Facebook Twitter youtube Tiktok

Bưởi Việt Nam đủ điều kiện an toàn sinh học để xuất khẩu vào Australia

Sau quá trình đánh giá rủi ro kéo dài và nghiêm ngặt, Australia đã chính thức công nhận quả bưởi Việt Nam đủ điều kiện an toàn sinh học để nhập khẩu. Đây được xem là bước tiến quan trọng giúp nông sản Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào một trong những thị trường có tiêu chuẩn khắt khe nhất thế giới.
Bưởi là loại quả thứ 7 của Việt Nam được xuất khẩu sang Mỹ Doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý khi xuất khẩu bưởi và chanh sang New Zealand Bưởi của Việt Nam chính thức vào siêu thị Hàn Quốc Thu hồi 10 giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo

Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, Bộ Nông nghiệp, Thủy sản và Lâm nghiệp Australia (DAFF) vừa công bố “Báo cáo cuối cùng về yêu cầu an toàn sinh học đối với quả bưởi tươi nhập khẩu từ Việt Nam”.

Báo cáo này khép lại một chặng đường đàm phán kéo dài nhiều năm, đồng thời mở đường cho việc xuất khẩu chính ngạch bưởi sang Australia trong thời gian tới.

Bưởi Việt Nam đủ điều kiện an toàn sinh học để xuất khẩu vào Australia
Việc bưởi Việt Nam vượt qua được hàng rào kỹ thuật này mở ra cơ hội lớn cho ngành trái cây xuất khẩu

Để đảm bảo an toàn sinh học cho hệ sinh thái bản địa, Australia đưa ra loạt yêu cầu bắt buộc như: vùng trồng hoặc cơ sở sản xuất phải được công nhận không có dịch hại (PFA), bưởi phải được xử lý bằng chiếu xạ hoặc Methyl bromide và kiểm tra kỹ lưỡng trước khi xuất khẩu. Đặc biệt, bưởi nhập vào bang Tây Australia sẽ phải tuân thủ thêm các quy định riêng về kiểm dịch đối với nhện đỏ và rệp sáp – hai sinh vật kiểm dịch tại bang này.

Bên cạnh các yêu cầu kỹ thuật, DAFF cho biết báo cáo được hoàn thiện sau khi tham vấn ý kiến từ 7 tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước, nhằm đảm bảo tính minh bạch, khách quan và phản ánh đúng thực tế sản xuất tại Việt Nam.

Trước đó, tháng 5/2022, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã chính thức đề nghị Australia mở cửa thị trường cho quả bưởi xuất khẩu sang thị trường này.

Trong tháng 10, 11/2022, các cán bộ của phía Australia đã đến thăm các vùng sản xuất bưởi tại Việt Nam để quan sát quy trình sản xuất thương mại, quản lý sinh vật gây hại và các hoạt động xuất khẩu khác.

Tháng 7/2023, phía Australia đã thông báo tới các bên liên quan về quyết định tiến hành xem xét đề nghị mở cửa thị trường cho quả bưởi Việt Nam dưới hình thức rà soát các yêu cầu nhập khẩu về an toàn sinh học.

Ông Ngô Xuân Nam - Phó Giám đốc Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam - SPS Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) cho biết, Australia là một trong những thị trường khó tính với các tiêu chuẩn an toàn sinh học nghiêm ngặt. Việc bưởi Việt Nam vượt qua được hàng rào kỹ thuật này mở ra cơ hội lớn cho ngành trái cây xuất khẩu của nước nhà.

Hiện tại, bưởi Việt Nam đã có mặt tại 13 thị trường quốc tế, trong đó Trung Quốc chiếm hơn 50% kim ngạch xuất khẩu, tiếp theo là Mỹ, Hàn Quốc, Canada, New Zealand, Đức, Hà Lan, UAE, Hồng Kông (Trung Quốc) và Na Uy. Tuy nhiên, lượng xuất khẩu vẫn còn khiêm tốn – khoảng 5.000 tấn/năm – do gặp nhiều rào cản về kỹ thuật và công nghệ bảo quản sau thu hoạch.

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, quý I/2025, kim ngạch xuất khẩu bưởi đạt hơn 17,5 triệu USD – tăng 60,6% so với cùng kỳ năm ngoái, giúp mặt hàng này lọt vào top 10 loại quả và hạt có giá trị xuất khẩu cao nhất, chiếm 1,5% thị phần toàn ngành.

Theo kế hoạch, sau khi báo cáo được công bố, phía Australia sẽ tiến hành các bước xác minh cuối cùng để đảm bảo Việt Nam có thể triển khai hiệu quả các biện pháp kiểm dịch. Các điều kiện nhập khẩu chính thức sẽ được cập nhật trên hệ thống BICON – cổng thông tin nhập khẩu thực vật của Australia.

