏi kiến thức tổng hợp từ kinh tế, công nghệ thông tin, quản trị và cả ngoại ngữ. Việc đào tạo ngắn hạn chỉ giải quyết phần ngọn, trong khi các chương trình đào tạo chính quy vẫn còn hạn chế về số lượng lẫn chất lượng.
Khảo sát của Cục TMĐT và Kinh tế số cũng cho thấy, chỉ khoảng 30% nhân lực trong các doanh nghiệp cung cấp giải pháp TMĐT được đào tạo bài bản. 70% còn lại phải tự học hoặc chuyển ngành từ các lĩnh vực khác như marketing, công nghệ thông tin, kinh doanh...
Theo Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM), trong hơn 500 trường đại học, cao đẳng hiện nay chỉ có 36 trường đào tạo chuyên ngành TMĐT và hơn 50 trường giảng dạy học phần liên quan. Tỷ lệ này chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
“Việt Nam chỉ đào tạo được khoảng 10 nghìn - 15 nghìn sinh viên ngành TMĐT mỗi năm, trong khi chỉ riêng Shopee đã có hơn 600 nghìn gian hàng đang vận hành cần nhân sự. Nếu mỗi doanh nghiệp chỉ cần một người, thì phải mất... 30 năm mới có đủ nhân lực”, ông Đỗ Hữu Hưng, CEO Accesstrade Việt Nam so sánh.
Không chỉ các sàn TMĐT mà cả các doanh nghiệp truyền thống cũng đang chuyển dịch số và có nhu cầu lớn tuyển dụng nhân sự ngành này.
Xây dựng mạng lưới kết nối giữa trường học và doanh nghiệp
Đáp ứng yêu cầu của thị trường TMĐT và tăng chất lượng đào tạo nhân lực ngành TMĐT, VECOM cho rằng, thời gian tới, cần có sự phối hợp giữa nhà trường, doanh nghiệp và cơ quan quản lý; đẩy mạnh kết nối đào tạo với thực tiễn để sinh viên tiếp cận sớm với công nghệ, quy trình vận hành.
Việt Nam chỉ đào tạo được khoảng 10 nghìn - 15 nghìn sinh viên ngành TMĐT mỗi năm, trong khi chỉ riêng Shopee đã có hơn 600 nghìn gian hàng đang vận hành cần nhân sự. Nếu mỗi doanh nghiệp chỉ cần một người, thì phải mất... 30 năm mới có đủ nhân lực. |
![]() |
Đặc biệt, cần phát triển các học phần ứng dụng thực tế như xây dựng website TMĐT, vận hành chiến dịch quảng cáo, livestream bán hàng để sinh viên có kinh nghiệm sát với thực tế.
Trong giai đoạn 2022 - 2025, VECOM ưu tiên hỗ trợ các trường đại học, đặc biệt là các trường đào tạo ngành hoặc chuyên ngành TMĐT. Nối tiếp các hoạt động đã triển khai trong mảng đào tạo từ các năm trước, trong năm 2025, VECOM tiếp tục duy trì và triển khai tốt các chương trình thường niên, đồng thời mở rộng thêm các hoạt động mới nhằm đem đến hiệu quả thiết thực hơn trong việc thúc đẩy chất lượng nguồn nhân lực TMĐT.
Trước đó, VECOM cũng đã thành lập hai đơn vị trực thuộc hoạt động trong mảng đào tạo là Mạng lưới các cơ sở đào tạo TMĐT; Liên minh các câu lạc bộ sinh viên TMĐT và Kinh tế số.
Thông qua các hoạt động trên VECOM kỳ vọng sẽ tạo nên một đội ngũ nhân lực TMĐT bài bản, đủ khả năng tiếp thu, làm chủ, phát triển, chuyển giao các xu hướng và công nghệ mới tiên tiến trong lĩnh vực kinh doanh số; đưa TMĐT thực sự trở thành động lực then chốt, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế số đất nước.
Trong giai đoạn 2022-2025, Cục TMĐT và Kinh tế số đã cùng Amazon Global Selling triển khai Sáng kiến “TMĐT xuyên biên giới: Kỷ nguyên bứt phá” nhằm phát triển nhân lực và hỗ trợ doanh nghiệp địa phương. Nhiều chương trình đào tạo kết hợp thực hành đã được tổ chức tại các địa phương, phối hợp giữa Trung tâm phát triển TMĐT và Công nghệ số và các sàn như Amazon, Alibaba.
Khảo sát của VECOM tại 238 trường đại học cho thấy, đã có 47% trường triển khai học phần TMĐT, trong đó 40 trường đào tạo ngành học chính quy. Nhiều địa phương cũng ban hành kế hoạch phát triển TMĐT với mục tiêu nhân lực là trung tâm.
Bà Lê Hoàng Oanh cho biết, từ nay đến năm 2030, Bộ Công Thương sẽ triển khai kế hoạch nâng cao chất lượng đào tạo để giải quyết bài toán nhân lực ngành TMĐT.
Các hoạt động sẽ bao gồm sửa đổi chương trình đào tạo, cập nhật học liệu, hỗ trợ thực tập và tăng cường kiến tập cho sinh viên. Điều quan trọng là phải phát triển đội ngũ giảng viên, giáo trình cập nhật theo xu hướng mới, đồng thời xây dựng mạng lưới kết nối giữa trường học và doanh nghiệp.
Việc đầu tư vào nguồn nhân lực không chỉ giúp TMĐT phát triển bền vững, mà còn nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Tin liên quan

Hàng triệu tiểu thương cả nước chuyển đổi, bước vào thương mại điện tử
12:45 | 14/06/2025 Thương mại điện tử

Thương mại điện tử “gỡ khó” đầu ra, nâng giá trị cho nông sản Gia Lai
11:07 | 14/06/2025 Thương mại điện tử

Shopee bất ngờ áp phí hạ tầng 3.000 đồng mỗi đơn, cắt quyền trả hàng
09:41 | 14/06/2025 Thương mại điện tử

Mua trôi nổi hàng nghìn sản phẩm sữa, thực phẩm… để bán qua mạng
11:09 | 14/06/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Thu thuế kinh doanh thương mại điện tử tăng 55% so với cùng kỳ
16:33 | 13/06/2025 Tiêu dùng & Thương mại điện tử

Mở đường cho tiểu thương tiến sâu vào thương mại điện tử
09:42 | 12/06/2025 Thương mại điện tử

Từ 1/7/2025, được bù trừ thuế đối với giao dịch thương mại điện tử bị hủy, trả lại
21:13 | 11/06/2025 Thương mại điện tử

Khai phá thị trường toàn cầu nhờ B2B xuyên biên giới
14:37 | 11/06/2025 Thương mại điện tử

Đến năm 2030: 100% giao dịch thương mại điện tử có hóa đơn điện tử
09:52 | 11/06/2025 Thương mại điện tử

Gian lận thương mại điện tử có thể bị “tước quyền kinh doanh”
09:02 | 10/06/2025 Thương mại điện tử

Tiểu thương không đứng ngoài thương mại điện tử
17:24 | 09/06/2025 Thương mại điện tử

Khởi nghiệp “triệu views”, không hiểu luật, mất chỗ đứng trên sàn số
08:15 | 09/06/2025 Thương mại điện tử

Thanh Hóa tăng hạng trên bản đồ thương mại điện tử Việt Nam
08:10 | 09/06/2025 Thương mại điện tử

Bài 4: Chặn hàng giả trên sàn thương mại điện tử: Cần hành lang pháp lý đủ mạnh
08:00 | 09/06/2025 Thương mại điện tử

Kỹ năng pháp lý - khoảng trống trong đào tạo sinh viên thương mại điện tử
08:00 | 09/06/2025 Thương mại điện tử

Vingroup - Shopee bắt tay mở rộng hạ tầng logistics thương mại điện tử
09:20 | 07/06/2025 Thương mại điện tử
Tin mới

Triệt phá đường dây sản xuất mỹ phẩm giả bằng nguyên liệu trôi nổi

Dự thảo Luật Hải quan sửa đổi: Cải cách thủ tục hướng đến doanh nghiệp

Tạm giữ xe tải vận chuyển 6.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc

Lạng Sơn hội đàm với Quảng Tây (Trung Quốc) để thúc đẩy thông quan hàng hóa

Khởi tố 2 đối tượng sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm

(INFOGRAPHICS): 2 sân bay Long Thành và Tân Sơn Nhất do Hải quan khu vực XV quản lý
09:05 | 14/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Ứng dụng hóa đơn điện tử với nhiều tính năng hỗ trợ người nộp thuế
00:00 | 12/06/2025 Infographics

(LONGFORM): Phân cấp, phân quyền để nâng cao hiệu quả quản lý thuế
10:29 | 09/06/2025 Megastory/Longform

(INFOGRAPHICS): 5 tiêu chí xác định người nộp thuế “rủi ro cao” trong đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử
17:01 | 06/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Từ 1/7/2025: Số định danh cá nhân sẽ thay thế mã số thuế cá nhân
09:43 | 05/06/2025 Infographics