Việt Nam hiện có khoảng 100.000 ha bưởi với sản lượng gần 1 triệu tấn/năm, tập trung tại Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc. Các giống bưởi như Năm Roi, Da Xanh, Diễn, Tân Lạc... đã xuất hiện ở nhiều thị trường khó tính như EU, Mỹ, Canada và Nhật Bản.

Các chuyên gia khuyến nghị, để tận dụng cơ hội từ thị trường Australia, ngành nông nghiệp Việt Nam cần tiếp tục nâng cao chất lượng, hoàn thiện quy trình sản xuất, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật. Đồng thời, doanh nghiệp xuất khẩu cần chủ động xây dựng chuỗi liên kết khép kín, đẩy mạnh quảng bá thương hiệu và xúc tiến thương mại nhằm gia tăng kim ngạch và cải thiện thu nhập cho nông dân.

Anh Quyền

Tin liên quan

Hải quan cửa khẩu Lào Cai thông quan gần 18.000 tấn vải thiều xuất khẩu

Hải quan cửa khẩu Lào Cai thông quan gần 18.000 tấn vải thiều xuất khẩu

Hải quan cửa khẩu Lào Cai (Chi cục Hải quan khu vực VII) bố trí đủ lực lượng, đảm bảo thông quan nhanh chóng đối với các lô hàng xuất nhập khẩu, nhất là mặt hàng vải thiều xuất khẩu.
Lạng Sơn: Tạo thuận lợi tối đa cho vải, nhãn tươi xuất khẩu

Lạng Sơn: Tạo thuận lợi tối đa cho vải, nhãn tươi xuất khẩu

Hiện tại, các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên, Sơn La... đang bước vào mùa thu hoạch vải, nhãn tươi. Nhằm hỗ trợ các địa phương tiêu thụ sản phẩm, UBND tỉnh Lạng Sơn yêu cầu các lực lượng chức năng tại cửa khẩu tạo điều kiện thuận lợi nhất để thông quan nhanh chóng các lô hàng vải, nhãn quả tươi.
Xuất khẩu thủy sản hướng đến mục tiêu 16 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản hướng đến mục tiêu 16 tỷ USD

Mục tiêu đến năm 2030, thủy sản Việt Nam phát triển theo hướng hiện đại, bền vững, có năng lực cạnh tranh toàn cầu, với kim ngạch xuất khẩu đạt từ 14–16 tỷ USD.
Cà phê Việt giữ lợi thế giữa xoáy chuyển toàn cầu

Cà phê Việt giữ lợi thế giữa xoáy chuyển toàn cầu

Việt Nam đang chứng kiến một giai đoạn đầy ấn tượng của ngành cà phê khi giá trị xuất khẩu vọt lên mức kỷ lục, khẳng định vị thế trên bản đồ nông sản thế giới. Tuy nhiên, song hành cùng những thành tựu đó là không ít thách thức từ biến động thị trường toàn cầu, đặc biệt là rủi ro về thuế quan và xu hướng giảm giá.
Thương nhân Trung Quốc tăng tốc thu mua vải thiều Việt

Thương nhân Trung Quốc tăng tốc thu mua vải thiều Việt

Thị trường vải thiều sôi động khi thương nhân Trung Quốc đẩy mạnh thu mua, với khoảng 4.000 tấn vải chín sớm từ Bắc Giang xuất khẩu chỉ trong 10 ngày gần đây.
EU siết quy định bền vững: Cảnh báo khẩn với hàng Việt từ Bắc Âu

EU siết quy định bền vững: Cảnh báo khẩn với hàng Việt từ Bắc Âu

Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển vừa phát đi cảnh báo khẩn về các quy định mới của Liên minh châu Âu (EU), đặc biệt là tại các nước Bắc Âu – nơi nổi tiếng với sự kiểm soát nghiêm ngặt. Không chỉ ngành ca cao, các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam như cà phê, hồ tiêu, điều, trái cây, thủy sản và cả hàng chế biến có thành phần nông sản đều đang đứng trước nguy cơ bị ảnh hưởng, nếu không đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về tính bền vững và truy xuất nguồn gốc.
Xuất khẩu phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam đạt 6,7 tỷ USD

Xuất khẩu phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam đạt 6,7 tỷ USD

Theo số liệu sơ bộ từ Cục Hải quan, trong tháng 5 vừa qua, xuất khẩu phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam đã mang về hơn 1,4 tỷ USD, tăng 5% so với tháng trước.
Thị trường Bắc Trung Bộ đón dòng giao thương quốc tế

Thị trường Bắc Trung Bộ đón dòng giao thương quốc tế

Thông tin từ UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, địa phương đang phối hợp cùng Bộ Công thương tổ chức một sự kiện giao thương quốc tế lớn vào giữa tháng 7/2025, nhằm mục tiêu kết nối trực tiếp các doanh nghiệp nước ngoài với địa phương khu vực Bắc Trung Bộ. Sự kiện dự kiến diễn ra tại TP. Đông Hà, với mong muốn mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng tầm sản phẩm vùng và tạo động lực phát triển cho toàn khu vực.
Ngành tôm Việt Nam tìm giải pháp ứng phó trước sức ép tăng thuế từ Mỹ

Ngành tôm Việt Nam tìm giải pháp ứng phó trước sức ép tăng thuế từ Mỹ

Ngành tôm Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ bị áp thuế chống bán phá giá cao chưa từng có tại thị trường Mỹ. Mức thuế sơ bộ hiện tại là 10%, nhưng nếu quá trình điều tra và đàm phán không đạt kết quả tích cực, thuế suất có thể bị đẩy lên tới 35–46%. Trước diễn biến này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với TS Lê Quang Minh (Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Trường Đại học Kinh tế – ĐHQG Hà Nội) nhằm làm rõ tác động và đề xuất hướng ứng phó hiệu quả cho ngành tôm Việt Nam.
Sớm khắc phục những điểm yếu nội tại để xuất khẩu sầu riêng bứt phá

Sớm khắc phục những điểm yếu nội tại để xuất khẩu sầu riêng bứt phá

Ngành sầu riêng đang tăng trưởng xuất khẩu nhanh, đạt trên 3,2 tỷ USD trong năm 2024, nhưng cũng bộc lộ nhiều điểm yếu về chất lượng, chuỗi cung ứng và kiểm soát đầu vào. Tại Hội thảo do Báo Tiền Phong tổ chức, các chuyên gia cảnh báo nếu không kịp thời điều chỉnh, ngành hàng này có thể đối mặt với rủi ro mất thị trường.
Thép cốt bê tông Việt Nam dính án điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp tại Mỹ

Thép cốt bê tông Việt Nam dính án điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp tại Mỹ

Ngày 4/6/2025, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) chính thức tiếp nhận hồ sơ đề nghị tiến hành điều tra về chống bán phá giá (CBPG) và chống trợ cấp (CTC) đối với sản phẩm thép cốt bê tông nhập khẩu từ Việt Nam. Đề nghị này không chỉ nhắm vào Việt Nam mà còn bao gồm cả Algeria, Bulgaria và Ai Cập. Hồ sơ này do Hiệp hội Thép cốt bê tông Hoa Kỳ đưa ra.
TP.Hồ Chí Minh: Hàng hóa xuất khẩu tăng trưởng ấn tượng

TP.Hồ Chí Minh: Hàng hóa xuất khẩu tăng trưởng ấn tượng

Chỉ tính riêng tháng 5/2025, hàng hóa xuất khẩu qua các cảng TP. Hồ Chí Minh tăng gần 33% so với cùng kỳ năm 2024. Đây là kết quả ấn tượng trong nhiều năm qua.
Ngành gỗ Việt Nam: tìm  hướng đi mới để tồn tại

Ngành gỗ Việt Nam: tìm hướng đi mới để tồn tại

Thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đang trải qua những biến động chưa từng có. Trước bối cảnh đó, các doanh nghiệp ngành gỗ Việt Nam đang nỗ lực tìm kiếm những hướng đi mới, không chỉ để tồn tại mà còn định vị lại vị thế trên bản đồ thương mại toàn cầu. Sự thay đổi chiến lược, tập trung vào phát triển bền vững và đa dạng hóa thị trường đang trở thành kim chỉ nam cho hành động.
Nhà đầu tư Hàn Quốc đề xuất dự án nuôi tôm hùm lớn tại Phú Yên

Nhà đầu tư Hàn Quốc đề xuất dự án nuôi tôm hùm lớn tại Phú Yên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Hồ Thị Nguyên Thảo vừa có buổi làm việc với Tập đoàn Sapien Việt Nam và đối tác chiến lược từ Hàn Quốc – Liên đoàn Hợp tác xã thủy sản Suhyup Mokpo – nhằm trao đổi về đề xuất đầu tư một vùng nuôi tôm hùm xuất khẩu quy mô lớn tại địa phương.
Gạo Việt trước cơ hội dài hơi tại thị trường Singapore

Gạo Việt trước cơ hội dài hơi tại thị trường Singapore

Ngày 9/6, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Singapore tại Singapore Trần Phước Anh cùng Thương vụ đã làm việc với lãnh đạo Cơ quan thực phẩm Singapore (SFA), do ông Damian Chan, giám đốc điều hành dẫn đầu. Theo đó, hai bên trao đổi về tăng cường hợp tác lương thực, thực phẩm, đặc biệt là thúc đẩy xuất khẩu gạo Việt Nam vào thị trường Singapore.
Xuất khẩu tăng, nhưng dệt may vẫn đứng trước bài toán đổi hướng

Xuất khẩu tăng, nhưng dệt may vẫn đứng trước bài toán đổi hướng

Bức tranh kinh tế Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2025 ghi nhận nhiều gam màu sáng, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của ngành dệt may. Theo số liệu chính thức từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đã cán mốc ấn tượng trên 17,58 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2024.
Xem thêm
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc
cong-ty-co-phan-dau-tu-va-phat-trien-lifetech

Tin mới

Hải quan cảng Hòn La thu ngân sách đạt hơn 611 tỷ đồng

Hải quan cảng Hòn La thu ngân sách đạt hơn 611 tỷ đồng

Hải quan cửa khẩu cảng Hòn La chủ động theo dõi, quản lý nguồn thu và nắm bắt tình hình xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn.
Triệt phá đường dây sản xuất mỹ phẩm giả bằng nguyên liệu trôi nổi

Triệt phá đường dây sản xuất mỹ phẩm giả bằng nguyên liệu trôi nổi

Công an tỉnh Tây Ninh phát hiện đường dây sản xuất, tiêu thụ mỹ phẩm giả quy mô lớn.
Dự thảo Luật Hải quan sửa đổi: Cải cách thủ tục hướng đến doanh nghiệp

Dự thảo Luật Hải quan sửa đổi: Cải cách thủ tục hướng đến doanh nghiệp

Dự thảo Luật Hải quan sửa đổi, bổ sung đã được thảo luận tại cuộc họp tổ và hội trường Quốc hội, đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội 2 lần cho ý kiến.
Tạm giữ xe tải vận chuyển 6.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc

Tạm giữ xe tải vận chuyển 6.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc

Công an tỉnh Lạng Sơn vừa kiểm tra, phát hiện một xe ô tô vận chuyển 6.000 con vịt giống không có hóa đơn, chứng từ, giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định.
Lạng Sơn hội đàm với Quảng Tây (Trung Quốc) để thúc đẩy thông quan hàng hóa

Lạng Sơn hội đàm với Quảng Tây (Trung Quốc) để thúc đẩy thông quan hàng hóa

UBND tỉnh Lạng Sơn hội đàm trực tuyến với Chính quyền nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) thúc đẩy thông quan mặt hàng hoa quả tươi trong thời kỳ cao điểm.
(INFOGRAPHICS): 2 sân bay Long Thành và Tân Sơn Nhất do Hải quan khu vực XV quản lý

(INFOGRAPHICS): 2 sân bay Long Thành và Tân Sơn Nhất do Hải quan khu vực XV quản lý

Chi cục Hải quan khu vực XV quản lý địa bàn các sân bay: Tân Sơn Nhất, Long Thành và Hải quan chuyển phát nhanh tại TP. Hồ Chí Minh.
(INFOGRAPHICS): Ứng dụng hóa đơn điện tử với nhiều tính năng hỗ trợ người nộp thuế

(INFOGRAPHICS): Ứng dụng hóa đơn điện tử với nhiều tính năng hỗ trợ người nộp thuế

Ngành Thuế đã xây dựng xong ứng dụng hóa đơn điện tử với nhiều tính năng hỗ trợ các hộ kinh doanh, lập, tra cứu hóa đơn.
(LONGFORM): Phân cấp, phân quyền để nâng cao hiệu quả quản lý thuế

(LONGFORM): Phân cấp, phân quyền để nâng cao hiệu quả quản lý thuế

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý dự thảo nghị định quy định về phân cấp, phân quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế, quản lý thuế.
(INFOGRAPHICS): 5 tiêu chí xác định người nộp thuế “rủi ro cao” trong đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử

(INFOGRAPHICS): 5 tiêu chí xác định người nộp thuế “rủi ro cao” trong đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử

Tại Thông tư 32/2025/TT-BTC hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế, Bộ Tài chính nêu rõ 5 tiêu chí xác định người nộp thuế rủi ro về thuế cao trong đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử
(INFOGRAPHICS): Từ 1/7/2025: Số định danh cá nhân sẽ thay thế mã số thuế cá nhân

(INFOGRAPHICS): Từ 1/7/2025: Số định danh cá nhân sẽ thay thế mã số thuế cá nhân

Từ ngày 1/7/2025, số định danh cá nhân (số Căn cước công dân) sẽ chính thức thay thế mã số thuế đối với hộ gia đình, hộ kinh doanh và cá nhân.
Phiên bản di động